Hàng loạt gói hỗ trợ doanh nghiệp tỷ USD được tung ra mùa Covid-19

Kiều Mai Thứ sáu, 06/03/2020 - 09:59

Nhiều gói kích cầu trị giá hàng tỷ USD đang được các nền kinh tế đưa ra thông qua giảm thuế, trợ cấp cho doanh nghiệp hay bơm tiền mặt cho người dân nhằm thúc đẩy tiêu dùng trong nỗ lực ứng phó với Covid-19.

Hàn Quốc: 9,8 tỷ USD

Theo đề xuất ngân sách bổ sung 2020 của Bộ Tài chính Hàn Quốc vừa qua, quốc gia này sẽ tung ra gói ngân sách trị giá 11,7 nghìn tỷ won, tương đương 9,8 tỷ USD nhằm giảm bớt tác động của dịch Covid-19.

Cụ thể, gói tài chính sẽ giúp tăng cường khả năng phòng chống và điều trị bệnh; hỗ trợ những người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, cung cấp các khoản vay lãi suất thấp cho các thương nhân nhỏ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị ảnh hưởng; thúc đẩy duy trì việc làm và cắt giảm tiền thuê bất động sản.

Ngoài ra, hỗ trợ tiêu dùng thông qua phát hành các ưu đãi dành cho hộ gia đình cũng như tăng trợ cấp cho những người tìm việc.

Bộ trưởng Tài chính Hong Nam-ki cho biết: "Vì chúng tôi hiểu rằng nền kinh tế đang trong tình trạng khẩn cấp, chúng tôi đang tập trung toàn bộ chính sách vào việc giảm thiểu rủi ro kinh tế, đặc biệt là đối với những lĩnh vực dễ bị tổn thương, các doanh nghiệp nhỏ và vừa và những người tự kinh doanh", Reuters dẫn lời.

Hàng loạt gói hỗ trợ doanh nghiệp tỷ USD được tung ra mùa Covid-19
Hàn Quốc vài tuần qua đã trở thành điểm nóng của dịch Covid-19. Ảnh: Reuters.

Để huy động ngân sách bổ sung, Hàn Quốc dự kiến phát hành 10.300 tỷ won trái phiếu trong năm nay, làm tăng nợ chính phủ lên mức 41,2% GDP từ mức 39,8% GDP trước đó. 

Vài tuần trở lại đây, Hàn Quốc đang trở thành điểm bùng phát lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc khi số ca nhiễm đã vượt qua con số 6.000 ca và hàng trăm ca nhiễm mới được ghi nhận mỗi ngày.

Malaysia: 4,8 tỷ USD

Cuối tháng 2 vừa qua, Bộ Tài chính Malaysia công bố gói kích cầu kinh tế nhằm giải quyết hiệu quả những rủi ro gây ra bởi dịch Covid-19. Các chiến lược khác nhau đã được xây dựng nhằm đảm bảo nền kinh tế nước này giữ được nền tảng vững chắc.

Gói kích cầu kinh tế trị giá 20 tỷ ringgit, tương đương khoảng 4,8 tỷ USD sẽ được xây dựng theo ba chiến lược, bao gồm giảm thiểu tác động của Covid-19, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tập trung và thúc đẩy đầu tư chất lượng.

Tác động kinh tế ngay lập tức của Covid-19 là lượng khách du lịch sụt giảm mạnh, ảnh hưởng tới khách sạn, hàng không, công ty du lịch và rộng ra là ngành bán lẻ phụ thuộc vào du lịch.

Nhằm giảm thiểu tác động và hỗ trợ các doanh nghiệp chịu tác động tiêu cực nhất, Malaysia cho phép hoãn thuế thu nhập hàng tháng trả góp với những doanh nghiệp ngành du lịch trong vòng 6 tháng kể từ tháng 4 tới tháng 9 năm nay.

Trong cùng thời gian trên, các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19 sẽ được phép sửa đổi lợi nhuận ước tính cho năm 2020 đối với các khoản thanh toán thuế thu nhập hàng tháng mà không bị phạt.

Ngoài ra, các khách sạn, đại lý du lịch, hàng không, trung tâm mua sắm, hội nghị, triển lãm sẽ được giảm giá 15% tiền điện hàng tháng. Khách sạn sẽ được miễn thuế dịch vụ 6%, bắt đầu từ tháng 3 tới tháng 8 năm nay.

Ngân hàng trung ương Malaysia sẽ cung cấp chương trình cứu trợ đặc biệt trị giá 2 tỷ ringgit, tương đương hơn 480 triệu USD, chủ yếu dưới dạng vốn lưu động cho doanh nghiệp vừa và nhỏ với lãi suất 3,75%.

