Tài chính
Làm sao để không dính nợ xấu ngân hàng?
Hiện nay, chủ đề nợ xấu được rất nhiều người quan tâm bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc vay tín chấp, vay thế chấp, thậm chí là mở thẻ tín dụng... tại các ngân hàng và tổ chức tín dụng. Vậy nợ xấu là gì và ảnh hưởng ra sao đến bạn?
Nợ xấu là gì?
Nợ xấu là một khái niệm thuộc ngành tài chính – ngân hàng, được hiểu là các khoản nợ khó đòi khi người vay không trả nợ khi đến hạn phải thanh toán như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Vượt 90 ngày quá hạn thanh toán, người vay sẽ được liệt kê vào nhóm khách hàng nợ xấu trên hệ thống của Trung tâm thông tin Tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC). Thời gian trả nợ càng chậm, càng dài thì nhóm nợ xấu càng cao, dẫn đến nhiều hệ quả đối với các giao dịch tín dụng về sau.
Phân loại các nhóm nợ xấu
Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 02/2013/TT-NHNN, sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 09/2014/TT-NHNN, nợ xấu được hệ thống CIC phân theo 05 nhóm như sau:
Nhóm 1 - Nợ đủ tiêu chuẩn: Nhóm nợ này bao gồm nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn; và nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi đã quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn.
Nợ nhóm 2 - Nợ cần chú ý: Nợ nhóm 2 cần chú ý các khoản nợ gồm nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu.
Nợ nhóm 3 - Nợ dưới tiêu chuẩn: Nhóm nợ này bao gồm các khoản nợ gồm nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; và nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
Nợ nhóm 4 - Nợ nghi ngờ: Nhóm nợ này bao gồm nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai.
Nợ nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn: Nhóm nợ này gồm nợ quá hạn trên 360 ngày; nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn từ 30 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai.
Căn cứ khoản 8 Điều 3 Thông tư 11/2021/TT-NHNN, nợ xấu là nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5, bởi khi thuộc ba nhóm nợ này, khả năng thu hồi vốn vay rất khó, thậm chí nợ nhóm 5 còn được liệt vào có khả năng mất vốn.
Dính nợ xấu thì có vay vốn được không?
Khi ở nhóm nợ 1, khả năng trả nợ của khách hàng tốt nên sẽ dễ dàng được xét duyệt khi có nhu cầu vay tín dụng, thế chấp hoặc mở thẻ tín dụng tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng. Khách hàng thuộc nhóm nợ 2 cũng tương tự. Tuy nhiên, so với các trường hợp thông thường khác, khách hàng thuộc nhóm nợ 1 và 2 sẽ phải đáp ứng thêm các yêu cầu khắt khe hơn.
Đối với nhóm nợ 3, 4 và 5 sẽ được, các ngân hàng và các tổ chức tài chính sẽ không thông qua bất cứ khoản vay nào trong vòng 5 năm. Cho đến khi các khoản dư nợ thuộc diện nợ xấu được thanh toán hết và người vay trải qua thời gian thử thách theo quy định (nợ nhóm 2 là 12 tháng, nợ xấu nhóm 3, 4, 5 là 5 năm) thì mới được phép vay tiếp. Ngoài ra, người thân chung sổ hộ khẩu với người vay thuộc diện nợ xấu cũng bị ảnh hưởng hoặc có thể không được vay tiền tùy theo quy định của từng ngân hàng.
Ngoài ra, khi bị nợ xấu ngân hàng, người vay sẽ bị tính phí phạt quá hạn rất cao. Lãi suất được tính dựa trên số tiền gốc, lãi quá hạn nhân với thời gian quá hạn thực tế và để càng lâu thì số tiền phạt càng tăng. Với những khoản vay có tài sản đảm bảo, người vay có khả năng mất luôn tài sản thế chấp nếu quá hạn trả nợ và lãi suất quá hạn dần tiệm cận với giá trin tài sản thế chấp.
Làm sao để không dính nợ xấu ngân hàng?
Để tránh xảy ra tình trạng nợ xấu gây khó khăn cho việc vay vốn sau này, người vay cần tuân thủ đúng thời gian và số tiền cần trả định kỳ theo cam kết đã được thể hiện trong hợp đồng tín dụng.
Đầu tiên, trước khi quyết định vay vốn, người vay cần tự đánh giá năng lực trả nợ của bản thân, đồng thời lên kế hoạch cụ thể cho lộ trình thanh toán các khoản vay bao gồm trường hợp có biến cố xảy ra.
Tiếp theo, cần hiểu rõ các điều khoản trả nợ được thể hiện trong hợp đồng tín dụng. Nghiêm túc tuân thủ việc trả nợ đúng hạn.
Trong trường hợp bất khả kháng không thể trả nợ theo đúng cam kết, người vay cần liên hệ với ngân hàng hoặc tổ chức tài chính để tìm ra phương án trả nợ phù hợp nhất.
