Diễn đàn quản trị
Đòi hỏi của thế hệ người lao động mới
Không chỉ nhắm đến mức lương cao và cơ hội phát triển kỹ năng, các thế hệ người lao động mới còn đòi hỏi ở nơi làm việc một môi trường thuận lợi để có thể phát triển cả về cảm xúc, cơ thể và tinh thần.
Nhiều năm nghiên cứu về chân dung một người lao động hiệu quả cũng là khoảng thời gian chuyên gia L&D Phan Hồng Dung có được những sự thay đổi để có được một cuộc sống cân bằng hơn.
“Ngày xưa tôi như con thiêu thân trong công việc, nghĩ rằng cuộc đời được cái này thì mất cái kia. Nhưng không phải, mỗi ngày 24 giờ tôi đều trải qua các vai, từ nhân viên công ty, người mẹ, người vợ trong gia đình, người bạn trong xã hội…”, bà Dung chia sẻ trong sự kiện “Đào tạo và phát triển Doanh nghiệp Việt Nam 2022 – 2025” do Học viện HRD tổ chức.

Bà cho biết đã cân bằng tất cả các vai này để sống cuộc sống vui vẻ và toàn diện và hạnh phúc hơn nhờ đảm bảo 4 chữ T: thể chất, trí tuệ, tình cảm và tinh thần.
Thứ nhất, người lao động phải có một cơ thể khỏe mạnh. Các công ty đầu tư nguồn lực để nâng cao sức khỏe cho cán bộ nhân viên thực sự là những công ty nhân văn và đáng trân trọng
Đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau trong các tổ chức, có thời điểm bà Dung phải “quay cuồng” với cùng lúc 3 dự án “khủng” và “nóng” nhất của ba đơn vị, bà vẫn luôn giữ được năng lượng và sự tỉnh táo để hoàn thành xuất sắc các dự án được giao nhờ đảm bảo một sức khoẻ toàn diện.
“Không có buổi sáng nào tôi không chạy thể dục. Thời điểm mùa đông Hà Nội dưới 10 độ, bước ra ngoài chạy, thêm cả mưa phùn, đôi khi tôi nghĩ mình có khùng hay không nhưng thực sự chính lúc đó tôi lại có cực nhiều tinh thần và ý tưởng”, bà Dung chia sẻ.
Chữ T thứ hai là tình cảm, sự gắn kết trong môi trường làm việc giúp người lao động cảm giác được yêu thương, có một cộng đồng được thuộc về, được học tập để trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình thông qua sự giúp đỡ của cấp trên và đồng nghiệp,....
Thứ ba là trí tuệ, nâng cấp kiến thức thông qua cá nhân tự học và chia sẻ, các chương trình đọc sách, các chương trình đào tạo theo ưu tiên vị trí chức danh và tăng dần theo lộ trình thăng tiến là những gợi ý có thể làm ngay trong các tổ chức.
Chữ T cuối cùng là tinh thần, niềm tin với tổ chức, sự cống hiến và lý tưởng tổ chức theo đuổi là yếu tố cực kỳ mạnh mẽ, như một ngọn cờ trong tim, nằm ở tầm nhìn, sứ mệnh, văn hóa doanh nghiệp, đóng góp của công ty vào sự phát triển bền vững của xã hội. Những lãnh đạo của doanh nghiệp dẫn đầu luôn làm việc và truyền cảm hứng tinh thần: làm việc không chỉ là kiếm tiền mà là muốn cống hiến cho một Việt Nam hùng mạnh, giàu đẹp và văn minh hơn.
Do đó, bà Dung cho rằng, những người làm nhân sự cũng như đào tạo và phát triển (L&D) cần thiết kế các chương trình hoạt động phát triển con người toàn diện. Tuy nhiên, bà cũng lưu ý, doanh nghiệp có thể tạo cho nhân viên môi trường phát triển toàn diện nhưng cốt lõi phải là người lao động ý thức về việc đó, xuất phát mong muốn thực sự từ bên trong người lao động.