Chính phủ Malaysia yêu cầu tất cả ngân hàng cung cấp cứu trợ tài chính dưới hình thức lệnh thanh toán, bao gồm cơ cấu lại và gia hạn nợ với những doanh nghiệp và cá nhân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Ngân hàng trung ương có nhiệm vụ đảm bảo tất cả tổ chức tài chính hỗ trợ doanh nghiệp có nhu cầu và không có ngoại lệ nào.

Các tài xế taxi, tài xế xe buýt du lịch, hướng dẫn viên du lịch cũng như tài xế xích lô đã đăng ký sẽ nhận được khoản tiền trị giá 600 ringgit, tương đương khoảng 145 USD từ chính phủ do dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tiêu cực đến những người phụ thuộc vào ngành du lịch.

Nhiều khoản hỗ trợ, đầu tư khác đã được chính phủ Malaysia đưa ra nhằm hỗ trợ và thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng.

Singapore: 4,8 tỷ USD

Trước Malaysia, Singapore cũng công bố khoản hỗ trợ 4,8 tỷ USD nhằm đối phó với dịch Covid-19. Theo công bố ngân sách 2020 của Bộ Tài chính Singapore, 800 triệu USD sẽ được dành cho Bộ Y tế và các bộ khác để đối phó với dịch bệnh trong khi Gói hỗ trợ và ổn định trị giá 4 tỷ USD sẽ dành cho người lao động và doanh nghiệp nhằm vượt qua bất ổn kinh tế trong ngắn hạn.

Hàng loạt gói hỗ trợ doanh nghiệp tỷ USD được tung ra mùa Covid-19 1
Ngoài khoản tiền dành cho phòng, chống dịch, Singapore còn đưa ra gói hỗ trợ dành cho doanh nghiệp và người lao động. Ảnh: Ore Huiying/Getty Images.

Chính phủ Singapore cũng giới thiệu chương trình hỗ trợ việc làm nhằm hỗ trợ tiền lương cho những doanh nghiệp giữ chân người lao động địa phương. Quốc gia này cũng tăng cường chương trình tín dụng tiền lương nhằm giúp doanh nghiệp giải quyết chi phí tiền lương gia tăng.

Các doanh nghiệp sẽ được giảm thuế thu nhập cho năm 2020 và được giới thiệu các biện pháp khác để có dòng tiền.

Những doanh nghiệp trong ngành du lịch sẽ được nhận chương trình vay bắc cầu – khoản vay ngắn hạn được sử dụng cho tới khi cá nhân/ công ty củng cố được khả năng tài chính dài hạn hoặc thanh toán các nghĩa vụ nợ hiện tại cũng như có thể được giảm tới 30% thuế bất động sản cho năm 2020.

Đối với lĩnh vực hàng không, Singapore tiến hành giảm phí đỗ/ hạ cánh máy bay, hỗ trợ xử lý mặt đất cũng như giảm phí thuê đối với các cửa hàng, đại lý hàng hóa tại sân bay Changi.

Hồng Kông: 15,4 tỷ USD

Cơ quan tiền tệ của Hồng Kông cuối tháng 2 cũng công bố gói cứu trợ trị giá tới 120 tỷ USD Hồng Kông, tương đương khoảng 15,4 tỷ USD trong bản ngân sách mới nhất. Trước đó, một quỹ chống dịch bệnh trị giá 30 tỷ USD Hồng Kông (3,9 tỷ USD) đã được thành lập để thực hiện các biện pháp giúp tăng cường khả năng chống dịch và cung cấp hỗ trợ cho các doanh nghiệp và người dân.

Doanh nghiệp sẽ được tiếp cận một khoản vay lãi suất thấp ưu đãi theo chương trình bảo lãnh tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ với mức trần lên tới 2 triệu USD Hồng Kông, gần 260.000 USD dựa theo chi phí tiền lương và tiền thuê của doanh nghiệp trong 6 tháng. Thời gian trả nợ được kéo dài lên tới 3 năm.

Thuế thu nhập doanh nghiệp được giảm 100% với mức trần là hơn 2.500 USD cũng như miễn lệ phí đăng ký kinh doanh, trợ cấp tiền thuê trong vòng 6 tháng với các doanh nghiệp tái chế địa phương.

Trước tình trạng kinh tế và việc làm ngày càng ảm đạm do dịch Covid-19, Hồng Kông sẽ trợ cấp đặc biệt cho khoảng 200.000 hộ gia đình có thu nhập thấp, giảm thuế thu nhập cho người lao động năm 2019, 2020 với mức trần là hơn 2.500 USD.

