Leader talk

Du lịch làm gì để tăng tốc sau đại dịch

Nguyễn Văn Mỹ - Chủ tịch Lửa Việt Tours Thứ hai, 04/05/2020 - 11:48

Trong đại dịch Covid-19, du lịch là ngành tổn thất đầu tiên, nặng nề nhất và phục hồi chậm nhất. Để trở lại bình thường, nhất là mảng quốc tế, phải mất cả năm, với điều kiện kinh tế các nước không suy thoái.

Vừa nới lỏng giãn cách xã hội, các doanh nghiệp du lịch đã chủ động mở cửa, tiếp thị, chào bán sản phẩm. Chỉ tiếc là các địa phương chưa thống nhất nơi mở, nơi đóng, làm vuột mất kỳ nghỉ vàng 4 ngày liền dịp 30/4 và 1/5, trước khi học sinh trở lại trường sau 3 tháng nghỉ dịch. 

Lâm Đồng mạnh dạn mở tung cửa, khách đông nghẹt. Vũng Tàu cấm biển. Tây Nam bộ và miền Bắc, trừ Hải Phòng, im ắng. Các trọng điểm Trung bộ, lượng khách chưa bằng Đà Lạt, nhưng là những tín hiệu vui về nhu cầu và khả năng du lịch nội địa sau dịch.

Việt Nam là điểm sáng về hiệu quả phòng chống dịch Covid-19. Chỉ 270 ca lây nhiễm và chưa có tử vong, thấp hơn nhiều so với các nước Asean. Mỹ và châu Âu vẫn trong tâm dịch, Việt Nam 17 ngày không có ca nhiễm mới. Với đà này, các hoạt động sẽ trở lại bình thường vào giữa tháng 5. Du lịch quốc tế cần nhiều thời gian hơn và nhường ngôi cho nội địa.

Nhiều nước chưa hết dịch, lữ hành quốc tế, nhất là châu Âu và Mỹ tiếp tục đóng băng, buộc các doanh nghiệp mảng này, phải lấy ngắn nuôi dài, chuyển sang kinh doanh nội địa. Cạnh tranh càng quyết liệt. Ngành du lịch cả nước và các đối tác đang nỗ lực kích cầu, làm mới sản phẩm, giảm giá tối đa để giành thị phần. Người hưởng lợi nhất trong cuộc đua là khách hàng. Tha hồ chọn lựa sản phẩm, chọn mặt gửi vàng để có giá thành thấp nhất và được chăm chút tốt nhất.

Ngành du lịch đã kiệt quệ vì đại dịch nên rất cần được nhà nước tiếp sức để kích cầu. Hội đồng Tư vấn du lịch quốc gia, Tổng cục du lịch, Hiệp hội du lịch và các doanh nghiệp đã kiến nghị Nhà nước “giảm 50% thuế doanh thu, thuế lợi tức và bảo hiểm xã hội”. Gói hỗ trợ 250.000 tỷ đã được duyệt giúp doanh nghiệp vượt qua bĩ cực. Việc giảm thêm 50% ba khoản thu thiết thực trên là Nhà nước tiếp tục hỗ trợ và đồng hành với du lịch để tăng tốc sau đại dịch.

Nếu các khoản thu vẫn giữ nguyên, các sản phẩm kích cầu du lịch, cả nội địa lẫn quốc tế, rất khó giảm sâu. Đây là thời cơ vàng để phát huy vai trò nhạc trưởng của Tổng cục du lịch với những chỉ đạo sát sườn, gỡ khó cho địa phương. Là dịp thể hiện cần thiết sự liên kết vùng sáng tạo và hiệu quả. Nếu nỗ lực tối đa, để du lịch nội địa 2020 không tăng trưởng âm. Du lịch quốc tế, cả inbound (đến Việt Nam) và outbound (ra nước ngoài), dự đoán tăng trưởng âm ít nhất 30% so với năm ngoái.

Hết dịch, nhu cầu du lịch rất lớn nhưng kinh tế cạn kiệt, các công ty buộc phải giảm bớt phúc lợi nhân viên, nhất là khoản nghỉ mát. Lượng khách đoàn chắc chắn giảm sút hoặc chuyển vào năm sau. Các tour dài ngày, chi phí cao cũng hạn chế. Dù được giảm giá với nhiều dịch vụ cộng thêm của các gói kích cầu, dự báo đa phần khách lẻ ưu tiên chọn các tour nội địa đường dài, đi máy bay, tour Campuchia (phía Nam) và Trung Quốc (phía Bắc) đường bộ, tour Thái Lan...

