Tiêu điểm
Hà Nội quản lý chặt người nhập cảnh sau ca nhiễm biến thể Omicron đầu tiên
Hành khách đến từ các quốc gia đang có sự xuất hiện của biến thể Omicron bắt buộc thực hiện cách ly tập trung, bất kể đã tiêm vaccine hoặc từng mắc Covid-19.

Ngay trưa ngày 28/12, Bộ Y tế chính thức thông tin về ca bệnh Covid-19 nhiễm biến chủng Omicron đầu tiên tại Việt Nam là người nhập cảnh từ Anh.
Cụ thể, ngày 19/12/2021, bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tiếp nhận một trường hợp là hành khách trên chuyến bay QH9028 từ Vương Quốc Anh về Việt Nam. Khi về đến sân bay Nội Bài (tối ngày 19/12), hành khách có kết quả xét nghiệm test nhanh dương tính với virus SARS-CoV-2.
Hành khách được vận chuyển bằng xe chuyên dụng từ sân bay về khu cách ly cho ca nhiễm Covid-19 tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và được cách ly tại phòng riêng tại khu vực nhà lưu trú.
Sau khi giải trình tự gen, ngày 21/12, kết quả cho thấy bệnh nhân này đã nhiễm biến chủng Omicron.
Trước tình hình trên, ngày 27/12, UBND TP. Hà Nội vừa ban hành kế hoạch ứng phó với biến chủng Omicron. Theo đó, để phát hiện sớm biến chủng này, thành phố sẽ kiểm soát chặt sân bay quốc tế Nội Bài.
Bên cạnh yêu cầu cách ly tập trung người đến từ các quốc gia đang có Omicron, Hà Nội cũng giám sát hành khách nhập cảnh có tiền sử đến/về từ các quốc gia, khu vực đã ghi nhận và lây lan biến chủng mới như Nam Phi, Botswana, Namibia, Zimbabwe, Eswwatini, Lesotho, Mozambique..
Hành khách đến từ các quốc gia khác phải có xét nghiệm âm tính trong 72 giờ khi nhập cảnh vào Việt Nam. Các đơn vị tại sân bay sẽ tăng cường kiểm soát giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính, khai báo y tế của hành khách.
Hà Nội đề nghị các phòng xét nghiệm chủ động phát hiện sớm trường hợp nhiễm biến thể Omicron bằng cách xem xét dấu hiệu thiếu gen S trong các mẫu xét nghiệm RT-PCR dương tính với nCoV.
Cơ quan chuyên môn sẽ lựa chọn ngẫu nhiên hoặc có chủ đích để làm xét nghiệm giải trình tự gen đối với bệnh nhân trong 3 nhóm gồm gười nhập cảnh trong vòng 28 ngày, đặc biệt là người đi đến/về từ các nước đã ghi nhận biến chủng Omicron; người tái nhiễm Covid-19 (có xét nghiệm RT-PCR dương tính sau 2 tháng khỏi bệnh); bệnh nhân trong các ổ dịch có số mắc cao.
Hà Nội cũng đặt ra phương án khi phát hiện trường hợp nhiễm biến thể Omicron đầu tiên sẽ tập trung truy vết tìm nguồn lây ban đầu và người tiếp xúc gần để xử lý dập dịch, cắt đứt chuỗi lây nhiễm. Tùy theo mức độ nguy hiểm về khả năng lây lan và gây bệnh nặng của biến thể Omicron, thành phố sẽ triển khai các biện pháp kiểm soát dịch tương ứng.
Sở Tài nguyên và môi trường được giao chỉ đạo các công ty môi trường đô thị triển khai tốt công tác thu gom, quản lý, xử lý nguồn chất thải, rác thải sinh hoạt và rác thải y tế đặc biệt với rác thải y tế có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh tại các cơ sở y tế, tại các cơ sở thu dung điều trị F0 và tại các hộ có F0 được theo dõi tại nhà.
Sau 1 ngày, ngày 28/12, UBND TP. Hà Nội tiếp tục ra công văn về việc triển khai áp dụng biện pháp phòng chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh và được áp dụng từ ngày 1/1/2022.
Theo đó, nếu đã tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi Covid-19, người nhập cảnh tự theo dõi sức khỏe và cách ly tại nơi lưu trú trong 3 ngày đầu kể từ ngày nhập cảnh và thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày cuối cùng.
Trường hợp kết quả xét nghiệm âm tính thì tiếp tục theo dõi sức khỏe đến hết 14 ngày kể từ ngày nhập cảnh; trường hợp dương tính thì xử lý theo quy định.
Còn người nhập cảnh chưa tiêm vaccine hoặc tiêm chưa đủ liều phải cách ly tại nơi lưu trú trong 7 ngày và thực hiện xét nghiệm Covid-19 vào ngày thứ 3 và 7. Nếu kết quả âm tính thì tiếp tục theo dõi sức khỏe đến hết 14 ngày; trường hợp dương tính thì xử lý theo quy định.
Đối với người nhập cảnh dưới 18 tuổi và từ 65 tuổi trở lên, phụ nữ đang mang thai, người có bệnh lý nền sẽ được cách ly cùng người chăm sóc. Trong trường hợp, người chăm sóc đã tiêm đủ liều vaccine Covid-19 hoặc đã khỏi bênh và phải ký cam kết tự nguyện cách ly cùng.
UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm toàn diện quản lý, giám sát việc theo dõi sức khỏe, cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú và theo dõi y tế sau cách ly y tế tại nhà cho người nhập cảnh, không để lây nhiễm chéo và lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.
Biến chủng mới này đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo hôm 25/11, phát hiện lần đầu tại Nam Phi. WHO xác định đây là biến thể đáng lo ngại vì tốc độ lây lan nhanh. Đến nay, đã có ít nhất 78 quốc gia ghi nhận ca nhiễm Omicron, trong đó có các nước thuộc châu Á - Thái Bình Dương như: Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Ấn Độ, Philippines, Indonesia, Campuchia, Thái Lan...
Nhiều nước đã nhanh chóng siết chặt các quy định về đi lại quốc tế để giảm thiểu nguy cơ biến thể xâm nhập.
Thủ tướng yêu cầu chủ động chặn nguy cơ xâm nhập của biến chủng Omicron
Hình hài nền kinh tế hậu Covid-19
Một thay đổi lớn trong nền kinh tế hậu đại dịch là sự xuất hiện của hệ sinh thái kết hợp các ngành nghề khác nhau, từ đó có thể tạo ra những công ty mới làm thay đổi cục diện.
Nghịch lý buồn của ngành dệt may vì Covid-19
Mặc dù các đơn hàng dệt may dồi dào hơn, doanh nghiệp lại không dám nhận nhiều, chủ yếu do những biến động khó lường của dịch bệnh và nguồn lao động.
VDSC: Covid-19 sẽ thay đổi vĩnh viễn cách hoạt động của doanh nghiệp
Nhiều thói quen có thể thay đổi ngay cả khi đại dịch đã kết thúc.
Kỳ tích xuất nhập khẩu giữa bão Covid-19
Bất chấp những ảnh hưởng nặng nề của Covid-19, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng, đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế.
Dự án của VICEM vào danh sách theo dõi về lãng phí
Dự án tháp thương mại của Tổng công ty Xi măng Việt Nam – VICEM bị đưa vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Thế Giới Di Động nhận tín dụng thương mại liên kết bền vững
Con số tín dụng trong thương vụ này không được tiết lộ, nhưng sẽ giúp Thế Giới Di Động hỗ trợ vốn lưu động.
Quan hệ Việt Nam – Singapore đang phát triển nhanh và sâu rộng
Việt Nam và Singapore tăng cường hợp tác toàn diện, mở rộng đầu tư, kinh tế số, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Tổ hợp Alumin hơn 910 triệu USD tại Bình Phước thông đường
Tổ hợp Alumin công suất hai triệu tấn alumin/năm tại tỉnh Bình Phước hứa hẹn về đích trong 6 năm tới, sau khi nhận chủ trương và định hình chủ đầu tư.
Chuyện ngành nhựa chinh phục thị trường Hoa Kỳ
Ngành nhựa thành công chinh phục thị trường Hoa Kỳ nhưng sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn để giữ và phát triển thị phần tại nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Ước mơ có nhà và cám dỗ từ những gói vay 'rẻ như cho'
Người trẻ đứng trước cơ hội vay mua nhà với lãi suất thấp, song đằng sau đó là bài toán lãi suất thả nổi và đòn bẩy tài chính quá khả năng.
Thách thức tại VIB khi nhu cầu vay mua nhà suy yếu
Lần đầu tiên sau gần 10 năm, VIB phải dịch chuyển hướng các khoản vay ra khỏi lĩnh vực bán lẻ.
VietCredit hợp tác với KiotViet cho ra mắt sản phẩm Tin Vay Biz hướng tới hộ kinh doanh
Sau những bước đầu thành công với sản phẩm Tin Vay cho vay cá nhân hoàn toàn trực tuyến, VietCredit (Công ty Tài chính cổ phần Tín Việt) tiếp tục mở rộng thị phần và lĩnh vực hoạt động bằng việc cho ra mắt thương hiệu Tin Vay Biz – sản phẩm cho vay hộ kinh doanh và tiểu thương, với đối tác đầu tiên - nền tảng phần mềm quản lý bán hàng KiotViet.
Đột phá tiện ích, hạ tầng: Bước đà đưa Vinhomes Royal Island cất cánh
2025 được xem là năm thay da đổi thịt mạnh mẽ của Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) khi hàng loạt tiện ích, hạ tầng đẳng cấp được đưa vào sử dụng. Thời điểm đột phá của “đảo tỷ phú” cũng mở ra cơ hội đầu tư, kinh doanh hấp dẫn chưa từng có nhờ mọi điều kiện thuận lợi đều hội tụ đẩy đủ.
Bảy đột phá ‘tháo chốt’ cho doanh nghiệp tư nhân
Phó chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam Hoàng Đức Vượng gợi ý bảy chính sách đột phá tháo gỡ rào cản, giúp doanh nghiệp tư nhân vững bước trong kỷ nguyên mới.
Mảnh ghép còn thiếu của ngành dệt may
Dệt may cần được bổ sung phân khúc vải sợi tái chế để giữ vững vị thế trên thị trường quốc tế.
Từ 'hải đội thuyền thúng' đến lực đẩy tăng trưởng: Bước ngoặt của kinh tế tư nhân
Kinh tế tư nhân Việt Nam đứng trước cơ hội bứt phá với loạt chính sách mới, nhưng vẫn phải vượt qua nhiều rào cản để khẳng định vai trò động lực tăng trưởng quan trọng nhất.