Khởi nghiệp
Mô hình nhượng quyền, cho thuê khách sạn tại Việt Nam lên ngôi
Khởi đầu với hơn 90 khách sạn nhượng quyền trải dài tại 6 tỉnh thành, OYO Hotels lên kế hoạch mở rông quy mô hoạt động kinh doanh lên tới 10 thành phố tại Việt Nam vào cuối năm 2020. Đi kèm với đó là cam kết đầu tư hơn 50 triệu USD vào Việt Nam trong những năm tới.
OYO Hotels & Homes, chuỗi khách sạn lớn thứ 3 và phát triển nhanh nhất thế giới, bắt đầu sứ mệnh là của mình với một khách sạn được quản lý ở Gurgaon, Ấn Độ, vào năm 2013. Ngày nay, OYO là mạng lưới phát triển vượt bậc trong lĩnh vực khách sạn, nhà ở và không gian sống với hơn 850.000 phòng khách sạn và 23.000 phòng cho thuê và nhượng quyền. Mỗi tháng, startup này bổ sung vào hệ thống thêm hơn 80.000 phòng trên toàn cầu. Kể từ khi ra mắt, chuỗi khách sạn OYO đã mang đến sự thay đổi trong phân khúc khách sạn bình dân, bằng cách cung cấp các trải nghiệm khách sạn chất lượng tốt được tiêu chuẩn hóa với giá cả hợp lý.
Gia nhập thị trường Việt Nam với hơn 90 khách sạn nhượng quyền trải dài tại 6 tỉnh thành, bao gồm Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng, Phú Quốc, Vũng Tàu và Nha Trang, OYO Hotels & Homes lên kế hoạch mở rông quy mô hoạt động kinh doanh lên tới 10 thành phố vào cuối năm 2020. Trao đổi với TheLEADER, ông Dushyant Dwibedy, Tổng Giám Đốc của OYO Việt Nam đã chia sẽ nhiều hơn về OYO và về kế hoạch phát triển thị trường tiềm năng này.
So với các đối thủ khác, lợi thế cạnh tranh của OYO là gì, thưa ông?
Ông Dushyant Dwibedy: Chuỗi khách sạn OYO Hotels & Homes đem đến mô hình toàn diện kết hợp giữa thiết kế, phục vụ tận tâm, công nghệ hiện đại, sự minh bạch về tài chính và khả năng vận hành cho các chủ khách sạn trên toàn thế giới, mang lại cho họ khả năng thu được lợi tức đầu tư cao hơn, tiếp cận các cơ hội về nguồn lực tài chính, nâng cấp cơ sở hạ tầng khách sạn và cung cấp dịch vụ khách hàng chất lượng tốt. Vì vậy, tỷ suất lấp đầy phòng và lợi nhuận sẽ được tăng đáng kể khi gia nhập vào chuỗi khách sạn OYO. Hiện tại, chúng tôi có hơn 23.000 khách sạn trên toàn thế giới.
Đối với khách hàng, OYO phát triển với sứ mệnh là tạo ra những không gian sống chất lượng và tạo điều kiện nghỉ ngơi cho tất cả mọi người, vì tất cả du khách đều xứng đáng có một cuộc sống tốt hơn. OYO thực hiện điều này bằng cách nâng cấp các khách sạn không có thương hiệu thành những khách sạn đạt tiêu chuẩn chất lượng với giá phải chăng ở những vị trí tốt nhất trên thế giới. Tính đến thời điểm hiện tại, chúng tôi đã đón tiếp được hơn 11 triệu lượt khách..
Điều gì đã khiến OYO quyết định gia nhập thị trường Việt Nam, thưa ông?
Ông Dushyant Dwibedy: Năm 2018, Việt Nam đón nhận hơn 15,5 triệu lượt khách quốc tế, tăng từ 2,1 triệu vào năm 2000. Năm 2016 là năm đầu tiên Việt Nam đón hơn 10 triệu lượt khách quốc tế. Cũng trong năm đó, ngành du lịch đóng góp tới gần 6,2% cho GDP của đất nước. Theo dự báo của PWC vào tháng 2 năm 2017, Việt Nam có thể là nước phát triển nhanh nhất trong các nền kinh tế thế giới, với tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm tiềm năng khoảng 5,1%, giúp nền kinh tế của nước này đứng thứ 20 trên thế giới vào năm 2050.
