Doanh nghiệp
Cổ đông lớn Khải Hoàn Land bán cổ phiếu thấp hơn 20% định giá
Kết quả đấu giá cổ phần phản ánh việc phần lớn vốn góp của các cổ đông đang được Khải Hoàn Land đầu tư vào 3 dự án bất động sản tại TP.HCM, Vũng Tàu và Phú Quốc, các dự án này đều đang trong quá trình hoàn thiện các thủ tục pháp lý.
Thị trường chứng khoán đang đón nhận cùng lúc hai đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng của hai công ty môi giới bất động sản tại TP.HCM là Khải Hoàn Land và Đất Xanh Services. Điểm chung là cả hai công ty đều chọn bán cổ phiếu của cổ đông hiện hữu ra thị trường thay vì phát hành cổ phiếu mới để huy động vốn cho công ty.
Trong khi Đất Xanh Services tổ chức roadshow tương đối rầm rộ và vẫn đang trong quá trình xử lý đặt mua của nhà đầu tư thông qua các công ty chứng khoán, Khải Hoàn Land đã thực hiện đấu giá thành công trên HOSE.
Thông báo ngày 19/4 của HOSE cho biết, Công ty bất động sản Khải Hoàn Land đã đấu giá thành công 16 triệu cổ phiếu của một cổ đông lớn ra công chúng với giá bình quân 14.435 đồng/cổ phiếu. Dù bán thành công toàn bộ số cổ phiếu đưa ra, nhưng mức giá chào bán bình quân thấp hơn 20% so với mức định giá công ty (khoảng 18.000 đồng/ cổ phiếu).
Mức định giá này được công ty tư vấn xác định dựa trên phương pháp so sánh P/B với các doanh nghiệp cùng ngành như Novaland, Đất Xanh, CenLand, Nam Long, Phát Đạt, theo Bản Cáo Bạch công bố trước đợt đấu giá của Khải Hoàn Land.
Trong năm 2020, Khải Hoàn Land ghi nhận doanh thu đạt 303 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 96,7 tỷ đồng, tăng đột biến so với năm 2019. Dù đã mở rộng sang vai trò nhà đầu tư, phát triển dự án nhưng doanh thu của Khải Hoàn Land trong năm qua đến toàn bộ từ dịch vụ môi giới bất động sản.
Báo cáo tài chính của Khải Hoàn Land cũng chỉ rõ những dấu ấn của một công ty môi giới bất động sản mới bắt đầu chuyển sang vai trò chủ đầu tư dự án. Nổi bật là gần 75% tài sản (khoảng 1.760 tỷ đồng) của công ty đến cuối năm 2020 là các khoản phải thu, trả trước tại các dự án bất động sản.
Khoản phải thu khác tăng mạnh chủ yếu liên quan đến hoạt động đầu tư gần 1.000 tỷ đồng vào dự án La Partenza (xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè, TP.HCM). Đây cũng là dự án phát triển bất động sản quan trọng nhất của Khải Hoàn Land hiện tại.
Cụ thể, Khải Hoàn Land đã chi 106 tỷ đồng tương ứng 10% giá trị hợp đồng thiết kế, giám sát, thi công và cung cấp lắp đặt thiết bị dự án La Partenza cho nhà thầu của dự án, thay mặt cho chủ đầu tư là Công ty TNHH Giao Hưởng Xanh.
Bên cạnh đó, công ty cũng chuyển cho Công ty Giao Hương Xanh 81 tỷ đồng theo hợp đồng nguyên tắc ba bên gồm Giao Hưởng Xanh – Khải Minh Land – Khải Hoàn Land về nghĩa vụ chuyển tiền đầu tư dự án La Partenza.
Đồng thời, Khải Hoàn Land và Công ty Giao Hưởng Xanh còn ký hợp đồng hợp tác kinh doanh trong đó Khải Hoàn Land góp vốn 800 tỷ đồng vào dự án La Partenza và sẽ nhận được 450 căn hộ, tương đương khoảng 1/3 số căn hộ tại dự án này.
Thực tế dự án La Partenza trước đây thuộc sở hữu của Khải Hoàn Land, thông qua việc công ty nắm giữ 100% cổ phần của Công ty Giao Hưởng Xanh vào thời điểm cuối năm 2016. Ông Nguyễn Khải Hoàn, Chủ tịch của Khải Hoàn Land từng là Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật của doanh nghiệp này.
Tuy nhiên đến cuối năm 2018, trước khi Khải Hoàn Land trở thành công ty đại chúng và lên kế hoạch niêm yết cổ phiếu, Công ty Giao Hưởng Xanh (chủ đầu tư dự án La Partenza) đã được chuyển nhượng cho các cổ đông khác. Giá trị của việc chuyển nhượng dự án này không được Khải Hoàn Land công bố.