Từ góc nhìn tương tự, bà Lâm Phương Nga, Giám đốc Nhân sự BIDV Metlife nhấn mạn 5 trục để hoàn thiện một con người phát triển toàn diện: IQ (chỉ số thông minh), PhQ (chỉ số thể chất), EQ (trí tuệ cảm xúc), SQ (chỉ số tinh thần), AQ (khả năng đối phó với nghịch cảnh).
Trong đó, IQ-PhQ- EQ là 3 trục chính, như một chiếc kiềng 3 chân, một người phát triển toàn diện là ba trục này phải vững vàng, nếu thiếu một trong ba yếu tố này, con người sẽ không thể phát triển toàn diện.

Trong những năm vừa qua, nhiều đơn vị lớn tại thị trường Việt Nam đã và đang quan tâm đầu tư nhiều nguồn lực để phát triển nhân viên một cách toàn diện, không chỉ về năng lực làm việc mà còn cả thể chất và đặc biệt là tinh thần.
Bà Nguyễn Thị Hà Hoài Duyên, Quản lý Nhân sự và đào tạo Biti's chia sẻ: “Ở Biti's hàng tuần sẽ có chương trình MM- Mindfulness Moment như là một ví dụ điển hình cho việc chăm sóc tinh thần nhân viên."
Chương trình được bắt đầu bằng các hoạt động đào tạo về sự tỉnh thức dành cho những nhân sự chủ chốt cấp quản lý, sau đó sẽ hướng dẫn cho toàn bộ cán bộ nhân viên cấp dưới. Mỗi tuần, từng cá nhân sẽ dành 30 phút để tập trung quan sát suy nghĩ và hành động của bản thân. Các phòng ban/cửa hàng sẽ có “Sharing Cycle” (vòng tròn chia sẻ) nội bộ vào thứ Sáu hàng tuần với các hoạt động như: tập thể dục, thiền, check in kiểm tra năng lượng, nhìn lại những điều đã học được trong tuần và xác định khó khăn trong công việc.
Bên cạnh đó là hoạt động truyền thông thông qua hệ thống cộng đồng nhân viên Bitis, chia sẻ lên bảng tin nội bộ, đặc biệt khối nhà máy sẽ truyền thông thông qua radio, thu âm thanh,... Biti's cũng có chỉ số Thước đo quản lý hạnh phúc của nhân viên.
Doanh nghiệp này chia ra 5 nhu cầu để phát triển toàn diện của người đi làm: nhu cầu an toàn về vật chất, nhu cầu an toàn về cảm xúc, nhu cầu về cảm thấy sự thuộc về, nhu cầu được tôn trọng, nhu cầu hiểu ý nghĩa- giá trị của tổ chức.
Việc giúp cho nhân viên tài chính bình vững như thế nào, nhân viên đánh giá điểm đó ra làm sao. Nhân viên có được thể hiện tiếng nói của bản thân hay không, họ có được hạnh phúc với mỗi công việc hàng ngày,...đều là những nền tảng để xây dựng một tổ chức hạnh phúc.
Đất Xanh Group cũng là tổ chức rất chú trọng đến sức khỏe và tinh thần của nhân viên khi trong vài năm vừa qua, công ty đưa ra những khóa đào tạo về sức khỏe, tinh thần và tâm lý.
Ông Nguyễn Trọng Quốc, nguyên Trưởng Ban đào tạo Đất Xanh Group chia sẻ, trong bối cảnh thị trường kinh doanh có nhiều khó khăn, để giữ động lực & nâng cao sự gắn kết cho đội ngũ, Đất Xanh Group đầu tư các chương trình gần gũi, cụ thể & hướng về sự phát triển của mỗi cá nhân như: học làm thế nào để sống khỏe cụ thể như giờ đi ngủ phù hợp với từng lứa tuổi, đồng hồ sinh học, chế độ ăn uống, cách tập thể dục với người bận rộn, làm sao để kiểm soát cảm xúc trong công việc và cuộc sống hàng ngày.
Có thể thấy được rằng, phát triển con người toàn diện trên mọi mặt đã - đang và sẽ trở thành chủ đề, xu hướng được quan tâm trong chiến lược đào tạo con người tại các tổ chức. Nhiều chiến lược đã được đưa ra, nhiều tiêu chí để đánh giá, nhiều khóa học đào tạo được tổ chức trên nhiều doanh nghiệp.
