ADB: GDP Việt Nam có thể ‘bay hơi’ 3,7 tỷ USD vì Covid-19
Dịch Covid-19 lan rộng và kéo dài sẽ khiến hàng trăm nghìn việc làm bị ảnh hưởng.
Phó thủ tướng cho rằng cần thực hiện khai báo y tế toàn dân Việt Nam từ ngày 10/3.
Tại cuộc họp của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 hôm nay, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban chỉ đạo, cho rằng, Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn 2 của cuộc chiến phòng, chống dịch Covid-19 khi ca bệnh thứ 17 xuất hiện vào 2 ngày trước.
“Giai đoạn 2 khó hơn giai đoạn đầu khi dịch đã lan ra hơn 100 nước”, Phó thủ tướng nhận định, thực tế virus Covid-19 đã xâm nhập vào nước ta, “đang âm thầm mai phục” và nếu không làm tốt sẽ gặp tình huống “trong đánh ra, ngoài đánh vào”.
Mọi tình huống đã được lường trước và có kịch bản sẵn sàng ứng phó, ngay cả khi có hàng ngàn ca nhiễm. Vì vậy, theo Phó thủ tướng, “những ngày tới đây nếu có vài chục, vài trăm ca nhiễm cũng không có gì bất ngờ”.
“Điều quan trọng nhất là chúng ta phải tiếp tục kiên trì thực hiện nghiêm nguyên tắc chống dịch, là ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch. Khi virus đã vào Việt Nam thì việc phát hiện sớm để ngăn chặn vô cùng quan trọng”, Phó Thủ tướng cho biết.
Do đó, Phó thủ tướng khuyến cáo hạn chế tối đa người Việt Nam đi ra nước ngoài hoặc qua nước đã có người nhiễm Covid-19, chỉ đi khi thực sự cần thiết, và phải được trang bị đầy đủ kiến thức để đảm bảo trước lúc đi, khi ở nước ngoài, sau khi về Việt Nam phải được đảm bảo an toàn.
Về nhập cảnh, Chính phủ quyết định tạm dừng miễn thị thực đơn phương với các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU), Anh và những nước ngoài EU có trên 500 ca nhiễm hoặc có trên 50 ca nhiễm tăng trong một ngày. Đồng thời, từ chối cấp thị thực cho người nước ngoài vào Việt Nam nếu có các triệu chứng, yếu tố dịch tễ theo quy định.
Mọi người nhập cảnh vào Việt Nam đã thực hiện khai báo y tế bắt buộc, tuy nhiên, theo Phó thủ tướng, như vậy cũng chưa đủ mà cần triển khai khai báo y tế với mọi người dân Việt Nam.
Cụ thể, ông đề nghị Bộ Thông tin và truyền thông, Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, các nhà mạng, các đơn vị công nghệ thông tin khẩn trương hoàn thiện phương án tổ chức, các công cụ công nghệ để chậm nhất là từ sáng 10/3 thực hiện khai báo sức khoẻ toàn dân trên toàn quốc.
“Đây không chỉ là trách nhiệm chống dịch theo quy định mà còn là hành động cụ thể để mọi người Việt Nam chung sức, đồng lòng, toàn dân chống dịch”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Tính đến tối ngày 8/3, tổng số ca bệnh Covid-19 tại Việt Nam là 30, trong đó 16 ca đã được điều trị khỏi hoàn toàn. 14 ca đang được điều trị cách ly, tình trạng sức khỏe ổn định.
Trong đó có tổng cộng 11 ca nhiễm Covid-19 trên chuyến bay VN0045, trong đó có 2 người Việt, 7 người quốc tịch Anh, 1 người Mexico và 1 người Iceland.
Trên chuyến bay VN0054, xác định có 217 người, trong đó đã xác minh được nơi đến của 155 người/180 hành khách hạng phổ thông, 21/21 hành khách hạng thương gia. Trong đó có 60 người có lưu trú tại Hà Nội.
Chỉ trong 2 ngày trước, Hà Nội đã xác định 4 ca mắc Covid-19, trong đó có trường hợp lây nhiễm thứ phát. Vì thế, Hà Nội đề nghị Bộ Y tế công bố dịch.
Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện nghiêm túc các hướng dẫn phòng dịch của Bộ Y tế để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm Covid-19. Theo đó, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, hạn chế đến nơi đông người, thực hiện vệ sinh phòng dịch.
Dịch Covid-19 lan rộng và kéo dài sẽ khiến hàng trăm nghìn việc làm bị ảnh hưởng.
Vượt qua khủng hoảng bởi dịch Covid-19 là một bài toán hóc búa cho lãnh đạo các doanh nghiệp.
Nhiều gói kích cầu trị giá hàng tỷ USD đang được các nền kinh tế đưa ra thông qua giảm thuế, trợ cấp cho doanh nghiệp hay bơm tiền mặt cho người dân nhằm thúc đẩy tiêu dùng trong nỗ lực ứng phó với Covid-19.
Chỉ tính riêng doanh thu vận chuyển hành khách của hàng không thế giới sẽ mất tới 113 tỷ USD nếu dịch Covid-19 tiếp tục lan rộng.
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Tại Đông Nam Á, Cake là ngân hàng thuần số đầu tiên đạt cấp độ cao nhất về công nghệ chống giả mạo khuôn mặt, do chính kỹ sư công nghệ người Việt xây dựng.
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Nhà máy đặt tại Kaluga có công suất 1.000 tấn/ngày. Trong đó giai đoạn 1 là 500 tấn/ngày, thuộc nhóm nhà máy có công suất chế biến hàng đầu Liên bang Nga.
Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.
Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.