TP. HCM xin nâng lương gấp đôi cho cán bộ, công chức
Huy Thịnh
Thứ năm, 28/09/2017 - 10:59
Một công chức TP. HCM phục vụ 300 người dân, trong khi tỷ lệ bình quân chung cả nước là 187 người dân/công chức
Một công chức TP. HCM phục vụ 300 người dân. Ảnh Lao động
Ngày 27/9, ông Võ Văn Hoan, Chánh Văn phòng, người phát ngôn UBND TP.HCM cho biết đề án nâng lương cán bộ công chức lên gấp hai lần đã được TP.HCM báo cáo với Bộ Chính trị.
Theo nghiên cứu của UBND TP. HCM, thành phố có trên 10 triệu dân và một lượng lớn khách vãng lai, với đội ngũ công chức như hiện nay thì khối lượng phục vụ cao gấp đôi so với mức bình quân chung của cả nước. Cụ thể: một công chức TP.HCM phục vụ 300 người dân, trong khi tỷ lệ bình quân chung cả nước là 187 người dân/công chức.
Ông Hoan dẫn chứng: Công nghiệp phục vụ của TP.HCM rất lớn, đơn cử như làm sổ đỏ, ở các tỉnh làm xong sổ đỏ có thể 10 – 15 năm sau người dân mới quay lại làm. Đối với TP.HCM, sổ đỏ ngày hôm trước ký, hôm sau đã sang nhượng cho người khác và tiếp tục ký nữa, nhịp độ rất nhanh, khối lượng phục vụ nhiều, đối tượng phục vụ đông, tính chất công việc phức tạp…
Người phát ngôn UBND TP. HCM khẳng định thành phố kiến nghị Trung ương cho cơ chế để chăm lo tốt đời sống cán bộ và thành phố chỉ cần cơ chế chứ không cần tiền vì cơ chế sẽ tạo ra nguồn lực để thành phố xoay sở. Hiện nay, TP.HCM có tiền mà không chi được vì khung lương chuẩn của cả nước đã quy định.
Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách cho rằng, tính lương tối thiểu theo giờ đảm bảo những người làm việc theo giờ hoặc theo ngày đều được hưởng đầy đủ các quyền lợi, đồng thời cho phép các nhà tuyển dụng linh hoạt hơn trong việc sử dụng lao động.
Theo nhiều chuyên gia nhận định, việc điều chỉnh tăng lương cần phù hợp với các điều kiện về năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế, không thể coi lương như một công cụ bảo trợ xã hội.
Thực chất lương của chúng ta đang được điều chỉnh theo nguyên tắc nào? Hay chỉ làm hài lòng một bộ phận người nhận lương, không quan tâm đến sự phát triển chung của nền kinh tế? Chuyên gia kinh tế Nguyễn Đức Thành đặt câu hỏi.
Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.
Cân bằng giữa tính giá điện theo cơ chế thị trường và ổn định xã hội vẫn luôn là bài toán khó tồn tại nhiều năm qua, nhưng bắt buộc phải giải trong thời gian tới.
Không ít doanh nghiệp đang trao gửi niềm tin vào việc tháo gỡ các dự án điện tái tạo gặp vướng mắc cũng như dư địa mở ra từ Quy hoạch điện VIII và khung giá điện 2025.
Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.
BIM Land – thành viên BIM Group, khởi động tổ hợp căn hộ cao cấp phong cách khách sạn SkyM tại khu đô thị vịnh biển Halong Marina (Quảng Ninh). Dự án được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho mô hình nghỉ dưỡng – lưu trú – đầu tư ngay tại trung tâm du lịch năng động bậc nhất miền Bắc.
Mùa đại hội năm nay chứng kiến các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam thể hiện tinh thần "chỉ tiến không lùi", như lời khẳng định về nội lực quốc gia trước những bất ổn toàn cầu.