Việt Nam gần đây đã bắt đầu sử dụng bộ nhận diện thương hiệu du lịch với tiêu đề "Vietnam Timeless Charm” (Việt Nam – Vẻ đẹp bất tận). Nền kinh tế của Việt Nam đã chuyển đổi từ một nền nông nghiệp sang nền kinh tế dịch vụ. Hơn một phần ba tổng sản phẩm quốc nội được tạo ra bởi các dịch vụ, bao gồm khách sạn và công nghiệp và giao thông vận tải.
Là nền kinh tế tốt nhất thứ 6 của Đông Nam Á về GDP, Việt Nam là thị trường tăng trưởng đặc biệt quan trọng đối với OYO, và hứa hẹn tiềm năng to lớn trong ngành du lịch. Chúng tôi mong muốn được làm việc với các chủ khách sạn nhỏ, đồng thời giới thiệu công nghệ hiện đại ở mọi điểm đến và chuẩn hóa trải nghiệm tối ưu cho khách hàng.
So với các khu vực và quốc gia khác, điểm tương đồng và khác biệt trong chiến lược phát triển của OYO tại Việt Nam là gì, mong ông chia sẻ? Và cụ thể ra sao?
Ông Dushyant Dwibedy: Việc mở rộng của chúng tôi trên toàn cầu dựa trên sự thấu hiểu văn hóa của từng địa phương nhằm đáp ứng các yêu cầu của du khách và chủ sở hữu khách sạn. Chúng tôi đã định hướng thành công cho các khách sạn ở những thị trường như Ấn Độ, Trung Quốc và Hoa Kỳ. Nhiều giải pháp công nghệ của chúng tôi đã hỗ trợ để tạo ra các quy trình minh bạch và nhanh chóng, vì vậy, chủ khách sạn có thể dễ dàng quản lý các hoạt động hàng ngày cũng như dòng tiền tài chính.
Chúng tôi hiểu rằng mỗi thị trường đều có sự khác biệt, vì vậy chúng tôi đã phải xem xét, trải nghiệm và nghiên cứu những sản phẩm và nội thất phù hợp với từng địa phương. Và, sự phát triển tại thị trường Việt Nam cũng tương tự như vậy.
Với thị trường khách sạn phân mảnh với khoảng cách về nhu cầu và cung cấp không gian sống chất lượng tại Việt Nam, chúng tôi đang nỗ lực để tạo ra trạng thái cân bằng và cung cấp chỗ ở chất lượng cao với giá cả hợp lý tại những vị trí trung tâm. Chúng tôi đã, đang và sẽ hợp tác với các khách sạn của Việt Nam, trở thành nhà nhượng quyền đáng tin cậy giúp họ nâng cao trải nghiệm cho khách hàng. Chúng tôi mong muốn được phục vụ nhiều khách hàng khác nhau từ trong nước và từ những du khách muốn đến thăm đất nước xinh đẹp này trong thời gian sắp tới cũng như tạo ra hàng ngàn cơ hội việc làm cho nhiều bạn trẻ đam mê về ngành khách sạn.
Theo ông, làm thế nào để thị trường Việt Nam đóng một vai trò trọng tâm trong sự phát triển của OYO trên toàn cầu, cũng như khu vực ASEAN?
Ông Dushyant Dwibedy: Chúng tôi có kế hoạch xúc tiến mạnh mẽ cho khu vực Đông Nam Á và đang hướng tới việc trở thành chuỗi khách sạn lớn nhất trong khu vực. Việt Nam là một thị trường chiến lược của OYO, chúng tôi kỳ vọng đáp ứng nhu cầu lưu trú ngày càng cao của du khách và tạo ra hàng trăm cơ hội việc làm cho người Việt. Chúng tôi cam kết đầu tư hơn 200 triệu USD vào khu vực, cũng như nhanh chóng mở rộng ra nhiều thành phố với mục tiêu là phát triển được 2 triệu phòng được tại khu vực Đông Nam Á vào năm 2025
Nhượng quyền và cho thuê bất động sản tại Việt Nam không thực sự mới, nhưng việc nhượng quyền và cho thuê khách sạn đang được các doanh nghiệp chú ý nhiều hơn. Ông đánh giá thế nào về nhu cầu tại Việt Nam cho mô hình này?
Ông Dushyant Dwibedy: OYO đã trao quyền cho các chủ sở hữu khách sạn nhỏ và độc lập với công nghệ hiện đại cho phép họ cạnh tranh với các chuỗi khách sạn lớn và đạt được năng suất cao hơn
Việt Nam là một thị trường tiềm năng, chưa được khai thác, vì vậy, chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng dấu ấn của mình ở đây bằng cách nhượng quyền và cho thuê khách sạn và tăng thêm giá trị cho ngành khách sạn sạn đất nước.