Ngoài ra, các chuyên gia L&D cũng gợi ý công thức SME để nâng cao sức khỏe tinh thần với ba yếu tố.
Một là Sharing - chia sẻ: Thành thực nhận biết các cảm xúc của bản thân. Dành thời gian chia sẻ với những người đáng tin cậy. Thoải mái trong việc tìm đến người thân cận khi cần sự giúp đỡ
Hai là Mind - tâm trí: Tập thể thao thường xuyên và giữ tâm trí cởi mở, tích cực. Dành thời gian nghỉ ngơi, ưu tiên thời gian thư giãn. Đón nhận mọi thứ xảy đến với góc nhìn lạc quan. Thẳng thắn nói "không" với những điều ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc bản thân.
Ba là Enjoyment - tận hưởng: Tham gia vào các hoạt động thú vị, nhiều năng lượng và tích cực để duy trì môi trường sống lành mạnh. Sắp xếp thời gian cho những chuyến du lịch, làm mới bản thân. Tận hưởng những khoảnh khắc hạnh phúc nhỏ bé thường nhật.
Người làm L&D cần tư duy nhạy bén với kinh doanh
Thủ tướng: 'Chuyển đổi số hiệu quả then chốt là đào tạo nguồn nhân lực'
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội và các bộ ban ngành liên quan cùng nghiên cứu, đưa ra phương án để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường và hạnh phúc.
Nhiều doanh nghiệp bất động sản "coi nhẹ" việc đầu tư đào tạo nhân viên
Mỗi doanh nghiệp bất động sản dành trung bình 22,2 giờ để đào tạo một nhân sự trong năm ngoái, với tổng đầu tư cho hoạt động đào tạo chiếm khoảng 0,1% doanh thu trong khi tỷ lệ này ở doanh nghiệp công nghệ thông tin cao gấp năm lần, theo khảo sát của Học viện Quản trị HRD.
‘Việt Nam cần đào tạo 150 nghìn nhân lực số mỗi năm’
Để đáp ứng các mục tiêu chuyển đổi số, từ nay đến năm 2030, mỗi năm Việt Nam phải đào tạo được khoảng 150 nghìn nhân lực số từ cao đẳng trở lên, theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng.
Đào tạo dịch vụ khách hàng ở Aeon Mall
Qua các sự kiện như cuộc thi như "Nhập vai", nhân viên và đối tác của Aeon Mall hiểu rõ triết lý chăm sóc khách hàng tận tâm ở Aeon Mall.
Bão chi phí cuốn phăng lợi nhuận ngành F&B
Trước áp lực chi phí gia tăng, doanh nghiệp F&B đối mặt bài toán sống còn: tăng giá để bảo toàn lợi nhuận hay tối ưu vận hành để giữ chân khách hàng?
Filum AI chốt deal triệu đô giữa mùa đông gọi vốn
Filum AI vừa gọi vốn thành công 1 triệu USD khi thị trường đầu tư mạo hiểm đang có nhiều thách thức, khẳng định tiềm năng của AI trong lĩnh vực quản trị trải nghiệm khách hàng.
Sức mạnh quản trị ở Vinare: Khi nữ giới đánh bật 'hòn đá tảng'
Tại Vinare, đa dạng không chỉ là con số mà còn là một chiến lược giúp nâng cao hiệu quả quản trị và tạo ra giá trị bền vững.
Sát cánh cùng người khổng lồ trong cuộc đua AI
Các doanh nghiệp có thể gia tăng sức mạnh trong cuộc đua AI bằng cách hợp tác với những 'người khổng lồ' trên toàn cầu.
Từ ngân hàng số đến siêu máy tính: Cách AI cách mạng hoá hiệu suất kinh doanh
Các sáng kiến mới trong trí tuệ nhân tạo và bán dẫn đang thúc đẩy những đột phá quan trọng, mở ra cơ hội phát triển mạnh mẽ cho nhiều lĩnh vực.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.