Tiêu điểm
Kinh tế toàn cầu chịu tác động ra sao khi Mỹ tăng lãi suất?
Thị trường tài chính toàn cầu đang 'dậy sóng' trước đồn đoán FED sẽ tăng lãi suất mạnh hơn dự kiến trong tuần này sau khi lạm phát tháng 5 ở Mỹ lập đỉnh 40 năm. Vậy lý do đằng sau cho sự 'dậy sóng' này là gì và nền kinh tế toàn cầu phải chịu tác động như thế nào khi Mỹ tăng lãi suất?
Bởi Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới, nên mọi động thái của nền kinh tế này đều có ảnh hưởng lập tức đến các thị trường toàn cầu.
Hiện tại, cả thế giới đều đang ‘để mắt’ về việc liệu Mỹ sẽ tăng lãi suất bao nhiêu % trong tuần này, dẫn đến những lo ngại về hiệu ứng gợn sóng trên toàn thế giới.
Đầu tiên, việc tăng lãi suất sẽ đi đôi với sự tăng giá của đồng nội tệ. Và ở nhiều nước, đồng USD được dùng làm tiêu chuẩn đánh giá tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế hiện tại và tương lai. Ở các nước phát triển, việc đồng USD mạnh hơn được nhìn nhận dưới khía cạnh tích cực. Nhưng điều này lại khác ở các nền kinh tế mới nổi.
Nâng giá đồng USD
Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã thực hiện nhiều năm nới lỏng định lượng để kích thích phục hồi kinh tế, trong đó lãi suất giảm xuống gần bằng 0 và duy trì mức này trong sáu năm tiếp theo. Điều này nhằm thúc đẩy các khoản đầu tư, cùng với chi tiêu của người tiêu dùng, từ đó kéo nền kinh tế Mỹ thoát khỏi suy thoái.
Trong những năm sau đó, nền kinh tế nước này đã bắt đầu phục hồi, và FED cho biết họ sẽ 'cân nhắc' tới việc tăng lãi suất.
Theo lịch sử, lãi suất cao hơn sẽ song hành với việc đồng USD tăng giá. Điều này ảnh hưởng đến các khía cạnh kinh tế trong nước và trên thế giới, đặc biệt là tín dụng, thị trường hàng hóa, cổ phiếu và cơ hội đầu tư.
Trái phiếu kho bạc
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những thay đổi trong lãi suất Mỹ. Có thể thấy, đường cong lợi suất trái phiếu kho bạc tại Mỹ nhanh chóng phản ánh biến động của lãi suất trong nước.
Theo đó, khi đường cong lợi suất này di chuyển lên hoặc xuống, tỷ giá toàn cầu được thiết lập. Vì trái phiếu kho bạc được coi là một tài sản không có rủi ro, nên bất kỳ thị trường chứng khoán nào cũng phải có tỷ lệ sinh lời cao hơn lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ để duy trì độ hấp dẫn nhất định. Tuy nhiên, nếu lãi suất Mỹ dự kiến sẽ tăng, các nhà đầu tư toàn cầu có xu hướng đổ tiền vào Mỹ, các thị trường mới nổi sẽ cảm thấy rất áp lực để duy trì sức hấp dẫn.
Cuối cùng, điều này có thể cản trở sự phát triển của thị trường việc làm ở các quốc gia đang phát triển, cùng với tỷ giá hối đoái và xuất khẩu.
Các khoản nợ bằng đồng USD
Do nền kinh tế Mỹ đang tiếp tục có những dấu hiệu tăng trưởng nên việc tăng lãi suất có thể là động thái đúng đắn của FED. Tuy nhiên, các các thị trường mới nổi sẽ bị ảnh hưởng.
Theo dữ liệu mới từ Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (Bank for International Settlements), tính đến hết quý IV/2022, các khoản nợ bằng đồng USD bên ngoài nước Mỹ hiện đã lên tới 13,4 nghìn tỷ USD, trong đó các thị trường mới nổi là 4,24 nghìn tỷ USD.
Các quốc gia thường xuyên thâm hụt thương mại như Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil và Nam Phi đã dùng các khoản nợ bằng đồng USD để bù vào thâm hụt trong các tài khoản vãng lai.
Trong tình huống lãi suất của Mỹ tăng và đồng USD cũng tăng giá, tỷ giá hối đoái giữa các nước đang phát triển và Mỹ có xu hướng mở rộng. Do đó, giá trị các khoản nợ bằng USD của các quốc gia đang phát triển sẽ tăng lên và trở nên khó kiểm soát.
