Sở hữu trí tuệ

Ký tên lên tranh đạo nhái, “Phù thủy vẽ tranh” có xâm phạm bản quyền?

Hường Hoàng Thứ hai, 14/11/2022 - 14:25

Mua một bức tranh đạo nhái ở lề đường, Phạm Hồng Minh, người được mệnh danh là “Phù thủy vẽ tranh” của Vietnam’s got talent 2013, đã kí tên mình vào bức tranh. Với hành động này, anh đã bị họa sĩ Lê Thế Anh – tác giả của bức tranh tố cáo là vi phạm bản quyền.

Bức tranh "Cô gái Dao đỏ" bản gốc (bên phải) và bản nhái (bên trái) (Ảnh: Họa sĩ Lê Thế Anh)

Họa sĩ thường kí tên lên các bức tranh của mình để khẳng định họ chính là chủ sở hữu. Vậy trong tình huống vừa nêu, liệu “Phù thủy vẽ tranh” có thực sự vi phạm bản quyền?

Nhiều tranh cãi về hai bức tranh vi phạm

Mới đây, họa sĩ Lê Thế Anh, giảng viên tại Trường đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội, đã bày tỏ sự bức xúc khi hai bức tranh chép tác phẩm của anh đã bị “phù thủy vẽ tranh” Phạm Hồng Minh – một người tương đối nổi tiếng trong giới giải trí - ký tên lên.

Khi phát hiện sự việc, họa sĩ Lê Thế Anh đã nhắn tin cho Phạm Hồng Minh nhằm làm rõ, tuy nhiên không nhận được phản hồi. Vì vậy, anh đã để lại bình luận trên Facebook cá nhân của Phạm Hồng Minh, bày tỏ sự không hài lòng với hành động của người này.

Với sự quan tâm đông đảo của cộng đồng mạng về sự việc, Phạm Hồng Minh sau đó thừa nhận mình đã mua hai bức tranh này ở dọc đường Trần Phú (con phố “nổi danh” bán tranh sao chép ở quận 5, TP. HCM), và vì rất thích thú nên đã kí tên lên.

Ký tên lên tranh đạo nhái, “Phù thủy vẽ tranh” có xâm phạm bản quyền?
Bức tranh Cô gái Dao đỏ được Phạm Hồng Minh kí tên lên góc phải bên dưới (Ảnh: Họa sĩ Lê Thế Anh cung cấp)

Chia sẻ quan điểm của mình, họa sĩ Lê Thế Anh cho biết, anh không tin rằng hai bức tranh này được Phạm Hồng Minh mua của người khác, mà do chính Phạm Hồng Minh chép hoặc chỉ đạo chép tranh trong xưởng tranh thương mại. Anh cũng khẳng định rằng mình có những bằng chứng cụ thể về những khẳng định này.

Về hành vi ký tên lên tranh chép, họa sĩ Thế Anh cho biết: "Tôi chưa gặp trường hợp nào mua tranh và ký tên lên đó cả. Thực ra mua hay không mua không quan trọng, mấu chốt vấn đề là ký tên lên thì bạn nhận là tác giả của tranh. Trong khi đó, tác phẩm đã được tôi đăng ký bản quyền, tổ chức triển lãm và bán cho nhà sưu tập. Tranh có giá trị nhất là ở chữ ký".

Theo họa sĩ, bức Lì xì nhé, kích thước 80x85 cm, chất liệu sơn dầu, được sáng tác năm 2016 và bức Cô gái Dao đỏ, vẽ năm 2013, kích thước 75x90 cm. Hai tác phẩm đều có giấy chứng nhận bản quyền và đã được bán cho nhà sưu tập.

Ký tên lên tranh đạo nhái, “Phù thủy vẽ tranh” có xâm phạm bản quyền?
Bức tranh "Lì xì nhé" bản gốc (bên phải) và bản nhái (bên trái) (Ảnh: Họa sĩ Lê Thế Anh)

Về phần mình, Phạm Hồng Minh khẳng định không sao chép mà mua bức tranh. Theo anh, khi đã mua tranh về đó là quyền sở hữu của người mua, nên họ viết, ký, vẽ hay bán lại cho ai đó là quyền lợi của họ.

