Xây hồ trữ nước ngọt ĐBSCL: Cử tri hỏi, Bộ Nông nghiệp trả lời
Trình Tiêu
Thứ tư, 16/10/2024 - 08:03
Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị đầu tư xây dựng hồ trữ nước ngọt quy mô lớn cho Đồng bằng sông Cửu Long, giải pháp khi Campuchia xây kênh đào Phù Nam Techo
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công văn trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh An Giang về đầu tư hệ thống trữ nước ngọt và đầu tư xây dựng hồ trữ nước ngọt với quy mô lớn cho Đồng bằng sông Cửu Long, theo Tuổi trẻ.
Theo cử tri tỉnh An Giang, hiện nay biến đổi khí hậu và tình hình thời tiết diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến nguồn nước của Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh An Giang nói riêng.
Hồ chứa nước ngọt Kênh Lấp hiện đang là hồ chứa nước ngọt lớn nhất miền Tây. Ảnh: Mậu Trường
Mực nước ở các sông, kênh cấp nguồn xuống thấp và rất thấp đã gây ra sạt lở, sụt lún các cơ sở hạ tầng, thiếu nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất của người dân.
Mặt khác, tình trạng xâm nhập mặn vào đất liền ngày càng sâu, gây thoái hóa, hư hại đất làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, đa dạng sinh học, tác động đến cuộc sống, sinh hoạt, sản xuất của người dân.
Sắp có thêm hồ chứa nước ngọt 80 triệu m3
Đối với kiến nghị đầu tư hệ thống trữ nước ngọt để bổ sung vào lượng nước bị thiếu hụt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết bộ đã chỉ đạo và các địa phương tổ chức triển khai theo các hình thức trữ chủ yếu như trữ nước trong mương vườn bằng cách lên liếp, tạo mương trữ nước giữa các hàng cây.
Trữ nước bằng cách đào ao, bể phân tán quy mô hộ, nhóm hộ gia đình, trữ nước trên ruộng (đối với cây lúa) và trữ nước trong lu, vại, bể (phục vụ cấp nước sinh hoạt).
Trữ nước trong hệ thống kênh rạch, theo tính toán của các đơn vị tư vấn của bộ, tổng lượng nước có thể trữ trong hệ thống kênh, rạch các cấp của hệ thống thủy lợi Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 2,5 - 3 tỉ m3 nếu được đầu tư thêm công trình thủy lợi nội đồng và thực hiện linh hoạt quy trình vận hành.
Điển hình, hệ thống thủy lợi bắc Bến Tre hiện đang được đầu tư, khi hoàn thiện thì sông Ba Lai sẽ trở thành 1 hồ chứa nước ngọt với dung tích khoảng 80 triệu m3.
Hiện nay, bộ đang chỉ đạo đầu tư xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt tại các vùng khan hiếm nước, xâm nhập mặn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2026 để cấp nước cho người dân thường xuyên bị thiếu nước sinh hoạt do ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Nghiên cứu xây cống Vàm Cỏ, Hàm Luông
Đối với kiến nghị đầu tư xây dựng hồ trữ nước ngọt với quy mô lớn cho Đồng bằng sông Cửu Long, bộ đánh giá đây là khu vực có địa hình tương đối bằng phẳng và mạng lưới sông, kênh, rạch dày đặc, việc xây dựng các hồ chứa quy mô lớn trong vùng cũng đã được nghiên cứu bước đầu.
Tuy nhiên, một số vấn đề khá khó khăn cần nghiên cứu sâu hơn để giải quyết, như việc trữ nước quy mô lớn cần giải phóng mặt bằng với diện tích đất rất lớn (đa số là đất canh tác lúa 2-3 vụ/năm), chất lượng nước sẽ bị ảnh hưởng ở những khu vực đất phèn, đất mặn và tốc độ bốc hơi lớn.
Cùng với đó là khó khăn trong đảm bảo an toàn công trình trữ nước (nhất là vào mùa lũ) và trong công tác quản lý, vận hành, khai thác do phải chuyển nước đến vùng khô hạn cách xa hồ chứa nước (phải dùng bơm và các công trình chuyển nước qua các hệ thống sông, kênh, rạch trong vùng).
Một trong những giải pháp được đề xuất hiện nay là xây dựng các hồ trữ nước phân tán để phục vụ nhu cầu tại chỗ, các hồ chứa này chủ yếu được tận dụng các đoạn kênh đã có hoặc các khu đất trũng, ngập nước để giảm bớt diện tích đất sử dụng.
Điển hình như hồ chứa kênh Lấp (tỉnh Bến Tre), hồ chứa nước huyện U Minh (tỉnh Cà Mau), hồ Vị Thủy (tỉnh Hậu Giang)…
Về lâu dài Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục nghiên cứu giải pháp xây dựng các cống lớn kiểm soát cửa sông Cửu Long như cống Vàm Cỏ, cống Hàm Luông…
Khi đó các sông chính sẽ đóng vai trò như những hồ chứa nước để phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho người dân.