Ngân hàng bước vào cuộc đua tăng vốn, xử lý nợ xấu mới
VIB đạt lợi nhuận 6 tháng hơn 5.000 tỷ, tăng 27% so với cùng kỳ
Ngân hàng Quốc Tế (VIB) công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.000 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 30%, tiếp tục trong nhóm dẫn đầu thị trường.
Lợi nhuận quý I của VIB đạt gần 2.300 tỷ đồng
Ngân hàng Quốc Tế (VIB) công bố kết quả kinh doanh quý 1 năm 2022 với lợi nhuận đạt gần 2.300 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 26% so với cùng kỳ và tiếp tục duy trì vị thế top đầu ngành về hiệu quả hoạt động với ROE đạt 30%.
VIB huy động thành công 260 triệu USD khoản vay hợp vốn quốc tế
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Ngân hàng Quốc Tế (VIB) công bố thỏa thuận khoản vay hợp vốn trị giá 260 triệu USD nhằm tăng cường khả năng tiếp cận tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), cá nhân kinh doanh, đồng thời đẩy mạnh tài trợ vốn mua, sửa chữa nhà cho khách hàng cá nhân.
VIB chốt mục tiêu lợi nhuận 10.500 tỷ đồng
VIB hôm nay đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2022 tại TP.HCM. Phương án chia cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 35%, tăng vốn điều lệ lên trên 21.000 tỷ đồng và đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2022 đạt 10.500 tỷ đồng đã được thông qua.
Tìm động lực cho khu vực kinh tế bị 'lãng quên'
Các chuyên gia nhận định khu vực kinh tế tư nhân đã phát triển mạnh mẽ nhưng đa phần quy mô nhỏ và vừa, hạn chế về tài chính và khả năng cạnh tranh.
Tích cực huy động vốn, FPTS vẫn đặt mục tiêu 'đi lùi'
Mặc dù đẩy mạnh huy động vốn bổ sung hoạt động kinh doanh, FPTS lại lên kế hoạch kinh doanh thấp nhất so với kết quả thực hiện từ năm 2021 tới nay.
Techcombank tiến sâu vào thị trường bảo hiểm
Techcombank đánh giá thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển, kinh tế trên đà hồi phục mạnh mẽ.
TPS mạnh tay đầu tư trái phiếu dưới thời Chủ tịch Đỗ Anh Tú
Đóng góp chính vào kết quả kinh doanh của TPS chủ yếu đến từ lãi bán các tài sản tài chính và thu nhập hoạt động khác, chiếm 65% tổng doanh thu hoạt động.
TPBank thông tin về việc từ nhiệm của ông Đỗ Anh Tú
Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - HOSE: TPB) đưa ra thông tin nhận được đơn từ nhiệm của ông Đỗ Anh Tú – Phó chủ tịch hội đồng quản trị.
Phát Đạt phủ nhận liên quan vụ thao túng giá cổ phiếu PDR
Phát Đạt khẳng định không có liên quan đến hai cá nhân bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt vì thao túng giá cổ phiếu PDR.
Tìm động lực cho khu vực kinh tế bị 'lãng quên'
Các chuyên gia nhận định khu vực kinh tế tư nhân đã phát triển mạnh mẽ nhưng đa phần quy mô nhỏ và vừa, hạn chế về tài chính và khả năng cạnh tranh.
Tích cực huy động vốn, FPTS vẫn đặt mục tiêu 'đi lùi'
Mặc dù đẩy mạnh huy động vốn bổ sung hoạt động kinh doanh, FPTS lại lên kế hoạch kinh doanh thấp nhất so với kết quả thực hiện từ năm 2021 tới nay.
Ông lớn địa ốc 'tạo sóng' nhà ở xã hội
Hàng loạt doanh nghiệp bất động sản hàng đầu đã và đang đẩy mạnh xây dựng dự án, tăng tốc trong cuộc đua xây dựng nhà ở xã hội.
Chuyển đổi tư duy theo mô hình lãnh đạo số toàn diện
Mô hình lãnh đạo số toàn diện phản ánh sự kết hợp giữa chuyển đổi số, quản trị dữ liệu và tối ưu vận hành.
Chủ xe dự thi cá nhân hóa: 'Chỉ có VF 3 mới cho tôi cảm hứng sáng tạo'
Không khí tại ba điểm cầu Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM trong ngày diễn ra “Ngày hội sáng tạo VF 3” càng về chiều càng trở nên sôi động. Theo ghi nhận, thời điểm hiện tại, ban giám khảo ở cả 3 miền đều đã có sơ bộ điểm số chấm cho những mẫu xe “độ” đẹp nhất.
Tương lai doanh nghiệp với ưu đãi thuế xanh
Ưu đãi thuế xanh thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi xanh, giảm thiểu tác động môi trường, nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo lợi thế cạnh tranh bền vững.