Họa sĩ Lê Thế Anh cho biết, hiện anh đang yêu cầu Phạm Hồng Minh xin lỗi công khai trên báo chí và hủy hai tác phẩm. Nếu không, họa sĩ sẽ nhờ đến sự can thiệp của pháp luật.

Ý kiến của chuyên gia

Trước khi đi sâu vào những phân tích của chuyên gia về vấn đề này, chúng ta cần nắm vững một số nội dung sau:

Thứ nhất, luật bản quyền sẽ bảo vệ hai quyền chính của tác giả, bao gồm quyền tài sản và quyền thân nhân. Quyền tài sản nghĩa là tác giả có quyền can thiệp vào hoạt động phân phối (cho, bán, tặng…), vào hoạt động sao chép (in ấn), hoạt động làm tác phẩm phái sinh… của tác phẩm.

Quyền nhân thân quy định rằng tác giả có quyền định đoạt và can thiệp vào việc đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm.

Thứ hai, trong Bộ Luật dân sự có sử dụng thuật ngữ “ngay tình”. “Ngay tình” là hành động một người nào đó giao dịch một sản phẩm, dịch vụ nào đó đúng theo quy định của pháp luật nhưng lại không đoán được những hậu quả mà giao dịch đó sẽ gây ra.

Theo luật gia Nguyễn Ngô Thành Danh, chuyên viên pháp chế mảng sở hữu trí tuệ, trong trường hợp hai bức tranh này được Phạm Hồng Minh sao chép lại, theo Luật bản quyền, Phạm Hồng Minh đã vi phạm bản quyền đối với tranh của họa sĩ Lê Thế Anh.

Tuy nhiên, trong trường hợp hai bức tranh chép này được Phạm Hồng Minh mua lại của người khác và ký tên lên, lợi thế chưa hẳn đã nghiêng về phía tác giả của bức tranh “Cô gái Dao Đỏ”.

Cụ thể, theo ông Danh, nếu mua lại tác phẩm từ người khác tức là không trực tiếp có hành vi sao chép, Phạm Hồng Minh sẽ không bị xem xâm phạm quyền tài sản của họa sĩ Lê Thế Anh bởi một số lí do như sau:

- Về quyền sao chép, nếu mua lại tác phẩm từ người khác, tức không trực tiếp có hành vi sao chép, Phạm Hồng Minh hiển nhiên không xâm phạm quyền tài sản của họa sĩ Thế Anh.

- Về quyền phân phối bức tranh, chúng ta lại xét thêm một thuật ngữ nữa là “cạn quyền phân phối”. Cạn quyền phân phối có nghĩa là một khi tác giả đã cho phép tạo những bản sao (in ấn, remix…) của mình và đã bán chúng đi, những người sở hữu của bản sao đó có quyền bán, cho tặng bản sao đó mà không bị cho là vi phạm bản quyền.

Theo quy định của Luật Bản quyền sửa đổi năm 2022, họa sĩ Lê Thế Anh không bị “cạn” quyền phân phối tác phẩm trong tình huống này, bởi bản sao bức tranh là hàng nhái nên không được họa sĩ Lê Thế Anh cho phép bán ra. Do đó mọi hành vi bán lại bức tranh chép, trên nguyên tắc, phải được sự đồng ý của họa sĩ Lê Thế Anh.

Tuy vậy, nếu ngay tình, (tức không nhận thức được và không có cách để phát hiện ra đó không phải là bức tranh gốc) thì việc Phạm Hồng Minh mua và bán lại bức tranh chép có thể được xét là không xâm phạm quyền phân phối.

Trước đây, Việt Nam cũng đã có án lệ có một số nét tương đồng về tình huống này. Cụ thể, năm 2019, vụ kiện công ty Lý Hải nhận chuyển nhượng quyền tác giả của bài thơ Gánh Mẹ từ một người không có quyền, nhưng vì ngay tình nên vẫn được xét là không vi phạm bản quyền.

Trong khi đó, về quyền nhân thân, chúng ta xét hai điều khoản trong Luật sở hữu trí tuệ dưới đây.

Thứ nhất, theo khoản 2, điều 19 Luật sở hữu trí tuệ có quy định về quyền được đứng tên/bút danh và được nêu tên khi tác phẩm được sử dụng. Nếu xét theo câu trên thì khó có thể khẳng định được rằng việc ký tên lên tác phẩm của người khác là vi phạm quyền nhân thân.

