Lo ngại bong bóng tài sản khi nới lỏng tiền tệ
Lo ngại về rủi ro bong bóng tài sản là có, song theo nhiều chuyên gia, thị trường hiện vẫn đang trong tầm kiểm soát. Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán, bất động sản là khó xảy ra.
Chính sách tiền tệ nới lỏng với một loạt các động thái hỗ trợ thanh khoản qua kênh thị trường mở, 3 lần thực hiện điều chỉnh hạ và duy trì các mức lãi suất điều hành ở mức thấp, nới room tăng trưởng tín dụng,.. được NHNN Việt Nam thực thi từ năm 2020, duy trì trong năm 2021 và đến nay, liệu dư địa để NHNN duy trì nới lỏng tiền tệ có còn?
Theo Báo cáo OECD đến tháng 6/2022, xu hướng tăng của lạm phát lan rộng trên toàn cầu và lập đỉnh ở nhiều nền kinh tế như Mỹ (lạm phát tháng 5/2022 tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2021, cao nhất kể từ năm 1981) hay lạm phát của các nước khu vực đồng tiền chung châu Âu Euro (tăng 8,1%, gấp 4 lần mức lạm phát mục tiêu 2% của ECB).
Sự căng thẳng chuỗi cung ứng, khan hiếm lao động sau đại dịch và các cú sốc giá cả liên tiếp được cho là ba nguyên nhân chính khiến cho lạm phát tổng thể đã vượt xa mục tiêu mà NHTW các nước đặt ra.
Trước tình hình đó, NHTW các nước, mà dẫn đầu là FED đã liên tục thực hiện các biện pháp mạnh mẽ nhằm thắt chặt tiền tệ hướng tới mục tiêu kiểm soát lạm phát. Chính những động thái này đã thúc đẩy một cuộc chạy đua tăng lãi suất khiến trầm trọng hơn tình trạng kinh tế trên thế giới vốn đã trong trạng thái căng thẳng do chiến tranh Nga-Ukraine và sự kiện Trung Quốc đóng cửa do COVID.
Tất cả lãi suất của các quốc gia đều đi lên. Tính đến tháng 6 năm 2022, toàn cầu có đến 80 lượt tăng lãi suất (nhiều nhất). Trong đó, các nước phát triển bao gồm Mỹ và châu Âu có tăng, tuy số lần tăng không quá nhiều nhưng mức độ điều chỉnh tăng khá lớn.
Trong bối cảnh đó, liệu NHNN Việt Nam có thể tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng để hỗ trợ nền kinh tế phục hồi sau đại dịch? Câu trả lời ở đây là Có, nhưng dư địa đã dần thu hẹp.
Năm 2022 là một năm đầy thách thức của kinh tế tế giới, nhưng các cơ quan quản lý của Việt Nam nói chung và NHNN Việt Nam nói riêng có những cơ sở nhất định để có thể lạc quan tin tưởng sẽ hoàn thành niệm vụ chính yếu của ngành là ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát ở mức 1 con số (lạm phát bình quân không vượt quá 4%/năm), nâng cao giá trị đồng bản tệ, đảm bảo thanh khoản hệ thống ngân hàng mà không cần phải ngay lập tức từ bỏ các chính sách nới lỏng tiền tệ đang theo đuổi.
Tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2022 cơ bản ổn định, GDP tăng 6,42%, cao hơn tốc độ tăng của 6 tháng đầu năm 2020 (2,04%) và 2021(5,74%); nhưng vẫn thấp hơn tốc độ tăng trưởng GDP của cùng kỳ giai đoạn trước đại dịch như 2019 (6,98%) và 2018 (7,28%).
Lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát. Ngay tại Châu Á, trong 5 tháng đầu năm 2022, lạm phát của Thái Lan tăng 7,1%, Hàn Quốc tăng 5,4%, Nhật Bản và Trung Quốc cũng tăng 1,5%, còn chỉ số giá tiêu dùng bình quân nửa đầu năm 2022 của Việt Nam giữ ở mức 2,44% so với cùng kỳ năm 2021. Lạm phát 2022 của Việt Nam cho đến nay, được các chuyên gia đánh giá, không xuất phát từ vấn đề tiền tệ bởi tốc độ tăng cung tiền vẫn giữ ở mức vừa phải (tính đến 20/06/2022 tăng 3,3% so với cuối năm 2021(cùng thời điểm năm 2021 tăng 3,48%).
Nguồn cung hàng hóa trong nước cũng khá dồi dào sau đại dịch. Các chính sách hỗ trợ phục hồi kinh tế cũng giúp giảm áp lực lên mặt bằng giá cả. Như vậy, với mục tiêu cả năm - không vượt quá 4% - lạm phát của Việt Nam vẫn trong tầm kiếm soát. Dư địa cho lạm phát 6 tháng cuối năm còn nhưng cũng không nhiều.
Bởi để lạm phát không vượt quá mục tiêu 4% đồng nghĩa với lạm phát trung bình 6 tháng cuối năm của Việt Nam sẽ không được vượt mức 5,56%, hay nói cách khác trong giai đoạn còn lại của năm 2022, CPI sẽ chỉ được phép tăng bình quân không quá 0,7%/tháng. Đây là một thách thức không nhỏ. Do áp lực nhập khẩu lạm phát của Việt Nam trong những tháng cuối năm là khá lớn bởi giá xăng dầu và giá nguyên vật liệu vẫn chịu nhiều biến động.
Với đặc thù nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu (chiếm khoảng 37%); giá xăng dầu chiếm đến 3,52% tổng chi phí sản xuất của toàn bộ nền kinh tế và chiếm 1,5% tổng chi tiêu của các hộ gia đình. Theo cơ cấu đó, cứ khi giá xăng dầu tăng 10% sẽ làm cho lạm phát tăng 0.36%.
Cùng với đó, những tác động của gói hỗ trợ tài khóa (năm 2020 là 129.000 tỷ đồng; năm 2021 là 138.000 tỷ đồng và năm 2022 là 350.000 tỷ đồng) khiến cầu được đẩy lên, cộng với nhu cầu tiêu dùng sau đại dịch tăng mạnh trong khi các chuỗi cung ứng bị đứt gãy chưa được khôi phục hoàn toàn. Đó là những thách thức hiện hữu lên mục tiêu lạm phát những tháng cuối năm 2022 và đòi hỏi các chính sách điều hành quản lý phải bám sát, kịp thời tháo gỡ cho các doanh nghiệp và nền kinh tế.
Các mức lãi suất và tỷ giá được điều hành đồng bộ và linh hoạt. Thực tiễn giai đoạn từ 2019 trở lại đây NHNN đã khá thành công trong cân đối hai công cụ: lãi suất (chi phí vốn vay của doanh nghiệp trong nước) và tỷ giá (để hỗ trợ xuất khẩu). Đây là 2 công cụ rất quan trọng với Việt Nam – một nền kinh tế mà tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần gấp đôi GDP (2019).
Duy trì ổn định một mức lãi suất thấp sẽ giúp hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế. Tuy nhiên, điều đó sẽ gây áp lực nhất định lên tỷ giá, có thể đẩy tỷ giá nhích lên, từ đó hỗ trợ xuất khẩu nhưng đồng thời gây tác động làm giảm giá trị đồng VND hay nói cách khác nguy cơ lạm phát sẽ gia tăng.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, theo số liệu của NHNN công bố, lãi suất huy động của các NHTM có xu hướng tăng nhẹ ( 0,5-1%) chủ yếu ở các kỳ hạn 6 tháng đến 12 tháng. Bởi nhu cầu tín dụng tăng cao - tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đã đạt 9,35% (nhiều NHTM đã sử dụng gần hết hạn mức tăng trưởng tín dụng được cấp và đang xin nới room cho những tháng cuối năm) - trong khi tăng trưởng huy động chỉ ở mức 4,51%, trong bối cảnh thanh khoản của hệ thống ngân hàng không còn được dồi dào như năm 2021. Tuy nhiên lãi suất cho vay vẫn được duy trì ổn định để hỗ trợ phục hồi nhờ gói cấp bù lãi suất 40.000 tỷ đồng được triển khai rất tích cực.
