Sở hữu trí tuệ

Lenovo phải trả 140 triệu đô la cho các bằng sáng chế của InterDigital

Hương Giang Chủ nhật, 26/03/2023 - 18:42

Trong tuần qua, Tòa án tối cao Luân Đôn đã đưa ra phán quyết yêu cầu công ty Lenovo (Trung Quốc) bồi thường cho công ty InterDigital (Hoa Kỳ) một khoản tiền trị giá 138,7 triệu đô la, trong tranh chấp cấp phép sáng chế kéo dài hơn 3 năm giữa hai bên.

Đáng nói, mặc dù phải trả một số tiền không hề nhỏ, Lenovo cho rằng phán quyết này là một chiến thắng lớn cho hãng.

Ông John Mulgrew, Phó chủ tịch kiêm phó tổng cố vấn của Lenovo, phát biểu sau phiên tòa: “Lenovo cảm ơn tòa án vì phán quyết trong vụ kiện giữa InterDigital và Lenovo. Chúng tôi coi đây là một thắng lợi lớn cho ngành công nghệ và cho khách hàng cúa chúng tôi”.

Vì sao Lenovo lại phản ứng như vậy? Theo phán quyết, Lenova phải trả khoản tiền một lần là 138,7 triệu đô la đối với doanh số bán hàng sử dụng những công nghệ từ bằng sáng chế của InterDigital từ năm 2007 cho đến cuối năm 2023. Trong khi đó, số tiền mà InterDigital mong muốn nhận được lớn hơn rất nhiều – 337 triệu đô la cho giấy phép sử dụng trong 6 năm.

Có thể thấy rằng, số tiền bồi thường kì vọng giữa hai bên là rất khác nhau. Về nguyên tắc, những bằng sáng chế về di động và truyền thông cần phải tuân theo nguyên tắc công bằng, hợp lý và không phân biệt đối xử (Fair, reasonable, and non-discriminatory - FRAND), bởi đây là những bằng sáng chế thiết yếu tiêu chuẩn (standard essential patents - SEPs). Bằng sáng chế thiết yếu tiêu chuẩn là những bằng sáng chế cần được cấp phép bởi các nhà sản xuất để đảm bảo rằng sản phẩm của họ đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật.

Trên nguyên tắc FRAND, chủ sở hữu bằng sáng chế cần phải cấp phép công nghệ cho bên sử dụng ở mức độ hợp lý. Theo cáo buộc của Lenovo, InterDigital đã không thực hiện đúng theo nguyên tắc này. Trong khi đó, theo kết luận của thẩm phán Mellor, thẩm phán trong phiên tòa tranh chấp giữa Lenovo và InterDigital thời gian vừa qua, những nỗ lực dàn xếp tranh chấp trước đây của cả hai bên đã không tuân theo các tắc này.

“Dựa trên kết quả từ phân tích và so sánh, tôi thấy rằng cả chương trình cấp phép mở rộng 5G của InterDigital cũng như khoản thanh toán trọn gói của Lenovo đều không tuân theo nguyên tắc FRAND hoặc thuộc phạm vi FRAND”, thẩm phán Mellor nhận định.

Ông John Mulgrew, Giám đốc sở hữu trí tuệ của Lenovo, nhận định rằng phán quyết này của tòa đã "củng cố vai trò quan trọng của nguyên tắc FRAND trong việc tạo điều kiện thuận lợi cấp phép minh bạch và công bằng đối với những công nghệ được tiêu chuẩn hóa".

Phán quyết này được đưa ra tại phiên tòa thứ sáu giữa InterDigital và Lenovo. Theo tài liệu của tòa án, cả sáu phiên tòa tập trung vào các điều khoản công bằng, hợp lý và không phân biệt đối xử (FRAND).

Phiên tòa đã kết thúc, nhưng các tranh chấp pháp lý có thể sẽ không kết thúc sớm như vậy. Ông Josh Schmidt, Giám đốc pháp lý của InterDigital, cho biết InterDigital rất hoan nghênh quyết định của tòa án và gọi đó là "phán quyết quan trọng đầu tiên theo nguyên tắc FRAND đối với những bằng sáng chế thiết yếu tiêu chuẩn, công nhận rằng người được cấp phép phải thanh toán đầy đủ."

Tuy nhiên, hoan nghênh không đồng nghĩa với việc InterDigital đồng ý với tất cả các kết luận của tòa án.

"Chúng tôi dự định kháng cáo, vì chúng tôi tin rằng một số khía cạnh của phán quyết này không phản ánh chính xác chương trình cấp phép của chúng tôi," Ông Schmidt tuyên bố.