Hơn nữa, quyền trên không cấm người mua được đề tên của họ lên tác phẩm, có nghĩa là việc cả tác giả và người dùng đều ký tên lên tác phẩm là điều bình thường. Thêm vào đó, trong trường hợp này, người sử dụng đã thừa nhận ngay từ đầu họ là người mua lại tác phẩm, tức không phải là tác giả, vậy ở đây đã không có sự mạo danh tác giả.

Thứ hai, theo khoản 4, điều 19 về các hành vi xuyên tạc, cắt xén, sửa chữa tác phẩm, rõ ràng, hành động ký tên lên tác phẩm không làm thay đổi hình thức thể hiện của tác phẩm, cũng không làm cho người xem thay đổi cảm nhận về tính mỹ thuật của tác phẩm. Theo quy định này, việc ký tên lên bức tranh không thể bị xem là cắt xén, xuyên tạc tác phẩm.

Chỉ trong trường hợp nếu thẩm định bức tranh cho thấy hành động ký tên lên tranh là hành vi sửa chữa tác phẩm đến mức gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả (đặc biệt là khi tư cách của tác giả không bị mạo nhận), thì Phạm Hồng Minh mới được xem là vi phạm quyền nhân thân.

Cuối cùng, theo luật gia Nguyễn Ngô Thành Danh, trong tình huống Phạm Hồng Minh là người chép bức tranh, anh này đã vi phạm luật bản quyền. Tuy vậy, trong tình huống Phạm Hồng Minh chỉ là người mua tranh nhái và ký tên lên tác phẩm, đây khó có thể được xem là hành vi vi phạm luật, vì vậy họa sĩ Lê Thế Anh nên cân nhắc khi đưa đơn khởi kiện.

Gần 80% tác phẩm âm nhạc bị xâm phạm bản quyền

Gần 80% tác phẩm âm nhạc bị xâm phạm bản quyền

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Trong ngành công nghiệp sáng tạo, âm nhạc là lĩnh vực bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nhiều nhất, sau đó đến lĩnh vực điện ảnh và xuất bản.

SHB đồng hành cùng VTV sở hữu bản quyền phát sóng FIFA World Cup 2022

SHB đồng hành cùng VTV sở hữu bản quyền phát sóng FIFA World Cup 2022

Nhịp cầu kinh doanh -  2 năm

Với mong muốn mang những trận cầu đỉnh cao đến với hàng triệu người hâm mộ cả nước trong mùa World Cup 2022TM, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đồng hành cùng VTV sở hữu bản quyền 64 trận đấu hay nhất hành tinh.

'2, 3 con mực': câu chuyện bản quyền remix bài hát?

'2, 3 con mực': câu chuyện bản quyền remix bài hát?

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Mới đây, bài hát với câu “2, 3 con mực” rất đình đám trên mạng xã hội Việt Nam đã bị một nhà sản xuất Canada tố cáo là vi phạm bản quyền. Thông tin này đã tạo ra nhiều ý kiến trái chiều, đồng thời gióng lên một hồi chuông “nho nhỏ” đối với thị trường làm nhạc Việt Nam, nhất là với những bên làm lại giai điệu (remix) từ bài hát của tác giả khác.

Cần cơ quan chức năng vào cuộc vụ phim hoạt hình Việt bị xâm hại bản quyền

Cần cơ quan chức năng vào cuộc vụ phim hoạt hình Việt bị xâm hại bản quyền

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) vừa gửi văn bản đến Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông, đại diện Google tại Việt Nam đề nghị bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp số Việt Nam là Sconnect trong vụ tranh chấp bản quyền bộ phim hoạt hình Wolfoo.

Aqua City của Novaland được gỡ vướng

Aqua City của Novaland được gỡ vướng

Bất động sản -  4 giờ

Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.

Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35

Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35

Diễn đàn quản trị -  6 giờ

Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.

Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam

Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam

Nhịp cầu kinh doanh -  6 giờ

Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?

Leader talk -  7 giờ

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.

VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ

VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ

Nhịp cầu kinh doanh -  7 giờ

VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.

WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi

WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi

Nhịp cầu kinh doanh -  7 giờ

WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.

Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập

Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập

Leader talk -  9 giờ

Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.