Leader talk

Hình hài nền kinh tế hậu Covid-19

Phương Anh Thứ ba, 21/12/2021 - 14:44

Một thay đổi lớn trong nền kinh tế hậu đại dịch là sự xuất hiện của hệ sinh thái kết hợp các ngành nghề khác nhau, từ đó có thể tạo ra những công ty mới làm thay đổi cục diện.

Những xu hướng chính trong nền kinh tế hậu đại dịch

Ông Bruce Delteil, Giám đốc hợp danh công ty McKinsey&Company Việt Nam, đánh giá, xét về cấu trúc kinh tế, những ngành đang tăng trưởng với cấp số nhân có thể kể đến là chứng khoán và thương mại điện tử.

Với hoạt động đầu tư, viễn cảnh tương đối khả quan là các nhà đầu tư có thể tiếp tục những dự án dự định như trước khi đại dịch diễn ra, nhưng sẽ thận trọng hơn.

Về sản xuất, Covid-19 đã làm thay đổi vài xu hướng và trong tương lai, Việt Nam hoàn toàn có thể sở hữu giá trị cao hơn trong lĩnh vực này. Ngoài ra, kinh tế số, dịch vụ tài chính, áp dụng công nghệ tại quốc gia này đang diễn ra theo cách “vô tiền khoáng hậu”, nghĩa là ở quy mô lớn hơn các quốc gia McKinsey&Company đang quan sát.

Tại diễn đàn kinh doanh “Con đường phía trước” gần đây, ông Bruce Delteil nhận định Covid-19 sẽ làm thay đổi nền kinh tế Việt Nam trong tương lai, với sự xuất hiện của một số xu hướng chính.

Những xu hướng này bao gồm chuyển đổi số mạnh mẽ, hành vi tiêu dùng thay đổi, cách thức làm việc thay đổi, tiêu chuẩn cao hơn về môi trường, xã hội và quản trị, cũng như tính đa kênh – omnichannel.

Đơn cử, kết quả khảo sát đầu tháng này của Kanta WorldPanel đã chỉ ra rằng, gần 80% hộ gia đình Việt Nam sẽ mua sắm theo cách ít bốc đồng hơn và nhận thức nhiều hơn về sản phẩm sẽ mua so với trước thời điểm giãn cách. Điều này dẫn tới sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng sang chú trọng về giá trị trực tiếp.

Mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp vì vậy sẽ thay đổi để đáp ứng các hành vi mới, thúc đẩy trải nghiệm trên các kênh và khu vực.

World Bank: Ba hướng hành động quan trọng cho phục hồi kinh tế

Ngoài ra, một sự thay đổi lớn trong nền kinh tế hậu đại dịch là sự xuất hiện của hệ sinh thái kết hợp các ngành nghề khác nhau, ví dụ như fintech trong dịch vụ tài chính. Ông Bruce Delteil nhấn mạnh sự thay đổi này có thể tạo ra những công ty mới làm thay đổi cục diện các lĩnh vực. 

Không chỉ vậy, công nghệ và năng suất sẽ là những yếu tố quyết định đưa chuỗi cung ứng quay trở lại khi nhu cầu phục hồi. Khảo sát của McKinsey cho thấy Việt Nam đã sẵn sàng ứng dụng công nghệ mới, đồng nghĩa với sẵn sàng để thay đổi.

“Chúng ta đã nhận thấy sự thay đổi của chuỗi sản xuất toàn cầu, Việt Nam có thể kết hợp để tăng năng suất và gia tăng giá trị sản xuất”, vị chuyên gia phân tích.

Động lực cho tăng trưởng kinh tế hậu Covid-19

IFC trong nghiên cứu đánh giá khu vực kinh tế tư nhân gần đây nhấn mạnh tăng trưởng bền vững của Việt Nam trong tương lai sẽ phụ thuộc vào quá trình chuyển dịch sang đầu tư tư nhân gắn với hiệu quả, đổi mới sáng tạo, và tăng năng suất.

Trong giai đoạn phục hồi sau Covid-19, tạo điều kiện cho sự phát triển của một khu vực tư nhân năng động, đa dạng và năng suất cao là một nhiệm vụ bắt buộc của Việt Nam, khi các nguồn lực công trở nên khan hiếm.

Đối với Việt Nam, lộ trình trở thành quốc gia có thu nhập cao đồng nghĩa với nâng cao giá trị gia tăng trong các lĩnh vực hiện có, dịch chuyển lên nấc cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu, đa dạng hóa các ngành kinh tế, cũng như các thị trường mới, đồng thời đảm bảo sự phát triển bền vững và số hóa nền kinh tế.

“Nỗ lực này đòi hỏi phải giải quyết những hạn chế cản trở tăng trưởng, năng suất, và đa dạng hóa của khu vực kinh tế tư nhân”, IFC lưu ý.

Tại diễn đàn “Con đường phía trước”, bà Hoàng Việt Phương, Giám đốc Phân tích và tư vấn đầu tư CTCK SSI, dự báo các kịch bản kinh tế vĩ mô năm 2022 sẽ tích cực hơn, sẽ không có các đợt giãn cách nghiêm ngặt như năm 2021. “Hoạt động mở cửa sẽ cầm chừng và có thể mọi thứ sẽ bình thường trở lại vào khoảng cuối năm sau”.

