Doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam tăng tuyển dụng sau ‘ngủ đông’

Hoài An Thứ năm, 24/06/2021 - 09:57

Các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam bắt đầu tăng nhu cầu tìm kiếm các vị trí quản lý cấp trung.

Navigos Group, tập đoàn cung cấp dịch vụ tuyển dụng nhân sự, trong báo cáo mới nhất ghi nhận trong quý II/2021, các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đã bắt đầu có nhu cầu tuyển dụng trở lại đối với các vị trí quản lý cấp trung, chủ yếu là các vị trí giám sát, phó trưởng phòng.

Trước đó, do tác động của Covid-19, nhiều doanh nghiệp mới của Nhật Bản có kế hoạch tìm hiểu và phát triển kinh doanh tại Việt Nam, đã tạm dừng lại. Trong ba tháng đầu năm, vẫn có hiện tượng đóng băng tuyển dụng tại một số doanh nghiệp và tập trung vào việc phát triển cho đội ngũ nhân sự hiện tại.

Navigos Group cho biết, trong giai đoạn bị ảnh hưởng bởi Covid-19 kéo dài từ năm 2020 đến thời điểm hiện tại, hoạt động tuyển dụng nhân sự của các doanh nghiệp Nhật Bản cũng chịu tác động lớn.

Việc cắt giảm nhân sự có diễn ra, chủ yếu tập trung vào công nhân và nhân viên phổ thông. Đối với khối nhân viên văn phòng và cán bộ quản lý, việc cắt giảm rất hiếm xảy ra.

Doanh nghiệp Nhật cũng rất hạn chế việc đóng cửa nhà máy, văn phòng. Thay vào đó, họ sẽ chọn cách giảm lương cho nhân viên trong khi cho phép nhân viên làm việc luân phiên.

Việc tái cơ cấu lại tổ chức cũng khiến các doanh nghiệp có cơ hội để giữ lại những nhân sự phù hợp nhất và gắn bó nhất.

Hiếm khi sa thải nhân viên là một điểm cộng của các doanh nghiệp Nhật Bản, khi văn hóa của các công ty này là bảo đảm công việc ổn định và lâu dài cho nhân viên. Chính vì vậy, các doanh nghiệp Nhật Bản là sự lựa chọn hàng đầu với các ứng viên người Việt.

Ngoài ra, các yếu tố khác khiến doanh nghiệp Nhật hấp dẫn với người lao động là sự ổn định về hoạt động, cách thức làm việc có tổ chức, có kế hoạch chuẩn bị cho giai đoạn nhiều biến đổi và bình thường mới, cũng như môi trường chuyên nghiệp, đào tạo bài bản.

Lưu ý cho ứng viên

Theo Navigos, giỏi tiếng Nhật không còn là lợi thế cạnh tranh của các ứng viên khi ứng tuyển vào các doanh nghiệp Nhật. Đây là một trong những thay đổi lớn nhất trong tuyển dụng của các doanh nghiệp này. 

Bên cạnh việc thành thạo tiếng Nhật, nhà tuyển dụng yêu cầu các ứng viên cần phải biết thêm một ngoại ngữ khác như tiếng Anh, tiếng Trung hoặc tiếng Hàn.

Nguyên nhân là do các doanh nghiệp Nhật mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa sang các nước khác, hoặc bán hàng hóa sang doanh nghiệp của các nước khác đang hoạt động tại Việt Nam.

Yêu cầu cao về kỹ năng ngoại ngữ này khiến các du học sinh hoặc tu nghiệp sinh từ Nhật trở về sẽ gặp khó khăn, cạnh tranh gay gắt trong việc ứng tuyển.

Theo quan sát của Navigos Search, hiện đã xuất hiện tình trạng dư thừa ứng viên cho các doanh nghiệp Nhật. Để các ứng viên có thể chuyển ngang sang các doanh nghiệp Nhật khác, họ sẽ cần phải đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng cao hơn từ phía nhà tuyển dụng, cả về ngoại ngữ, kinh nghiệm và chuyên môn.

Một yếu tố khác mà các doanh nghiệp Nhật đang đề cao trong tuyển dụng là các ứng viên phải thể hiện được các kỹ năng khác của bản thân như giao tiếp, đàm phán, thể hiện bản thân và tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Đề xuất tuyển dụng và ứng tuyển

Đối với doanh nghiệp, Navigos đề xuất doanh nghiệp Nhật cần tập trung vào việc đào tạo đội ngũ nhân sự thông qua các khóa học về nâng cao kỹ năng mềm, trong đó có các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình.