Tour nội địa gần, nhiều nhóm gia đình và bạn bè, thay vì mua trọn gói, khách tự lái xe hoặc thuê xe tự lái, để giảm chi phí quản lý. Khách nhóm sẽ mua dịch vụ một phần (Free & Easy) và tự tổ chức. Mảng bán hàng online du lịch càng phát triển, cạnh tranh giữa các công ty lữ hành và các mạng bán dịch vụ.

Các mạng bán phòng lưu trú có kinh nghiệm, đa dạng và khắp nơi nhưng không ít khách than phiền, vì nhiều khi xem hình ảnh không thể đoán chất lượng. Các mảng dịch vụ khác cũng vậy. Trục trặc khó mà đòi bồi hoàn. Các công ty lữ hành có lợi thế là địa chỉ cụ thể, có thể đòi bồi hoàn nếu dịch vụ không tương xứng. Nhiều thương hiệu có uy tín, có kinh nghiệm tổ chức.

Sau dịch, du lịch làm gì để tăng tốc?
Vừa nới lỏng giãn cách xã hội, các doanh nghiệp du lịch đã chủ động mở cửa, tiếp thị, chào bán sản phẩm.

Hết dịch, các công ty lữ hành sẽ tung nhiều sản phẩm cạnh tranh, giành thị phần. Khách hành càng có nhiều lợi thế chọn lựa. Điều quan trọng chưa hẳn là giá cả, mà ở các dịch vụ cộng thêm, các cam kết chất lượng, đảm bảo không thu thêm khoản nào trên tour, minh bạch giá, bồi thường khi dịch vụ không đúng hợp đồng. Không có kiểu “giá từ…” lập lờ câu khách hay “Giảm sốc 50 – 60%”, nhưng không ai biết rõ giá gốc để đối chiếu.

Cùng với việc tăng tốc du lịch nội địa, cần chuẩn bị tinh thần sẵn sàng đón khách inbound và đưa khách outbound đến các thị trường gần hết dịch, sắp mở cửa du lịch như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, các nước Asean… Các nước đang chờ hết dịch, đồng loạt kích cầu để giành thị phần. Việt Nam cần nhanh nhạy, chủ động hơn trong cuộc đua du lịch quốc tế, không thể cam phận “Trâu chậm, uống nước đục”.

Phát huy thành quả bước đầu phòng chống đại dịch Covid-19, tận tình chăm sóc du khách, và người nước ngoài bị nhiễm, Việt Nam cần đẩy mạnh việc quảng bá, làm mới hình ảnh là điểm đến “An toàn, thân thiện, y tế đảm bảo”. Song song với đó là giảm thiểu các vấn nạn xã hội, cải thiện chất lượng dịch vụ, đổi mới tinh thần và thái độ phục vụ, kèm những chính sách khuyến mại hợp lý.

Đặc biệt chú ý những du khách từng ở Việt Nam và được chăm sóc trong mùa dịch. Mời họ trở lại, làm đại sứ quảng bá du lịch trong thời kỳ mới, lột xác sau dịch.

So với nhiều nước, Việt Nam thiệt hại tương đối nhẹ hơn nên hồi phục nhanh hơn. Đại dịch Covid-19 đảo lộn trật tự thế giới, làm nhiều nước kiệt quệ, nhưng là đòn bẩy phát triển cho các quốc gia biết chớp thời cơ, vượt qua khó khăn, khẳng định phẩm chất “Vàng thật không sợ lửa”.

Có chuyên gia cho rằng, đây là thời cơ lịch sử. Việt Nam đã lỡ dịp lần thứ nhất sau năm 1975, khi đất nước thống nhất. Lần thứ hai sau thời kỳ đổi mới, cuối những năm 1980 của thế kỷ trước. Và lần này, thứ ba.

“Quá tam ba bận”. Phải chớp thời cơ để tăng tốc. Du lịch Việt Nam sẵn sàng đồng tâm, hiệp lực, góp phần xứng đáng vào sự trỗi dậy của kinh tế nước nhà.

Nếu lại chần chừ, chậm chân, lỡ nhịp thì lịch sử sẽ không tha thứ cho bất cứ biện minh nào.

Quảng bá du lịch quốc gia mùa đại dịch

Quảng bá du lịch quốc gia mùa đại dịch

Leader talk -  5 năm

Việt Nam đang có rất nhiều lợi thế và được quốc tế thường xuyên nhắc tên, việc thiếu quan tâm đến hoạt động marketing du lịch có thể làm cho chúng ta trở thành kẻ đi trước mà lại về sau trong cuộc đua dành được những khách hàng đầu tiên sau đại dịch và phục hồi, phát triển ngành du lịch quốc gia.

