Đầu tư

ASEAN: Nam châm FDI tiếp theo của châu Á

Nguyễn Lê Thứ tư, 02/08/2017 - 14:32

Dòng vốn đổ vào Ấn Độ và các nước ASEAN sẽ tăng gấp 2,4 lần khi Trung Quốc và Nhật Bản đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng.

Nguồn vốn FDI đổ vào 5 nền kinh tế ASEAN dự kiến sẽ tăng gấp đôi lên 113 tỷ USD vào năm 2025. Ảnh: Internet

Ấn Độ và 5 nước Đông Nam Á - Indonexia, Malaysia, Thái Lan, Philippines và Việt Nam có thể kỳ vọng đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh trong những năm tới, theo một báo cáo mới của Tập đoàn tài chính Nomura, Nhật Bản.

Các nước này có thể sẽ thu hút được khoảng 240 tỷ USD vào năm 2025, tăng so với mức 100 tỷ USD vào năm 2015, báo cáo cho biết.

Báo cáo của Nomura được phát hành vào hôm thứ Ba (2/8) với tựa đề "Ấn Độ và ASEAN: Nam châm FDI tiếp theo của châu Á", cho thấy các nền kinh tế mới nổi sẽ thu hút nhiều vốn đầu tư từ Trung Quốc và Nhật Bản.

Cụ thể, nguồn vốn FDI đổ vào 5 nền kinh tế của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á dự kiến sẽ tăng gấp đôi lên 113 tỷ USD, từ mức 54 tỷ USD. Đầu tư vào Ấn Độ sẽ tăng gấp ba lên 126 tỷ USD, từ 44 tỷ USD vào năm 2025.

Tập đoàn Nomura cho biết, sáu nước này sẽ trở thành những "con hổ mới" vượt qua sự hấp dẫn của "những con hổ già" tập trung ở khu vực Bắc Á - Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Hong Kong và Singapore.

Các "yếu tố kéo" của các nước này sẽ thu hút thêm đầu tư bao gồm thị trường nội địa lớn và đang phát triển, cơ sở hạ tầng được cải thiện, điều kiện đầu tư thuận lợi hơn, quản lý kinh tế hợp lý, ổn định chính trị và lao động giá rẻ.

Hiện tại, do quy mô và tiềm năng của thị trường, Trung Quốc có vị trí đầu tiên trong bảng đánh giá sức hấp dẫn FDI của Nomura. Tuy nhiên, theo báo cáo, Ấn Độ, nước đứng thứ hai, có tiềm năng cải thiện đáng kể nếu các rào cản thương mại và môi trường đầu tư được gỡ bỏ.

Tám nền kinh tế châu Á, trong đó có 5 nước ASEAN, đều đứng trong top 10. Xếp hạng này bao gồm tổng cộng 23 quốc gia mới nổi.

Láng giềng giàu có

Các công ty Nhật Bản từ lâu đã thể hiện mối quan tâm mạnh mẽ đối với việc mở rộng ra thị trường nước ngoài khi thị trường nội địa của họ co lại. Sáng kiến Một con đường - Một vành đai của Trung Quốc bao gồm nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, với mong muốn của Chut tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong việc kết nối đất nước của ông với phần còn lại của châu Á và châu Âu thông qua các dự án cơ sở hạ tầng.

Tuy nhiên, việc này tồn tại nhiều rủi ro đến từ quan ngại gia tăng kiểm soát của chính phủ Trung Quốc đối với các công ty đầu tư ra nước ngoài. "Đầu tư nước ngoài tăng nhanh ở Trung Quốc sẽ gia tăng rủi ro xảy ra suy giảm chu kỳ tài chính trầm trọng tại nước này trong vài năm tới", báo cáo viết.

Ông Euben Paracuelles, chuyên gia kinh tế tại Nomura Singapore. Ảnh: Internet

Mặc dù vậy, ông Euben Paracuelles của Nomura Singapore cho biết trong một cuộc điện đàm hôm thứ Ba rằng "trừ khi những rủi ro này trở thành sự thật trong thời gian rất ngắn, nếu không trong thời gian trung hạn, dòng vốn FDI của Trung Quốc có lẽ vẫn tiếp tục mạnh mẽ". 

Ông Paracuelles cho biết, dòng vốn FDI ra nước ngoài của Trung Quốc chiếm mức 1,6% GDP vào năm 2016 và đang tiếp tục tăng, tuy nhiên, vẫn thấp hơn nhiều so với Nhật Bản.

Theo báo cáo, những người hưởng lợi tiềm năng trên thị trường chứng khoán bao gồm từ các nhà sản xuất ô tô, các nhà bán lẻ cho đến các doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Báo cáo khuyến nghị "mua" đối với nhà cung cấp ô tô Ấn Độ Motherson Sumi, công ty xây dựng Pembangunan Perumahan của Indonexia, nhà khai thác thương mại điện tử và dịch vụ hậu cần Singapore Post, nhà khai thác sân bay Malaysia Airports Holdings và tập đoàn Alliance Global của Philippine.

Samsung, Teakwang đưa Hàn Quốc trở thành nhà đầu tư FDI số một tại Việt Nam

Samsung, Teakwang đưa Hàn Quốc trở thành nhà đầu tư FDI số một tại Việt Nam

Đầu tư -  7 năm

Trong 7 tháng qua, các nhà đầu tư tư Hàn Quốc đăng ký đầu tư 5,62 tỷ USD vào Việt Nam.