Dự án La Partenza được UBND TP.HCM chấp thuận cho Công ty TNHH Giao Hưởng Xanh (trước đây là Công ty Cổ phần K95) làm chủ đầu tư theo Quyết định số 1530/QĐ-UBND ngày 7/4/2015. Theo đó, diện tích lô đất là 18.412 m2, diện tích sàn xây dựng 50.493 m2, quy mô 3 block cao tầng gồm 1.218 căn hộ cùng 27 căn Shophouse.
Tổng giá trị đầu tư dự án ước tính khoảng 1.750 tỷ đồng, thời gian thực hiện dự án kéo dài đến năm 2023. Hồi đầu năm nay, Khải Hoàn Land cho biết dự án vẫn đang trong quá trình hoàn thiện các thủ tục pháp lý, hiện chủ đầu tư đã có Quyết định chuyển mục đích sử dụng đất và phê duyệt quy hoạch 1/500.
Ngoài La Partenza, Công ty còn cho Công ty Khải Hoàn Vũng Tàu (doanh nghiệp liên quan) vay 490 tỷ đồng để tài trợ cho dự án Khu đô thị Gò Găng. Đồng thời Công ty cũng trả trước 258 tỷ đồng cho Công ty xây dựng Topazcons tại một dự án ở Phú Quốc. Cả hai dự án này đang trong quá trình hoàn thiện các thủ tục pháp lý.
IPO trở thành cơ hội "chốt lời" của các cổ đông lớn
Gỗ An Cường ứng phó thuế quan Mỹ
Mặc dù chịu tác động từ chính sách thuế quan, chủ tịch Gỗ An Cường vẫn tự tin sẽ hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra trong năm nhờ chiến lược ứng phó linh hoạt.
MoMo lần đầu có lãi sau 15 năm, lên kế hoạch IPO
Việc MoMo có lãi nhiều khả năng sẽ mở đường cho một đợt IPO sắp tới, khi kỳ lân fintech của Việt Nam đang được định giá khoảng 3 tỷ USD.
Không 'đốt tiền', không siêu app, bí quyết nào giúp Vinasun tồn tại?
Trong khi các ứng dụng gọi xe chi hàng nghìn tỷ đồng, Vinasun không “đốt tiền”, không siêu app, bí quyết nào giúp hãng xe này tồn tại trong thị trường đầy cạnh tranh.
Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco
Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.
Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức
Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.
Tiki mất dấu trên bản đồ thị phần, cuộc chơi thương mại điện tử rơi vào khối ngoại?
Thị hiếu tiêu dùng thay đổi cùng năng lực công nghệ, khả năng xây dựng hệ sinh thái chưa đủ lớn đã đẩy các sàn thương mại điện tử nội địa bật ra khỏi cuộc chơi.
Thủ tướng lệnh xử lý ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức
Thủ tướng yêu cầu tiếp nhận, xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức.
Nghị quyết 68: Một tinh thần cải cách mới đang được khơi dậy mạnh mẽ
Mặc dù vẫn còn những băn khoăn, lo ngại từ cộng đồng doanh nghiệp, song giới chuyên gia cho rằng hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự đột phá của Nghị quyết 68, cũng như cách làm luật lần này của các cơ quan quản lý nhà nước.
ACV muốn chia cổ tức gần 65% sau 6 năm tạm ngưng
ACV đang lấy ý kiến về việc phân phối gần 21.200 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến 2023, bao gồm chia cổ tức bằng cổ phiếu gần 65%.
ACBS: HDBank có nhiều khả năng đi đầu trong việc nới room ngoại
Theo ACBS, nếu HDBank hướng đến việc tìm kiếm cổ đông chiến lược sở hữu 15–20%, thì việc mở room ngoại lên 49% sẽ là “chìa khóa” giúp ngân hàng hiện thực hóa chiến lược tăng vốn.
VinFast ra mắt dòng xe chở hàng cỡ nhỏ giá từ 285 triệu đồng
VinFast hôm nay ra mắt dòng xe điện chở hàng cỡ nhỏ EC Van, hướng đến cuộc cách mạng xanh trong vận tải hàng hóa. Với tải trọng trên 600 kg cùng kích cỡ gọn gàng, khả năng vận hành linh hoạt, VinFast EC Van là lựa chọn tối ưu cho nhu cầu vận chuyển hàng quãng ngắn của các đơn vị kinh doanh, đồng thời là phương tiện sinh kế phù hợp cho kinh tế hộ gia đình.
Doanh nghiệp kỳ vọng tăng tốc chuyển đổi xanh từ Nghị quyết 68
Doanh nghiệp kỳ vọng sớm có chương trình hành động cụ thể, lộ trình rõ ràng, nhiệm vụ cụ thể và cần cơ chế phản hồi chính sách hiệu quả từ cộng đồng doanh nghiệp.