Là một dịch vụ tương đối mới trên thị trường, vậy những thách thức chính của OYO là gì, thưa ông?
Ông Dushyant Dwibedy: Đây không hẳn là một thách thức, nhưng con đường để chúng tôi địa phương hóa cũng như đem sản phẩm/dịch vụ đến Việt Nam cần nhiều sự nỗ lực từ việc tìm kiếm nguồn nhân lực, thay đổi để phù hợp với văn hóa Việt Nam cũng như cải tiến những sản phẩm công nghệ cản tiến.
Tại OYO, từ những kinh nghiệm và thành công đạt được khi bước chân vào nhiều thị trường quốc tế khác nhau, chúng tôi đã xây dựng và tích lũy hệ thống riêng của mình và sẽ sử dụng lợi thế này trong việc gia nhập và phát triển tại thị trường Việt Nam.
"Dịch vụ khách sạn theo hướng công nghệ" được OYO triển khai cụ thể ra sao? Việc ứng dụng công nghệ có tác động như thế nào với việc phát triển của doanh nghiệp thời gian này, thưa ông?
Ông Dushyant Dwibedy: Công nghệ được xem như là bộ gen của OYO và chúng tôi là doanh nghiệp đầu tiên trên thế giới trong lĩnh vực khách sạn, cung cấp giải pháp công nghệ cho các chủ khách sạn, giúp họ quản lý tất cả các hoạt động của khách sạn.
Công nghệ tiếp tục là động lực tăng trưởng chính và là lợi thế cạnh tranh của OYO. Chúng tôi sử dụng những giải pháp công nghệ tiên tiến để tiêu chuẩn hóa các dịch vụ, tiện tích và những trảii nghiệm trong phòng, từ đó duy trì tiêu chuẩn dịch vụ. Để đảm bảo và tăng cường điều này, chúng tôi đã xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao về nền tảng thiết kế, những chuyên gia công nghệ và nhiều hơn thế.
Chúng tôi đang sở hữu một kho ứng dụng độc quyền, cung cấp hơn 20 ứng dụng cho các bên liên quan, bao gồm, người dùng, chủ khách sạn và nhân viên. Với sự hỗ trợ bởi hơn 400 hệ thống micro và 1.200 kỹ sư Full-Stack (là người phụ trách cả Front-end lẫn Back-end của sản phẩm), chúng tôi có thể cung cấp trải nghiệm ổn đinh và tiêu chuẩn hóa đến khách du lịch tại tất cả các quốc gia trên toàn thế giới.
Tại OYO, công nghệ hỗ trợ mọi khía cạnh trong việc quản lý khách sạn - từ việc mua nguyên vật liệu/dụng cụ đến việc đặt phòng của khách hàng hoặc đặt thức ăn hoặc trà, cà phê trong suốt thời gian lưu trú của khách du lịch. Có thể nói, chúng tôi là những nhà “đổi mới đô thị”, những người mong muốn khai phá mọi khía cạnh và khả năng trong lĩnh vực mà chúng tôi kinh doanh bằng công nghệ hiện đại.
Vậy tiêu chí để OYO chọn các đối tác nhượng quyền là gì, mong ông chia sẻ?
Ông Dushyant Dwibedy: Quá trình xác định và lựa chọn đối tác nhượng quyền là một giai đoạn cơ bản và được thiết lập dựa trên các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng và sự phù hợp. Đầu tiên, chúng tôi sẽ tiến hành đánh giá chặt chẽ về chất lượng phòng hiện tại của khách sạn trước khi khách sạn này trở thành một phần của OYO, và cũng sẽ có những cuộc đánh giá bất chợt về dịch vụ v.v. Điều này được thực hiện theo quy trình nâng cấp và chuyển đổi mở rộng để đảm bảo các khách sạn phải tuân thủ các tiêu chuẩn của OYO.
Ngoài ra, chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi và kiểm soát các khách sạn này nhằm đảm bảo đem đến không gian lưu trú tiêu chuẩn chất lượng cao cho du khách. Trọng tâm của chúng tôi là hỗ trợ các chủ khách sạn quy mô nhỏ và trao quyền cho họ cũng những công nghệ mới nhất và chuyên môn được đào tạo, nhờ đó giúp họ đạt được hiệu quả kinh doanh như mong muốn.
