Doanh nghiệp
Dự án giấy An Hòa của Geleximco chưa thoát lỗ lũy kế
Một phần nguồn vốn của dự án giấy An Hòa để đầu tư dây chuyền sản xuất giấy tráng phấn cao cấp được Chính phủ bảo lãnh theo các hợp đồng tín dụng ký với các ngân hàng Pháp từ năm 2009.
Năm ngoái Công ty Cổ phần Giấy An Hòa đã tăng vốn điều lệ lên 4.500 tỷ đồng từ mức 3.695 tỷ đồng. Cơ cấu cổ đông mới của công ty không được công bố, nhưng trước đó Tập đoàn Geleximco của doanh nhân Vũ Văn Tiền nắm giữ gần 70% cổ phần của công ty này.
Sau khi tăng vốn, các khoản đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh của Giấy An Hòa tăng thêm 462 tỷ đồng. Đồng thời các khoản vay ngắn và dài hạn cũng giảm khoảng 700 tỷ đồng so với cuối năm 2018.
Đến cuối năm ngoái, tổng vay nợ của Giấy An Hòa theo báo cáo công ty mẹ còn khoảng 3.350 tỷ đồng so với mức hơn 4.100 tỷ đồng năm 2018 và gần 5.000 tỷ đồng năm 2017. Việc duy trì quy mô nợ vay lớn khiến công ty phải trả lãi hơn 1.000 tỷ đồng trong 3 năm qua.
Chi phí lãi vay lớn khiến Công ty Giấy An Hòa chỉ đạt lợi nhuận khiêm tốn 98 tỷ đồng năm ngoái, các năm trước đó đạt 282 tỷ đồng (2018) và 158 tỷ đồng (2017). Lợi nhuận tích lũy trong các năm gần đây vẫn chưa đủ bù lỗ lũy kế của công ty trong các năm đầu đi vào hoạt động phải ghi nhận chi phí khấu hao lớn. Cụ thể, đến cuối năm ngoái, công ty vẫn còn lỗ lũy kế 1.688 tỷ đồng.

Công ty Cổ phần Giấy An Hòa, thành viên của Tập đoàn Geleximco, được thành lập năm 2002, là chủ đầu tư của nhà máy Bột giấy và Giấy An Hòa, được xây dựng trên quy mô 223ha tại tỉnh Quyên Quang.
Dự án bao gồm 2 dây chuyền sản xuất bột giấy có công suất 130.000 tấn/năm đi vào hoạt động thương mại từ năm 2012 và giấy cao cấp có công suất 140.000 tấn/năm đi vào hoạt động thương mại từ năm 2014.
Tổng đầu tư của nhà máy được ghi nhận hơn 9.000 tỷ đồng và đã được khấu hao hơn 3.260 tỷ đồng tính đến cuối năm ngoái. Đáng chú ý, một phần nguồn vốn vay của dự án để đầu tư dây chuyên giấy tráng phấn cao cấp được Chính phủ bảo lãnh theo các hợp đồng tín dụng được ký vào cuối năm 2009.
Các ngân hàng cung cấp vốn vay cho dự án gồm Ngân hàng Calyon, Ngân hàng BNP Paribas và Ngân hàng Natixis. Để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán, Công ty Giấy An Hòa phải thế chấp các máy móc thiết bị và quyền liên quan tại Bộ Tài Chính. Đến cuối năm 2017, giá trị tài sản thế chấp còn khoảng 2.759 tỷ đồng.
Trước đó, năm 2015, Giấy An Hòa cũng đã phát hành cổ phiếu ưu đã hoàn lại để tăng vốn thêm 695 tỷ đồng cho các cổ đông hiện hữu để tăng vốn từ 3.000 tỷ đồng lên 3.695 tỷ đồng.
Các cổ đông góp vốn đợt này có quyền yêu cầu công ty mua lại một phần hoặc toàn bộ cổ phần với giá không thấp hơn giá mua ban đầu sau 1 năm kể từ này góp vốn.
