Quốc tế
Huawei sa thải hơn 2/3 lao động nghiên cứu tại Mỹ vì danh sách đen
Hơn 2/3 trong tổng số 850 lao động thuộc cơ sở nghiên cứu của Huawei tại Mỹ đã phải dừng làm việc sau khi nhà sản xuất viễn thông Trung Quốc này bị đưa vào danh sách đen.

Gã khổng lồ công nghệ của Trung Quốc Huawei mới đây đã sa thải hơn 600 người lao động tại đơn vị nghiên cứu có trụ sở tại Mỹ có tên Futurewei do tác động từ việc bị Washington đưa vào danh sách đen.
Đợt cắt giảm nhân sự quy mô lớn bắt đầu có hiệu lực từ thứ Hai tuần này được Huawei cho biết xuất phát từ hạn chế trong hoạt động kinh doanh do lệnh cấm của Mỹ, Financial Times đưa tin.
Lệnh cấm này đồng nghĩa với việc Futurewei không còn có thể chuyển những công nghệ có nguồn gốc của Mỹ trở lại cho Huawei, phá tan những mục tiêu ban đầu của đơn vị nghiên cứu này.
Ngoài ra, đợt sa thải này cũng đồng nghĩa với việc xóa bỏ các dự án về mã nguồn mở, dự án liên quan đến sản phẩm ngắn hạn của Huawei cũng như bất kỳ dự án nghiên cứu và phát triển (R&D) nào về những công nghệ quan trọng khác, theo Reuters.
Theo dữ liệu từ Cục Sáng chế và Nhãn hiệu thương mại Mỹ, Futurewei sở hữu hơn 2.100 bằng sáng chế trong các lĩnh vực như viễn thông, mạng di động 5G, video và máy ảnh.
Việc sa thải nhân viên của Huawei cho thấy tác động rõ ràng của động thái đưa nhà sản xuất này vào danh sách đen.
Các nhà cung cấp đã vận động hành lang mạnh mẽ chống lại những hạn chế từ quyết định của người đứng đầu Nhà Trắng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã gặp 7 nhà cung cấp Mỹ của Huawei, bao gồm nhà sản xuất chip Qualcomm và Micron cũng như Google.
Ông cho biết các đơn xin cấp giấy phép xuất khẩu sang Huawei sẽ được xử lý nhanh chóng.
Huawei, nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới, nhà vô địch quốc gia về công nghệ của Trung Quốc đã trở thành một trong những vấn đề lớn nhất đối với Bắc Kinh trong các cuộc đàm phán với Washington.
Giữa tháng 5 vừa qua, Bộ Thương mại Mỹ đã đưa Huawei và 70 chi nhánh vào "Entity List" - danh sách những doanh nghiệp bị cấm mua linh kiện và công nghệ từ công ty Mỹ khi không có sự chấp thuận từ Chính phủ.
Việc Huawei bị đưa vào "danh sách đen" đồng nghĩa với việc doanh nghiệp Mỹ phải có giấy phép đặc biệt mới được bán sản phẩm cho thương hiệu đến từ Trung Quốc này.
Năm ngoái, hành động tương tự của Mỹ đối với ZTE (một tập đoàn viễn thông khác cũng của Trung Quốc) đã khiến doanh nghiệp này suy sụp trước khi đạt được một thỏa thuận.
Hàng loạt cái tên lớn của ngành công nghệ thế giới đã tuyên bố dừng cung cấp cũng như hợp tác với Huawei sau đó, đẩy Huawei vào thế “thập diện mai phục”.
Hy vọng dần sáng sủa khi người đứng đầu Nhà Trắng trong cuộc gặp với Chủ tịch Tập Cận Bình bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 cho biết sẽ đảo ngược quyết định cấm, một lần nữa cho phép Huawei mua các sản phẩm từ công ty Mỹ.
Tuy nhiên, ông Trump cho biết sẽ không đưa Huawei ra khỏi danh sách những doanh nghiệp nước ngoài được xem là làm suy yếu an ninh nước Mỹ.
Huawei đăng kí thương hiệu hệ điều hành riêng sau lệnh cấm của Mỹ
Bỏ xa Apple, Huawei thành á quân trên thị trường điện thoại thông minh
Huawei đã có cú bứt phá đáng kể trong quý I, đánh bại Apple để trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh đứng thứ hai thế giới về thị phần.
Huawei kiện chính phủ Mỹ, đáp trả lệnh cấm sử dụng thiết bị
Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei mới đây tuyên bố đệ đơn kiện Mỹ liên quan đến lệnh cấm sử dụng thiết bị của hãng này trong một số hệ thống mạng vì lý do an ninh.
Vận hạn của Boeing kéo dài sau vụ rơi máy bay tại Iran
2020 bắt đầu không mấy suôn sẻ với nhà sản xuất máy bay Boeing khi thêm một vụ tai nạn máy bay nữa diễn ra.
Năm ‘vỡ mộng’ của những ‘kỳ lân’ khởi nghiệp
Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.
Giá dầu tiếp tục tăng, chờ diễn biến mới từ căng thẳng Mỹ - Iran
Giá dầu thô tiếp tục tăng sau vụ không kích của Mỹ tiêu diệt tướng Iran. Đà tăng có thể kéo dài hay không phụ thuộc vào diễn biến của căng thẳng trong tương lai.
Giá dầu, giá vàng tăng mạnh sau vụ Mỹ tiêu diệt tướng Iran
Căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran khiến giá dầu, giá vàng và các đồng tiền 'rung lắc'.
Giá vàng liệu có tiếp tục tăng trong năm 2020?
Giá vàng 2019 đã có mức tăng trưởng năm cao nhất trong khoảng một thập kỷ qua và xu hướng tăng được dự báo sẽ tiếp tục trong năm tới.
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.