Mong ông chia sẻ thêm về lộ trình, kế hoạch phát triển của OYO tại Việt Nam trong thời gian sắp tới?
Ông Dushyant Dwibedy: Khởi đầu với hơn 90 khách sạn nhượng quyền trải dài tại6 tỉnh thành, OYO Hotels lên kế hoạch mở rông quy mô hoạt động kinh doanhlên tới 10 thành phố tại Việt Nam vào cuối năm 2020. Chuỗi khách sạn OYO cũng đã cam kết đầutư hơn 50 triệu USD vào Việt Nam trong những năm tới với mục tiêu thúc đẩy sựphát triển của thị trường kinh doanh khách sạn tại Việt Nam và tạo ra nhữngkhông gian sống chất lượng, tạo điều kiện nghỉ ngơi cho tất cả mọi người với mứcgiá phù hợp. Ngoài ra, OYO Hotels cũng đã đặt mục tiêu mang đến hơn 1.500 việclàm trực tiếp và gián tiếp, từ đó góp phần vào sự phát triển chung của nền kinhtế Việt Nam.
Xin cảm ơn ông!
Khách sạn truyền thống đang nhường chỗ cho homestay
Liệu thị trường gọi xe Việt Nam có đang tăng trưởng bền vững?
Mặc dù thị trường gọi xe vẫn đang tiếp tục tăng trưởng, nhưng ABI Research cho rằng các nền tảng gọi xe trên toàn thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ rất cao.
CEO Be Group: Cần công nhận tài xế công nghệ là một nghề
"Nếu tài xế được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, coi trọng nghề nghiệp của mình, họ sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ với khách hàng. Bản thân khách hàng cũng có cái nhìn thiện cảm hơn, từ đó thay đổi định kiến với nghề tài xế công nghệ", ông Trần Thanh Hải, CEO Be Group chia sẻ.
Grab chính thức mở bếp ăn đầu tiên ở Việt Nam
GrabKitchen dựa trên mô hình "căn bếp trung tâm" (cloud kitchen) quy tụ nhiều nhà hàng có lượng đặt hàng cao, được nhiều người dùng yêu thích trên nền tảng GrabFood tại một địa điểm duy nhất nằm trong khu vực đông dân cư.
Bước ngoặt của Việt Nam với nền kinh tế số 2019
Nền kinh tế số Việt Nam ước tính có quy mô 12 tỷ USD trong năm 2019 và dự kiến sẽ chạm ngưỡng 43 tỷ USD vào năm 2025, vươn lên vị trí thứ 2 tại khu vực Đông Nam Á.
Lotte Finance thâm nhập thị trường cho thuê xe dài hạn
Lotte Finance đánh giá cho thuê xe dài hạn giàu tiềm năng sẽ sớm được thúc đẩy bởi sản phẩm tài chính linh hoạt và nhu cầu tiêu dùng ngày một tăng.
Zalopay tiến vào mảng trả góp
Zalopay xác định phát triển theo hướng trở thành một nền tảng thanh toán toàn diện đã liên tục đưa ra các sản phẩm mới hướng tới trải nghiệm người dùng.
EximRS phân phối độc quyền dự án căn hộ Conic Boulevard
EximRS trở thành đơn vị phân phối độc quyền dự án căn hộ Conic Boulevard do Công ty CP Xây dựng đầu tư và phát triển Lĩnh Phong Conic phát triển.
MSB hoàn thành 72% kế hoạch năm
MSB công bố báo cáo tài chính quý III với tín dụng tăng 15,11% nhờ đa dạng hóa giải pháp, đặc biệt trên nền tảng số, và vốn điều lệ nâng lên 26.000 tỷ đồng.
Lợi nhuận ngân hàng phân hóa
Trong khi hầu hết ngân hàng lớn vẫn duy trì được lợi nhuận tăng trưởng mạnh, các ngân hàng vừa và nhỏ đang gặp nhiều khó khăn hơn.
Bước chuyển mình của MoMo với trí tuệ nhân tạo
MoMo từ một ví điện tử giờ đây định hướng sẽ trở thành "trợ thủ tài chính với AI" của người Việt thông qua công nghệ trí tuệ nhân tạo.
LG Innotek có thể vay 300 triệu USD từ IFC
Khoản vay nằm trong chương trình hướng tới các mục tiêu về phát triển bền vững, đã và đang trở thành lĩnh vực trọng tâm trong các cam kết của IFC tại Việt Nam.