Cảnh báo về rủi ro trong hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ
Ủy ban Cạnh tranh quốc gia đã đưa ra một loạt cảnh báo quan trọng về các rủi ro tiềm ẩn trong hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ đối người tiêu dùng tại Việt Nam.
Theo Ủy ban Cạnh tranh quốc gia, người tiêu dùng cần lưu ý một số vấn đề khi tham gia loại hình hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ tại Việt Nam.
Dựa trên kinh nghiệm quốc tế và phản ánh từ người dân, dưới đây là những điểm cần nghiên cứu kỹ trước khi quyết định giao dịch.
Người mua thường phải thanh toán một khoản lớn khi ký hợp đồng, cùng với chi phí hàng năm có thể lên tới hàng chục triệu đồng. Tuy nhiên, các khoản này thường không được quy định rõ ràng trong hợp đồng, bao gồm mức phí cụ thể, cách thức điều chỉnh phí, và tiêu chuẩn dịch vụ. Một số điều khoản còn trao cho bên cung cấp dịch vụ quyền tự quyết định mức phí hàng năm, dẫn đến thiếu minh bạch cho người mua.
Dù được quảng cáo với các dịch vụ đẳng cấp quốc tế, chất lượng thực tế thường không được cụ thể hóa trong hợp đồng. Điều này khiến người mua gặp khó khăn khiếu nại nếu dịch vụ không đạt yêu cầu. Việc không rõ ràng trong cam kết dịch vụ có thể dẫn đến sự không tương xứng giữa chi phí phải trả và kỳ vọng ban đầu của khách hàng.
Một số người mua kỳ vọng vào khả năng đầu tư sinh lời từ hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ, nhưng điều này thường không được đảm bảo trong hợp đồng. Việc chuyển nhượng hợp đồng hoặc quyền lợi thường đòi hỏi sự đồng ý bằng văn bản từ bên cung cấp dịch vụ, và các điều kiện chuyển nhượng có thể thay đổi theo thời gian, không được quy định cụ thể khi ký hợp đồng.
Mặc dù quảng cáo hứa hẹn về việc nghỉ dưỡng tại nhiều địa điểm trên thế giới, hợp đồng có thể không cung cấp danh sách cụ thể các đối tác liên kết, và không cam kết tiêu chuẩn của các địa điểm này. Điều này có thể dẫn đến rủi ro khi các đối tác không đáp ứng được kỳ vọng của người mua.
Hợp đồng thường quy định quyền chấm dứt hợp đồng của doanh nghiệp, nhưng lại thiếu rõ ràng về quyền chấm dứt của khách hàng. Điều này có thể đặt khách hàng vào tình thế bất lợi, đặc biệt khi họ có nguy cơ mất khoản tiền đã thanh toán nếu hợp đồng bị chấm dứt do vi phạm.
Người tiêu dùng cần thận trọng và nghiên cứu kỹ các điều khoản hợp đồng để bảo vệ quyền lợi của mình khi tham gia loại hình sở hữu kỳ nghỉ.
Ủy ban Cạnh tranh quốc gia đã đưa ra một loạt cảnh báo quan trọng về các rủi ro tiềm ẩn trong hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ đối người tiêu dùng tại Việt Nam.
Các công ty bán sở hữu kỳ nghỉ quảng bá đến khách hàng nhiều quyền lợi hấp dẫn, đồng thời che giấu những rủi ro rất lớn mà họ có thể gặp phải.
Mô hình dịch vụ nghỉ dưỡng “hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ” còn xuất hiện dưới nhiều tên gọi như “hợp đồng nghỉ dưỡng”, “hợp đồng dịch vụ tuần nghỉ hạnh phúc”, “hợp đồng kỳ nghỉ gia đình”, “hợp đồng mua bán thẻ du lịch”.
Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.
Hóa đơn điện tử giúp tăng tính minh bạch, chống gian lận thuế nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức cho doanh nghiệp Việt trong bối cảnh hiện nay.
Giới hạn lãi vay 30% EBITDA làm tăng rủi ro thuế, chuyển giá và áp lực huy động vốn. Khám phá giải pháp cho doanh nghiệp Việt 2025.
Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, việc chuyển đổi ESG mang đến nhiều cơ hội mới, song quá trình chuyển đổi có không ít thách thức.
Chọn đúng phương pháp sẽ không chỉ đảm bảo tính chính xác mà còn giúp giảm bớt gánh nặng hành chính.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.