Thông báo phát hành khi đó của công ty cho biết, mục đích của đợt tăng vốn nhằm cơ cấu lại nguồn vốn, giảm tỷ lệ vay ngân hàng và phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Hé lộ bức tranh tài chính của tập đoàn Geleximco
Hành trình từ 'vực nợ' đến tham vọng lãi nghìn tỷ của HAGL
HAGL đang đi những bước vững chắc trên hành trình phục hồi và chuyển mình từ vùng tối của khủng hoảng nợ đến kỳ vọng lợi nhuận 5.000 tỷ đồng vào năm 2028.
Sonadezi xoay trục chiến lược trước áp lực mới lên khu công nghiệp
Sonadezi đã thông qua nghị quyết góp vốn làm khu công nghiệp 288ha tại Khánh Hòa, quyết định này nằm trong chiến lược ‘xoay trục’ để thích ứng với bối cảnh mới.
Nhiều tân binh muốn chia lại thị trường gọi xe 4 tỷ USD
Thị trường gọi xe sau nhiều năm ổn định thị phần, giờ đây đón nhiều tân binh mới với "sức nóng" tăng dần, cùng quy mô có thể lên tới 9 tỷ USD.
Petrovietnam tăng tốc triển khai chuỗi dự án Lô B – Ô Môn
Petrovietnam vừa ký hợp đồng EPC dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn IV, tăng tốc hiện thực hóa chuỗi dự án khí – điện Lô B – Ô Môn.
'Lá bài tẩy' giúp Chủ tịch DIC hoàn thành lời hứa với cổ đông
Kế hoạch kinh doanh của Tập đoàn DIC năm 2025 thể hiện tham vọng vượt bậc, tuy nhiên cũng khiến các cổ đông không khỏi hoài nghi về khả năng hoàn thành kế hoạch.
Sau sáp nhập, bất động sản cao cấp Hải Phòng bước vào 'kỷ nguyên vàng' với tầng lớp thịnh vượng mới
Thị trường bất động sản cao cấp đang ghi nhận sự trỗi dậy mạnh mẽ ở nhiều đô thị trung tâm, trong đó nổi bật là Hải Phòng. Thành phố cảng - vốn là đầu tàu phát triển của khu vực Bắc Bộ, sau cột mốc sáp nhập Hải Dương (15/8), sẽ trở thành một siêu đô thị với tầng lớp cư dân thượng lưu mới mang khát khao sở hữu không gian sống xứng tầm.
Hành trình từ 'vực nợ' đến tham vọng lãi nghìn tỷ của HAGL
HAGL đang đi những bước vững chắc trên hành trình phục hồi và chuyển mình từ vùng tối của khủng hoảng nợ đến kỳ vọng lợi nhuận 5.000 tỷ đồng vào năm 2028.
Kiến trúc đậm chất bản địa tại căn hộ Sun Group Cát Bà
Nằm tại vị trí trung tâm đảo ngọc Cát Bà, tòa căn hộ The Xanh 2 không chỉ là chốn nghỉ dưỡng xanh mát, hòa cùng nhịp sống sôi động, mà còn tôn vinh giá trị văn hoá bản địa lâu đời của vùng vịnh di sản.
Giá vàng hôm nay 9/6: SJC tăng 300 nghìn đồng, chênh lệch với quốc tế lại giãn rộng
Giá vàng hôm nay 9/6 tăng thêm 300 nghìn đồng/lượng đối với vàng miếng SJC, trong khi thị trường quốc tế giảm giá, làm chênh lệch giá trong nước và thế giới lại nới rộng.
Hội Môi giới bất động sản ra mắt ban điều hành tại Thái Bình
Hội Môi giới bất động sản Việt Nam vừa công bố quyết định thành lập và ra mắt Ban điều hành VARS tại tỉnh Thái Bình.
Phù thủy sàn chứng khoán
Phân tích chiến lược quản trị rủi ro từ “Phù thủy sàn chứng khoán” bằng cách áp dụng tỷ lệ cố định, phân bổ động và hệ thống tự động cho doanh nghiệp chứng khoán.
Sonadezi xoay trục chiến lược trước áp lực mới lên khu công nghiệp
Sonadezi đã thông qua nghị quyết góp vốn làm khu công nghiệp 288ha tại Khánh Hòa, quyết định này nằm trong chiến lược ‘xoay trục’ để thích ứng với bối cảnh mới.