Nhằm thu hút các ứng viên giỏi, có tiềm năng, doanh nghiệp Nhật có thể xây dựng một cơ chế lương, thưởng mới có sức hấp dẫn hơn trên thị trường.

Cùng với đó, xây dựng các chính sách phát triển nghề nghiệp của nhân viên ngay từ khi mới gia nhập tổ chức cũng như đào tạo kỹ năng ngoại ngữ cho nhân viên.

Đối với việc ứng tuyển, các ứng viên cần trang bị thêm kỹ năng ngoại ngữ khác như tiếng Anh, tiếng Trung và tiếng Hàn; trang bị các kiến thức và thành thạo về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình. 

Lao động Việt trước cơn sóng đổ bộ của doanh nghiệp Nhật: Chớ vội mừng

Lao động Việt trước cơn sóng đổ bộ của doanh nghiệp Nhật: Chớ vội mừng

Tiêu điểm -  4 năm
Diễn biến phức tạp của Covid-19 gia tăng áp lực lên kế hoạch nhân sự cũng như yêu cầu khắt khe của các doanh nghiệp Nhật Bản khiến làn sóng dịch chuyển của doanh nghiệp Nhật sang Việt Nam có thể không mang lại kết quả như kỳ vọng cho thị trường lao động.
Lao động Việt trước cơn sóng đổ bộ của doanh nghiệp Nhật: Chớ vội mừng

Lao động Việt trước cơn sóng đổ bộ của doanh nghiệp Nhật: Chớ vội mừng

Tiêu điểm -  4 năm
Diễn biến phức tạp của Covid-19 gia tăng áp lực lên kế hoạch nhân sự cũng như yêu cầu khắt khe của các doanh nghiệp Nhật Bản khiến làn sóng dịch chuyển của doanh nghiệp Nhật sang Việt Nam có thể không mang lại kết quả như kỳ vọng cho thị trường lao động.
Xu hướng thuê căn hộ cao cấp của giới trẻ thành đạt

Xu hướng thuê căn hộ cao cấp của giới trẻ thành đạt

Nhịp cầu kinh doanh -  30 phút

Nhờ sự am hiểu về các nền tảng online, nhiều bạn trẻ Gen Z có thu nhập cao từ việc kinh doanh. Họ cũng xu hướng đề cao không gian sống giúp tái tạo năng lượng và kích hoạt đam mê.

Ông Đỗ Văn Chiến tiếp tục làm Chủ tịch Mặt trận tổ quốc Việt Nam

Ông Đỗ Văn Chiến tiếp tục làm Chủ tịch Mặt trận tổ quốc Việt Nam

Tiêu điểm -  31 phút

Ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, được tái cử làm Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam nhiệm kỳ 2024-2029.

Đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại

Đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại

Tiêu điểm -  32 phút

Phát biểu chỉ đạo Đại hội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh, phát huy sức mạnh vĩ đại của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại có ý nghĩa then chốt - là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, trong đó Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên giữ vai trò nòng cốt, có trách nhiệm vinh quang, cao cả.

Vốn hóa chi phí lãi vay: ‘Bom nổ chậm’ của ngành địa ốc?

Vốn hóa chi phí lãi vay: ‘Bom nổ chậm’ của ngành địa ốc?

Leader talk -  36 phút

Dù là nghiệp vụ phổ biến, việc vốn hóa chi phí lãi vay có thể mang lại những rủi ro cho tình hình tài chính các doanh nghiệp địa ốc, đặc biệt trong bối cảnh các dự án bị ‘treo’ nhiều như hiện nay.

Tân Á Đại Thành được vinh danh Top 10 thương hiệu mạnh 2024

Tân Á Đại Thành được vinh danh Top 10 thương hiệu mạnh 2024

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Tại lễ công bố Thương hiệu mạnh Việt Nam 2024 diễn ra mới đây, Tân Á Đại Thành đã xuất sắc được vinh danh trong Top 10 thương hiệu mạnh - tiên phong đổi mới sáng tạo.

Vingroup đề xuất đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên

Vingroup đề xuất đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên

Tiêu điểm -  2 giờ

Vingroup ngày 15/10 đã gửi văn bản lên UBND thành phố Hà Nội đề xuất tham gia đầu tư xây dựng dự án cầu Tứ Liên theo hình thức hợp đồng BT.

Công thức tăng trưởng của Long Châu

Công thức tăng trưởng của Long Châu

Doanh nghiệp -  2 giờ

Với sứ mệnh trở thành cánh tay nối dài của hệ thống y tế dự phòng Việt Nam, Tiêm chủng Long Châu đang từng bước tăng trưởng với quy mô chưa từng có.