Kinh tế Việt Nam đang ngày càng phụ thuộc vào FDI

Kinh tế Việt Nam đang ngày càng phụ thuộc vào FDI

Tiêu điểm -  7 năm

"Sự tăng trưởng kinh tế không xuất phát từ những yếu tố nội tại, từ cái lõi của nền kinh tế, một ngày nào đó khi vốn ngoại quay đầu, sẽ rất khó có thể lường trước những hệ lụy sẽ xảy ra".

Xây dựng Vân Đồn thành nơi đáng sống nhất châu Á - Thái Bình Dương

Xây dựng Vân Đồn thành nơi đáng sống nhất châu Á - Thái Bình Dương

Đầu tư -  6 năm

Theo quy hoạch tổng thể đã được Thủ tướng phê duyệt, khu kinh tế Vân Đồn sẽ trở thành một trong những vùng động lực phát triển kinh tế của Việt Nam, nằm trong nhóm dẫn đầu về thành phố đáng sống của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Chính phủ gỡ vướng cho các dự án BT ký trước ngày 1/1/2018

Chính phủ gỡ vướng cho các dự án BT ký trước ngày 1/1/2018

Đầu tư -  6 năm

Các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BT được ký trước ngày 1/1/2018 chưa hoàn thành việc thanh toán sẽ tiếp tục được thực hiện thanh toán theo nội dung hợp đồng đã ký kết.

Tập đoàn Nguyễn Hoàng tiết lộ kế hoạch xây loạt siêu dự án thành phố giáo dục

Tập đoàn Nguyễn Hoàng tiết lộ kế hoạch xây loạt siêu dự án thành phố giáo dục

Đầu tư -  6 năm

Theo tiết lộ của lãnh đạo Tập đoàn Nguyễn Hoàng, ngoài Quảng Ngãi, sắp tới sẽ tiếp tục xây dựng thêm nhiều Thành phố giáo dục quốc tế ở các thành phố khác tại Việt Nam.

Từ đầm lầy chăn vịt đến sân bay hiện đại nhất Việt Nam

Từ đầm lầy chăn vịt đến sân bay hiện đại nhất Việt Nam

Đầu tư -  6 năm

Chỉ mất hơn hai năm để hoàn thành một sân bay hiện đại khiến các chuyên gia cũng phải thốt lên rằng "tư nhân làm cái gì ... cũng nhanh".

Năm 2018, Nhật Bản giữ vững ngôi 'quán quân' về đầu tư FDI vào Việt Năm

Năm 2018, Nhật Bản giữ vững ngôi 'quán quân' về đầu tư FDI vào Việt Năm

Đầu tư -  6 năm

Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2018 ước tính các dự án FDI đã giải ngân 19,1 tỷ USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2017.

Hoàng Huy gọi vốn 2.000 tỷ cho loạt dự án bất động sản Hải Phòng

Hoàng Huy gọi vốn 2.000 tỷ cho loạt dự án bất động sản Hải Phòng

Doanh nghiệp -  2 giờ

Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn

Tiêu điểm -  14 giờ

Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.

Vì sao Đất Xanh Group cấp thiết tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng?

Vì sao Đất Xanh Group cấp thiết tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng?

Doanh nghiệp -  17 giờ

Nhà sáng lập Đất Xanh Group, Lương Trí Thìn khẳng định tập đoàn sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng để trở thành công ty cấp trung và cỡ lớn.

BIM Land khởi động tổ hợp căn hộ phong cách khách sạn SkyM

BIM Land khởi động tổ hợp căn hộ phong cách khách sạn SkyM

Bất động sản -  20 giờ

BIM Land – thành viên BIM Group, khởi động tổ hợp căn hộ cao cấp phong cách khách sạn SkyM tại khu đô thị vịnh biển Halong Marina (Quảng Ninh). Dự án được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho mô hình nghỉ dưỡng – lưu trú – đầu tư ngay tại trung tâm du lịch năng động bậc nhất miền Bắc.

Mùa đại hội chỉ tiến không lùi

Mùa đại hội chỉ tiến không lùi

Doanh nghiệp -  22 giờ

Mùa đại hội năm nay chứng kiến các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam thể hiện tinh thần "chỉ tiến không lùi", như lời khẳng định về nội lực quốc gia trước những bất ổn toàn cầu.

V-Green cùng 4 đối tác đầu tư 300 triệu USD làm 63.000 cổng sạc VinFast tại Indonesia

V-Green cùng 4 đối tác đầu tư 300 triệu USD làm 63.000 cổng sạc VinFast tại Indonesia

Doanh nghiệp -  22 giờ

V-Green và các đối tác gồm Chargecore, Chargepoint, Amarta Group và CVS, cam kết đầu tư 300 triệu USD để phát triển hạ tầng trạm sạc tại Indonesia.

Hóa dầu Long Sơn tiếp tục thổi bay nghìn tỷ lợi nhuận của SCG

Hóa dầu Long Sơn tiếp tục thổi bay nghìn tỷ lợi nhuận của SCG

Doanh nghiệp -  22 giờ

Được kỳ vọng là dự án chiến lược tại Việt Nam nhưng đến hiện tại, Tổ hợp hóa dầu Long Sơn đang gây áp lực tài chính lớn cho Tập đoàn SCG.

Đọc nhiều