Bộ cũng đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang kiến nghị UBND tỉnh An Giang chỉ đạo các cơ quan liên quan thực hiện hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp tại Chiến lược phát triển trồng trọt và các chính sách hỗ trợ ngành trồng trọt trong chuyển đổi sản xuất nông nghiệp.
Đồng thời, chủ động bố trí và lồng ghép các nguồn lực đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp hệ thống công trình thủy lợi, công trình cấp nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh để phục vụ sản xuất và sinh hoạt thích ứng với biến đổi khí hậu.
Trước đó, vào ngày 5/8/2024, Campuchia đã tổ chức lễ động thổ, chính thức
khởi công dự án kênh đào Phù Nam Techo (Funan Techo) tại
thôn Prek Takeo, xã Samrong Thom, huyện Kean Svay, tỉnh Kandal, cách trung tâm
thủ đô Phnom Penh khoảng 35km. Điểm khởi đầu của kênh đào Phù Nam Techo tương
lai.
Dự án có tổng kinh phí đầu tư 1,7 tỉ USD, dự kiến hoàn thành
sau 48 tháng thi công. Theo tính toán của Chính phủ Campuchia, dự án kênh đào
Phù Nam Techo sẽ cung cấp hơn 10.000 việc làm và làm thay đổi cuộc sống của 1,6
triệu người ven khu vực kênh đào đi qua.
Trong thông báo ngày 9/5/2024, Bộ Ngoại giao Việt Nam kêu gọi Campuchia phối
hợp chặt chẽ trong chia sẻ thông tin về kênh đào Phù Nam Techo, bởi những gì Việt
Nam hiện có là chưa đủ để đánh giá tác động của dự án.
"Chúng tôi mong muốn phía Campuchia tiếp tục phối hợp
chặt chẽ với Việt Nam và các nước trong lưu vực sông Mekong, chia sẻ đầy đủ
thông tin về dự án, và đánh giá chi tiết các tác động của dự án này đối với tài
nguyên nước và môi trường sinh thái của khu vực vùng sông Mekong.
Đồng thời cũng có các biện pháp quản lý trung và dài hạn, bảo
đảm hài hòa lợi ích của quốc gia ven sông, quản lý, xử lý hiệu quả và bền vững
tài nguyên nước sông Mekong", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang chỉ đạo các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long thực hiện kết luận số 36/2022 của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và quyết định số 1595/2022 của Thủ tướng ban hành Kế hoạch hành động thực hiện kết luận số 36/2022 của Bộ Chính trị.
Trong đó đã cụ thể các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để bảo đảm an ninh nguồn nước, nhất là an ninh nguồn nước nội sinh, nhằm giảm thiểu các tác động bất lợi của việc gia tăng sử dụng nước của các quốc gia thượng nguồn sông Mekong.
Đồng thời, bộ đang triển khai xây dựng Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Cửu Long sau khi có Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng phê duyệt tại quyết định số 847/2023, trong đó có xét đến tác động của Dự án giao thông thủy kênh đào Phù Nam Techo.
Cùng với đó, Bộ đang chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành và các địa phương xây dựng Đề án tổng thể phòng, chống sụt lún đất, sạt lở bờ sông, bờ biển, ngập úng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long, dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ vào tháng 9/2024.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng cho biết sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường thu thập đầy đủ số liệu của Dự án để đánh giá kỹ hơn, đầy đủ hơn các tác động liên quan đến các lĩnh vực bộ phụ trách và đề xuất các giải pháp, biện pháp hữu hiệu, dài hạn.
Đồng thời báo cáo Thủ tướng để chỉ đạo, triển khai, thực hiện kịp thời nhằm đảm bảo nguồn nước ngọt cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới.
Bộ cũng đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang kiến nghị UBND tỉnh Tiền Giang chỉ đạo các cơ quan liên quan triển khai thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp tại kết luận số 36/2022 của Bộ Chính trị và quyết định số 1595/2022 của Thủ tướng để góp phần đảm bảo an ninh nguồn nước ngọt cho tỉnh và khu vực.
Sạt lở Đồng bằng sông Cửu Long là vấn đề lớn. Nếu đã đi vay vốn quốc tế thì phải làm các dự án lớn, xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái, chứ không làm vụn vặt, manh mún, Thủ tướng nhấn mạnh.
Nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi, sao còn nghèo khó, vất vả? Đó là trăn trở của PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, về thực trạng và bài toán phát triển kinh tế khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới.
Khoản tài trợ 2,2 tỷ USD còn có vai trò là các nguồn vốn "mồi" để thu hút các nguồn vốn đầu tư từ khu vực tư nhân, nhà đầu tư nước ngoài, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Từ năm 2022 đến nay, Tập đoàn TH đã góp phần quan trọng vào chuỗi hoạt động trao tặng hơn 200.000 bếp cho bà con nông dân các tỉnh thành trong cả nước; tương đương góp phần giảm 400.000 tấn khí CO2.
Với thông điệp "Tắt sống nhanh - Bật sống xanh", chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2025 đã chính thức quay trở lại để tiếp tục hành trình bảo vệ môi trường.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.
Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.