Du lịch Sa Pa giảm giá mạnh để kích cầu

Du lịch Sa Pa giảm giá mạnh để kích cầu

Tiêu điểm -  5 năm

Sa Pa là địa phương đầu tiên tung ra chương trình kích cầu du lịch quy mô lớn tại phía Bắc sau khi kết thúc cách ly xã hội.

Quảng Ninh mở cửa du lịch trở lại từ 1/5

Quảng Ninh mở cửa du lịch trở lại từ 1/5

Tiêu điểm -  5 năm

Quảng Ninh cho phép các hoạt động du lịch, cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ được hoạt động trở lại từ 1/5.

Lộ trình phục hồi cho ngành du lịch

Lộ trình phục hồi cho ngành du lịch

Tiêu điểm -  5 năm

Dịch bệnh vẫn phức tạp ở các quốc gia bên ngoài, dẫn tới khả năng kéo dài việc hạn chế các chuyến bay quốc tế cho đến cuối năm.

Trách nhiệm và cơ hội lịch sử cho doanh nhân Việt từ Nghị quyết 68

Trách nhiệm và cơ hội lịch sử cho doanh nhân Việt từ Nghị quyết 68

Leader talk -  1 ngày

Nghị quyết 68 đánh dấu bước ngoặt chính sách của Đảng trong phát triển kinh tế tư nhân, mở ra cơ hội và đặt ra trách nhiệm lịch sử mới cho doanh nhân Việt trong công cuộc chấn hưng kinh tế quốc gia.

Nghị quyết 68: Không hình sự hoá kinh tế, tiếp thêm niềm tin cho doanh nhân

Nghị quyết 68: Không hình sự hoá kinh tế, tiếp thêm niềm tin cho doanh nhân

Leader talk -  1 ngày

Để tinh thần Nghị quyết 68 thực sự trở thành động lực thúc đẩy doanh nghiệp Việt vươn lên mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới thì cơ chế thực thi phải đồng bộ, minh bạch.

Kỹ sư 57: Lực lượng nòng cốt trên mặt trận công nghệ

Kỹ sư 57: Lực lượng nòng cốt trên mặt trận công nghệ

Leader talk -  1 ngày

Hưởng ứng tinh thần của Nghị Quyết 57, Liên minh nhân lực chiến lược ra đời nhằm xây dựng đội ngũ "kỹ sư 57" trên mặt trận tri thức và công nghệ.

'Du lịch yêu nước' lên ngôi: Khi mỗi hành trình là một lời tri ân đất nước

'Du lịch yêu nước' lên ngôi: Khi mỗi hành trình là một lời tri ân đất nước

Leader talk -  2 ngày

Có một sự thật mà chúng ta có thể tự hào: người dân Việt Nam, đặc biệt là người trẻ, đang chọn những chuyến đi có ý nghĩa. Họ tìm đến các điểm đến lịch sử không chỉ để chụp ảnh “check-in”, mà còn để thắp một nén hương, để đứng lặng vài phút và ngẫm về những điều lớn lao.

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Leader talk -  5 ngày

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "ĐỘT PHÁ THỂ CHẾ, PHÁP LUẬT ĐỂ ĐẤT NƯỚC VƯƠN MÌNH". Trong đó nhấn mạnh, thể chế, pháp luật có chất lượng, phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn và nguyện vọng của Nhân dân là yếu tố hàng đầu quyết định thành công của mỗi quốc gia. Do đó, để đất nước vươn mình phát triển mạnh mẽ, chúng ta dứt khoát nói "không" với bất cứ hạn chế, bất cập nào trong thể chế, pháp luật; không thỏa hiệp với bất kỳ yếu kém nào trong thiết kế chính sách, soạn thảo pháp luật, hay tổ chức thực thi.

Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

Nhịp cầu kinh doanh -  47 phút

Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.

Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp

Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp

Vàng -  52 phút

Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.

Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian

Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian

Hồ sơ quản trị -  1 giờ

Warren Buffett không chỉ là một nhà đầu tư xuất sắc mà còn là một nhà tư tưởng tài chính với tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài lĩnh vực đầu tư.

Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII

Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII

Tiêu điểm -  1 giờ

Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.

Hoàng Huy gọi vốn 2.000 tỷ cho loạt dự án bất động sản Hải Phòng

Hoàng Huy gọi vốn 2.000 tỷ cho loạt dự án bất động sản Hải Phòng

Doanh nghiệp -  4 giờ

Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn

Tiêu điểm -  17 giờ

Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.

Vì sao Đất Xanh Group cấp thiết tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng?

Vì sao Đất Xanh Group cấp thiết tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng?

Doanh nghiệp -  20 giờ

Nhà sáng lập Đất Xanh Group, Lương Trí Thìn khẳng định tập đoàn sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng để trở thành công ty cấp trung và cỡ lớn.

Đọc nhiều