Ba yếu tố sẽ tạo nên sự tích cực của năm 2022 là tỷ lệ tiêm vaccine cao hơn, kinh nghiệm của các hãng trong cung ứng vaccine, và tiến bộ y học có thể cung cấp thuốc chữa Covid-19 với mức giá có thể chấp nhận.

Các động lực tăng trưởng của Việt Nam sẽ bao gồm sự quay trở lại của các nền kinh tế lớn như Mỹ, EU; các hiệp định thương mại tự do được thực thi, cụ thể là RCEP; cùng với gói kích cầu kinh tế dự kiến được thông qua vào tháng 1 năm sau.

Đại diện SSI dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam 2022 sẽ ở khoảng 6 – 6,5%, trong bối cảnh tăng trưởng toàn cầu có thể chậm lại trong năm 2022.

 

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022: Trở lại nhịp trước đại dịch

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022: Trở lại nhịp trước đại dịch

Leader talk -  3 năm
Đại diện các tổ chức, giới quan sát vẫn cho thấy sự lạc quan về triển vọng tăng trưởng của Việt Nam, nhờ yếu tố FDI mạnh mẽ, và "trái ngọt" từ các hiệp định thương mại.
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022: Trở lại nhịp trước đại dịch

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022: Trở lại nhịp trước đại dịch

Leader talk -  3 năm
Đại diện các tổ chức, giới quan sát vẫn cho thấy sự lạc quan về triển vọng tăng trưởng của Việt Nam, nhờ yếu tố FDI mạnh mẽ, và "trái ngọt" từ các hiệp định thương mại.
Trách nhiệm và cơ hội lịch sử cho doanh nhân Việt từ Nghị quyết 68

Trách nhiệm và cơ hội lịch sử cho doanh nhân Việt từ Nghị quyết 68

Leader talk -  1 ngày

Nghị quyết 68 đánh dấu bước ngoặt chính sách của Đảng trong phát triển kinh tế tư nhân, mở ra cơ hội và đặt ra trách nhiệm lịch sử mới cho doanh nhân Việt trong công cuộc chấn hưng kinh tế quốc gia.

Nghị quyết 68: Không hình sự hoá kinh tế, tiếp thêm niềm tin cho doanh nhân

Nghị quyết 68: Không hình sự hoá kinh tế, tiếp thêm niềm tin cho doanh nhân

Leader talk -  2 ngày

Để tinh thần Nghị quyết 68 thực sự trở thành động lực thúc đẩy doanh nghiệp Việt vươn lên mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới thì cơ chế thực thi phải đồng bộ, minh bạch.

Kỹ sư 57: Lực lượng nòng cốt trên mặt trận công nghệ

Kỹ sư 57: Lực lượng nòng cốt trên mặt trận công nghệ

Leader talk -  2 ngày

Hưởng ứng tinh thần của Nghị Quyết 57, Liên minh nhân lực chiến lược ra đời nhằm xây dựng đội ngũ "kỹ sư 57" trên mặt trận tri thức và công nghệ.

'Du lịch yêu nước' lên ngôi: Khi mỗi hành trình là một lời tri ân đất nước

'Du lịch yêu nước' lên ngôi: Khi mỗi hành trình là một lời tri ân đất nước

Leader talk -  2 ngày

Có một sự thật mà chúng ta có thể tự hào: người dân Việt Nam, đặc biệt là người trẻ, đang chọn những chuyến đi có ý nghĩa. Họ tìm đến các điểm đến lịch sử không chỉ để chụp ảnh “check-in”, mà còn để thắp một nén hương, để đứng lặng vài phút và ngẫm về những điều lớn lao.

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Leader talk -  6 ngày

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "ĐỘT PHÁ THỂ CHẾ, PHÁP LUẬT ĐỂ ĐẤT NƯỚC VƯƠN MÌNH". Trong đó nhấn mạnh, thể chế, pháp luật có chất lượng, phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn và nguyện vọng của Nhân dân là yếu tố hàng đầu quyết định thành công của mỗi quốc gia. Do đó, để đất nước vươn mình phát triển mạnh mẽ, chúng ta dứt khoát nói "không" với bất cứ hạn chế, bất cập nào trong thể chế, pháp luật; không thỏa hiệp với bất kỳ yếu kém nào trong thiết kế chính sách, soạn thảo pháp luật, hay tổ chức thực thi.

VIMC nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

VIMC nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Trong lễ kỷ niệm 30 năm thành lập, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì do Chủ tịch nước trao tặng.

Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025

Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025

Doanh nghiệp -  11 giờ

Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.

Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?

Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?

Tài chính -  17 giờ

Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.

'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng

'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng

Tài chính -  17 giờ

Phần lớn ngân hàng đã ghi nhận số dư nợ xấu tăng trong quý I/2025, trong đó hơn một nửa số ngân hàng niêm yết chứng kiến mức tăng hai chữ số.

Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?

Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?

Tài chính -  18 giờ

Các chuyên gia cho rằng, một thương hiệu ngân hàng tốt không chỉ nằm ở logo hay khẩu hiệu, mà là sự cam kết bền vững, được xây dựng từ niềm tin.

Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

Nhịp cầu kinh doanh -  21 giờ

Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.

Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp

Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp

Vàng -  21 giờ

Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.