Khởi nghiệp
Finhay và Medici lọt top 100 startup châu Á tiềm năng của Forbes
Việt Nam góp mặt trong danh sách Forbes Asia 100 to watch với 2 đại diện (ít hơn năm ngoái là 4 đại diện) hoạt động trong lĩnh vực tài chính - Finhay và Công nghệ sinh học & Chăm sóc sức khỏe - Medici.
Forbes Asia 100 to Watch công bố danh sách các công ty vừa và nhỏ, trong đó có nhiều startup đang trên đà phát triển ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Danh sách 100 công ty năm nay đến từ 15 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm Australia, Bangladesh, Trung Quốc, Hong Kong, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, New Zealand, Pakistan, Philippines, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam.
Trong đó, Singapore là quốc gia có số lượng startup góp mặt trong danh sách năm nay của Forbes nhiều nhất với 19 công ty. Theo sau trong top 5 lần lượt là Hong Kong (16 công ty), Hàn Quốc (15 công ty), Trung Quốc (14 công ty) và Ấn Độ (11 công ty).
Để đủ điều kiện được xem xét, các startup phải có trụ sở chính tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, có doanh thu hàng năm gần nhất không quá 50 triệu USD và tổng vốn huy động không quá 100 triệu USD tính đến ngày 1/8.
Việt Nam tự hào góp mặt vào danh sách Forbes Asia 100 to watch với 2 đại diện (ít hơn năm ngoái là 4 đại diện) hoạt động trong lĩnh vực tài chính - Finhay và Công nghệ sinh học & Chăm sóc sức khỏe - Medici.

Finhay được thành lập vào năm 2017 bởi CEO Nghiêm Xuân Huy. Trước đó, vị CEO này cũng từng lọt vào danh sách 30 Under 30 Asia năm 2020.
Finhay được biết đến là nền tảng kết nối các nhà đầu tư nhỏ lẻ với các quỹ tài chính tài Việt Nam, đồng thời cung cấp giải pháp quản lý tài sản cho người dùng. Khách hàng có thể trực tiếp kiểm tra dao động số dư sau khi tiếp cận các sản phẩm quỹ tài chính.
Đối tượng mà Finhay nhắm đến là người dùng trẻ độ tuổi từ 25 đến 28, công việc văn phòng, lương hơn 8 triệu/tháng, có nhu cầu đầu tư, có khối lượng tiền rảnh rỗi vừa phải, thời gian ít, và có xu hướng thích trải nghiệm online.
Năm 2021 vừa qua được xem là một năm phát triển mạnh mẽ của Finhay khi đạt được số người dùng tăng trưởng nhanh chóng.
Cụ thể, ứng dụng này đã cho ra mắt rất nhiều sản phẩm mới, bao gồm Đầu tư vàng online (nhẫn vàng trơn 24K), Thẻ Visa Debit và Credit đồng thương hiệu với ngân hàng CIMB và đặc biệt là sản phẩm đầu tư chứng khoán chỉ từ 1 cổ phiếu.
Bên cạnh đó, việc hoàn tất mua lại Công ty Cổ phần Chứng khoán Vina gần đây sẽ là bước đi giúp Finhay mở rộng phạm vi dịch vụ và khẳng định vị thế tiên phong trong lĩnh vực đầu tư tài chính cá nhân.
Tháng 6 vừa qua, Finhay đã nhận rót vốn lên tới 25 triệu USD trong vòng gọi vốn Series B được dẫn dắt bởi Openspace Ventures (OSV), cùng các nhà đầu tư như: VI Group, Insignia, TVS, Headline, TNBAura và IVC.

Medici được sáng lập bởi ông Ngô Đức Anh, người có bằng MBA theo chương trình học bổng của Đại học Fullbright, tại Mỹ và từng làm việc cho Grab.
Thành lập năm 2019, Medici đã phát triển một mạng lưới các chuyên gia tư vấn đến từ nhiều bệnh viện và phòng khám đối tác tại Việt Nam. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm được Medici triển khai từ tháng 7/2021.
Startup này đã có giấy phép hoạt động môi giới bảo hiểm trong vòng 50 năm, cho phép môi giới nhiều loại hình bảo hiểm, gồm cả bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khoẻ.
Medici cho biết nền tảng sẽ hỗ trợ người dùng với một số tính năng như quản lý hồ sơ đòi bồi thường bảo hiểm đồng thời đồng phát triển các sản phẩm bảo hiểm dựa trên dữ liệu và các thông tin thu thập từ sản phẩm hiện tại.
Medici đã bắt đầu hợp tác với FWD, Bảo Việt, PTI, PVI, VBI và Bảo Minh để cùng phân phối một số sản phẩm bảo hiểm. Tuy vậy, hiện Medici hoạt động như một nền tảng thương mại cho phép tiếp cận và mua bán các sản phẩm bảo vệ sức khoẻ một cách minh bạch, khoa học.
Trong hai năm vừa qua, chỉ riêng trong mảng chăm sóc sức khỏe, Medici đã phát triển một mạng lưới các chuyên gia tư vấn đến từ hơn 50 bệnh viện và phòng khám đối tác lớn nhất tại Việt Nam. Medici cũng trở thành công ty dẫn đầu trong việc xây dựng và vận hành mạng lưới các bác sĩ có nhiều người theo dõi trên các mạng xã hội.
Mạng lưới Medici hoạt động tại trên hơn 30 tỉnh và thành phố tại Việt Nam với hơn 100.000 hồ sơ sức khoẻ điện tử trên nền tảng theo dữ liệu công bố. Mạng lưới y tế này sẽ đóng vai trò quan trọng khi Medici triển khai các dịch vụ bảo hiểm.
Startup biến lá dứa thành nguyên liệu thời trang nhận vốn 3 tỷ đồng
Startup biến lá dứa thành nguyên liệu thời trang nhận vốn 3 tỷ đồng
Với việc phát triển các dòng máy vải sợi dệt từ lá dứa, Ecosoi đã có những chương trình thời trang diễn ra ở Thụy Sỹ, Canada và sắp tới là Hy Lạp.
Startup đưa gạo lứt của người đồng bào dân tộc thiểu số sang Mỹ
Startup Gạo lứt rẫy Bh.nong đang làm hồ sơ chứng nhận FDA (Food and Drug Administration - Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) để có thể xuất khẩu sản phẩm này sang Mỹ.
Vốn hóa Grab chỉ bằng nửa đối thủ GoTo
Hiện nay, vốn hóa của GoTo còn khoảng 26 tỷ USD, gấp đôi Grab chỉ là 13 tỷ USD. Cả hai sẽ công bố báo cáo tài chính quý vài ngày tới.
Startup giao hàng TopShip sáp nhập với On Group
TopShip sau sáp nhập sẽ đổi tên thành OnShip và hoạt động như một trong ba đơn vị trụ cột chính thuộc hệ sinh thái On Group, bao gồm: logistics, nguồn cung ứng và tài chính.
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco
Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.
Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức
Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.
Bãi Lữ đẹp mê hồn nhưng giấc mơ thiên đường nghỉ dưỡng vẫn dang dở
Bãi Lữ ở Nghệ An sở hữu cảnh quan thiên nhiên đẹp mê hồn nhưng vẫn chưa thể trở thành điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp.
Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.
VIMC nhận Huân chương Lao động hạng Nhì
Trong lễ kỷ niệm 30 năm thành lập, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì do Chủ tịch nước trao tặng.
Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025
Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.
Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.