InterDigital là trung tâm của nhiều vụ kiện về bằng sáng chế trong nhiều năm. Trong đó, những vụ kiện và tranh chấp của InterDigital với Microsoft, Huawei, Samsung và những công ty khác có tình tiết tương đối giống so với vụ kiện lần này với Lenovo.

Bình luận về vụ việc, ông Mark Marfe, Luật sư bằng sáng chế tại London, người không liên quan đến vụ việc, cho biết phán quyết này củng cố quyết định của Tòa án tối cao Vương quốc Anh về việc cấp giấy phép FRAND toàn cầu.

Trung Quốc là khu vực tài phán duy nhất trên thế giới mà tại đó các tòa án ấn định tỷ lệ FRAND toàn cầu cho những bằng sáng chế thiết yếu tiêu chuẩn.

Ông Marfe cho rằng "mọi con mắt sẽ đổ dồn về Tòa án Sáng chế Thống nhất (tòa án cấp bằng sáng chế chung của các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu)” sẽ khai mạc vào tháng 6 này, để xem liệu tòa án này có tiếp cận tương tự hay không.

Đi trước đối thủ 2 bước nhờ bảo hiểm sở hữu trí tuệ

Đi trước đối thủ 2 bước nhờ bảo hiểm sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Bảo hiểm sở hữu trí tuệ là một bộ phận của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Đây là loại bảo hiểm bảo vệ doanh nghiệp khỏi những khiếu nại vi phạm quyền sở hữu trí tuệ (IP) của các cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp khác.

Phụ nữ với sở hữu trí tuệ - Thúc đẩy đổi mới sáng tạo

Phụ nữ với sở hữu trí tuệ - Thúc đẩy đổi mới sáng tạo

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Theo công bố của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), chủ đề của Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2023 là: “Phụ nữ với Sở hữu trí tuệ - Thúc đẩy đổi mới sáng tạo”. Đây là chủ đề nhằm tôn vinh hoạt động đổi mới sáng tạo của nữ giới, đồng thời khuyến khích phụ nữ tìm hiểu và ứng dụng hiệu quả các công cụ sở hữu trí tuệ.

Quyền thừa kế và sở hữu trí tuệ

Quyền thừa kế và sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Năm 1959, ca sĩ, nhạc sĩ Cowboy Jack thành lập một công ty sản xuất và xuất bản âm nhạc được biết đến với cái tên Clementvision. Kể từ khoảng năm 1975, ông đã biến ngôi nhà của mình ở Nashville thuộc tiểu bang Tennessee Hoa Kỳ thành một phòng thu âm, do Clementvision sở hữu và điều hành.

Bảo hộ sở hữu trí tuệ ở Trung Quốc: Tốt hơn nhiều người vẫn nghĩ

Bảo hộ sở hữu trí tuệ ở Trung Quốc: Tốt hơn nhiều người vẫn nghĩ

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Năm 2021, luật sáng chế mới tại Trung Quốc chính thức có hiệu lực. Với bộ luật này, Trung Quốc đang đẩy mạnh các chính sách, hoạt động chống lại các hành vi vi phạm quyền sáng chế.

Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận 'Cà rốt Lương Tài'

Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận 'Cà rốt Lương Tài'

Sở hữu trí tuệ -  11 tháng

Vừa qua, huyện Lương Tài (Bắc Ninh) đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ để xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Cà rốt Lương Tài”.

Nhiều thành tựu trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

Nhiều thành tựu trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ -  11 tháng

Trong năm 2023 vừa qua, hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Động lực tăng trưởng mới từ tài sản trí tuệ

Động lực tăng trưởng mới từ tài sản trí tuệ

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Doanh nghiệp Việt cần đầu tư vào đổi mới sáng tạo để tăng sức đề kháng và thoát khỏi bẫy tăng trưởng âm.

Tích hợp quản trị tài sản trí tuệ vào thực hành ESG

Tích hợp quản trị tài sản trí tuệ vào thực hành ESG

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Việt Nam xếp thứ 46 về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Việt Nam xếp thứ 46 về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Xếp hạng thứ 46, Việt Nam tiếp tục là một trong 3 quốc gia giữ kỷ lục về tốc độ đổi mới sáng tạo trong 13 năm liên tiếp.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  6 giờ

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  10 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  14 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  15 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.

Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe

Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe

Nhịp cầu kinh doanh -  16 giờ

Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.

SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ

SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ

Nhịp cầu kinh doanh -  16 giờ

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.

Chuyển nhượng vốn: Những lưu ý để tránh bị phạt thuế

Chuyển nhượng vốn: Những lưu ý để tránh bị phạt thuế

Sổ tay quản trị -  17 giờ

Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.