Điều đáng chú ý là Hồng Kông tuyên bố giải ngân 10.000 USD Hồng Kông, tương đương khoảng 1.280 USD cho mọi cư dân từ 18 tuổi trở lên cư trú tại thị trường này với mục đích khuyến khích, thúc đẩy tiêu dùng nội địa và giảm gánh nặng tài chính cho người dân. Sẽ có khoảng 7 triệu người được hưởng lợi từ chính sách này.

"Mặc dù chương trình thanh toán tiền mặt sẽ tung ra một khoản tiền lớn, chương trình này là một biện pháp đặc biệt trong việc xem xét đến hoàn cảnh hiện tại và sẽ không đặt gánh nặng lên tài chính dài hạn", Cơ quan tiền tệ của Hồng Kông phân tích.

Trong khi một số quốc gia đã tung ra gói trợ cấp, một số khác đang xem xét và hỗ trợ thông qua giảm lãi suất.

 

Hạ lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp chống cú sốc Covid-19: Thuốc có đúng bệnh?

Hạ lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp chống cú sốc Covid-19: Thuốc có đúng bệnh?

Tài chính -  4 năm
Các chuyên gia khuyến cáo trong những trường hợp chống cú sốc ngắn hạn như hiện nay, chính sách tài khóa nên được ưu tiên hơn là chính sách tiền tệ.
Hạ lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp chống cú sốc Covid-19: Thuốc có đúng bệnh?

Hạ lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp chống cú sốc Covid-19: Thuốc có đúng bệnh?

Tài chính -  4 năm
Các chuyên gia khuyến cáo trong những trường hợp chống cú sốc ngắn hạn như hiện nay, chính sách tài khóa nên được ưu tiên hơn là chính sách tiền tệ.
Ngân hàng Nhà nước hạ trần lãi suất tiền gửi

Ngân hàng Nhà nước hạ trần lãi suất tiền gửi

Tài chính -  5 năm

Quyết định điều chỉnh giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực kể từ ngày 19/11

Bổ sung quy định cấp phép thăm dò và khai thác khoáng sản

Bổ sung quy định cấp phép thăm dò và khai thác khoáng sản

Tiêu điểm -  1 giờ

Luật Địa chất và khoáng sản sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua đã bổ sung nhiều quy định quan trọng nhằm siết chặt quản lý cấp phép thăm dò và khai thác khoáng sản.

Quốc hội chốt đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Quốc hội chốt đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Chiều ngày 30/11, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam với 443/454 đại biểu tán thành.

Tư tưởng lớn của Tổng Bí thư Tô Lâm và yếu tố quyết định thành công trong kỷ nguyên mới

Tư tưởng lớn của Tổng Bí thư Tô Lâm và yếu tố quyết định thành công trong kỷ nguyên mới

Leader talk -  2 giờ

Cả nước đang phấn đấu thi đua để hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ của năm 2024 và chuẩn bị cho năm mới 2025, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Đây là năm bản lề hết sức quan trọng để thực hiện thành công các Nghị quyết của Đảng cũng như các chương trình hành động của Chính phủ.

Làm gì để gạo Việt Nam bán được giá cao?

Làm gì để gạo Việt Nam bán được giá cao?

Tiêu điểm -  3 giờ

Gạo Việt Nam có chất lượng cao nhưng khó bán giá cao nếu không có giải pháp giải quyết nguồn vốn cho doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo.

Novaland nỗ lực cơ cấu dòng tiền

Novaland nỗ lực cơ cấu dòng tiền

Tài chính -  3 giờ

Novaland đang có những bước tiến khả quan trong đàm phán các khoản nợ khi đã đạt thỏa thuận với các chủ nợ với tổng giá trị lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng.

BIDV sẽ phát hành cho đối tác chiến lược ngay đầu 2025

BIDV sẽ phát hành cho đối tác chiến lược ngay đầu 2025

Tài chính -  3 giờ

BIDV cho biết đang làm việc để hoàn thành đợt phát hành cổ phiếu riêng lẻ tương ứng 2,9% vốn điều lệ ngay trong quý I/2025.

Dịch chuyển thương mại thời 'Trump 2.0', con đường nào cho Việt Nam?

Dịch chuyển thương mại thời 'Trump 2.0', con đường nào cho Việt Nam?

Tiêu điểm -  3 giờ

Dịch chuyển thương mại toàn cầu trong thời gian tới mang lại những cơ hội lẫn thách thức cho Việt Nam.