Thị trường tín dụng
Nỗi sợ hãi của việc tăng lãi suất Mỹ có thể bắt nguồn từ các động thái siết tín dụng và cung tiền. Theo lý thuyết của kinh tế học, lãi suất cao hơn dẫn đến giảm cung tiền và đồng USD tăng giá, đồng thời ảnh hưởng tới các khoản vay và hợp đồng tín dụng.
Thị trường tín dụng toàn cầu theo sát chuyển động của trái phiếu kho bạc Mỹ. Khi lãi suất cơ bản tăng, lãi suất tín dụng cũng tăng theo. Từ khoản vay ngân hàng cho đến thế chấp, việc huy động vốn trở nên đắt đỏ hơn. Do đó, sự gia tăng chi phí vốn có thể cản trợ hoạt động tiêu thụ và sản xuất.
Các nền kinh tế mới nổi châu Á sẽ chịu ảnh hưởng sâu sắc từ việc tăng lãi suất ở Mỹ khi kéo theo sự rút lui của các dòng vốn nóng khỏi khu vực và tạo ra nhiều bất ổn hơn ở các quốc gia.
Trong vài năm qua, một số quốc gia đang phát triển đã vay các ngân hàng nước ngoài để kích thích tăng trưởng. Các khoản vay này được thúc đẩy bởi lãi suất thấp. Nhưng các điều kiện nhằm thắt chặt tín dụng sắp có hiệu lực sẽ làm giảm đáng kể các khoản cho vay ra nước ngoài.
Thị trường hàng hóa
Dầu, vàng, vải và các hàng hóa khác được định giá bằng đồng USD sẽ trở nên đắt đỏ hơn với những người không sử dụng thanh toán bằng đồng USD sau khi tỷ giá cao hơn. Các nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất hàng hóa và nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào sẽ trở nên tệ hơn, khi các sản phẩm công nghiệp gốc của họ giảm giá trị, các dòng vốn từ tín dụng khả dụng của họ cũng bị thu hẹp lại.
Hoạt động ngoại thương
Bỏ qua những tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu đã nêu phía trên, thì việc lãi suất Mỹ tăng sẽ có lợi cho hoạt động ngoại thương. Đồng USD mạnh hơn, cùng với sự tăng lên của tỷ giá sẽ thúc đẩy nhu cầu của Mỹ đối với các sản phẩm trên khắp thế giới, từ đó tăng lợi nhuận doanh nghiệp trong và ngoài nước Mỹ.
Bởi vì những biến động trên thị trường chứng khoán phản ánh niềm tin về sự tăng trưởng hay thu hẹp của các ngành. Kết quả lợi nhuận tăng đột biến sẽ dẫn đến thị trường chứng khoán sẽ phục hồi.
Tóm lại
Lãi suất là ‘kim chỉ nam’ cho tăng trưởng của nền kinh tế. Tại Mỹ, động thái tăng lãi suất của FED dự kiến sẽ thúc đẩy tăng trưởng và sự phấn khởi của một bộ phận nhà đầu tư, đồng thời xoa dịu nền kinh tế. Lãi suất cao hơn có thể giúp nền kinh tế tránh được bẫy thừa cung và bong bóng tài sản được thúc đẩy bởi tín dụng rẻ.
Mặc dù mối quan tâm hàng đầu của FED là nền kinh tế Mỹ, nhưng họ cũng sẽ chú ý đến tác động của việc tăng lãi suất lên hoạt động ngoại thương, thị trường tín dụng và hàng hóa thế giới.
Khả năng xảy ra ‘cuộc đua’ tăng lãi suất sau Fed?
Khả năng xảy ra ‘cuộc đua’ tăng lãi suất sau Fed?
Tại các thị trường mới nổi châu Á, các chuyên gia cho rằng sẽ ít có khả năng cơ quan điều hành chính sách tiền tệ nâng lãi suất trong trường hợp Fed cứng rắn hơn.
Động thái của Fed sắp tới áp lực gì lên Việt Nam?
Với những diễn biến trên thị trường hiện nay, dự báo lãi suất tại Việt Nam sẽ ít khả năng tăng trở lại, đồng nội tệ mất giá nhẹ.
Diễn biến lãi suất sẽ ra sao nếu Fed thắt chặt tiền tệ?
Dự báo trong vòng hai năm tới, Việt Nam sẽ chỉ có một đợt điều chỉnh tăng lãi suất, nâng lên mức 4,5% so với con số 4% hiện tại.
Sau tín hiệu thắt chặt, Fed có thể năng lãi suất vào 2022
Trong động thái mới nhất, Fed tiếp tục giữ mức lãi suất thấp kỷ lục. Đây là lần thứ 10 liên tiếp cơ quan này không điều chỉnh sau khi giảm mạnh lãi suất vào tháng 4 năm ngoái.
Aqua City của Novaland được gỡ vướng
Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.
Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35
Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.
Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.
WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi
WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.
Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.