Bên cạnh đó, tỷ giá có thời điểm biến động khá mạnh, chủ yếu do sự tăng giá đồng USD (chiếm khoảng 70% trong dự trữ ngoại hối) khi FED liên tục nâng lãi suất cơ bản (hiện đang ở mức 1,5-1,75% nhằm kiểm soát lạm phát). So với đầu năm, VND cũng đã mất giá khoảng 2% (mức mất giá này được đánh giá là “khiêm tốn” trong bối cảnh nhiều đồng tiền khác trong khu vực có tốc độ mất giá lớn hơn rất nhiều, ví dụ như đồng CNY của Trung Quốc mất giá 5%, đồng THB của Thái Lan hay đồng KRW của Hàn Quốc mất giá gần 10%, thậm chí JPY mất giá đến 20%, ….).
Tỷ giá trong nửa cuối năm 2022 được kỳ vọng trong tầm kiểm soát (đảm bảo được mục tiêu cả năm tăng khoảng 2,5%) bởi mức tăng giá của USD trong những tháng tới được dự báo không còn quá mạnh như 6 tháng đầu năm, cung – cầu ngoại tệ trong nước vẫn được tiếp tục hỗ trợ tích cực (bởi cán cân thương mại dự báo thặng dư 4-8 tỷ USD trong năm 2022 cùng với dữ trữ ngoại hối dồi dào đạt khoảng 122,5 tỷ USD).
Lãi suất và tỷ giá luôn có xu hướng biến động ngược chiều nhau. Cân đối 2 công cụ này trong điều hành chính sách tiền tệ để vừa đảm bảo bảo hỗ trợ doanh nghiệp và sản xuất trong nước đồng thời vừa hỗ trợ xuất khẩu chưa bao giờ là một bài toán đơn giản, đặc biệt là trong bối cảnh đầy thách thức của nửa cuối năm 2022. Lãi suất VND được NHNN điều hành đảm bảo nguyên tắc lãi suất thực dương; cùng với đó NHNN luôn theo sát và duy trì một chênh lệch hợp lý, vừa đủ giữa lãi suất VND và lãi suất USD tránh tâm lý chuyển tài sản bằng nội tệ sang ngoại tệ.
Đây là những cơ sở quan trọng để NHNN có thể đưa ra các giải pháp linh hoạt và đồng bộ hơn trong quản lý điều hành lãi suất và tỷ giá trong thực thi chính sách tiền tệ ở những tháng cuối năm 2022.
Như vậy, các điều kiện kinh tế vĩ mô cho thấy, dư địa để NHNN thực hiện nới lỏng tiền tệ của Việt Nam vẫn còn nhưng thực sự không nhiều. Nhiều chuyên gia dự báo, khả năng cao trong quý IV/2022 lãi suất điều hành sẽ có thể có đợt tăng nhưng mức tăng sẽ hạn chế, khoảng 0,25 - 0,5%, tỷ giá cũng có thể sẽ nhích lên, đồng USD có thể sẽ tăng giá so với VND, mức tăng nhẹ, dự báo không quá 4%; tỷ lệ lạm phát có thể cao hơn mục tiêu nhưng ở mức chấp nhận được. NHNN đang tiến dần đến lời hẹn “bình thường hóa” chính sách tiền tệ.
* Bài viết thể hiện quan điểm của Thạc sĩ Nguyễn Thị Nguyệt Loan, công tác tại Khoa Tài chính Ngân hàng, Trường Đại học Đại Nam
Lo ngại về rủi ro bong bóng tài sản là có, song theo nhiều chuyên gia, thị trường hiện vẫn đang trong tầm kiểm soát. Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán, bất động sản là khó xảy ra.
Trước tác động khó lường của dịch Covid-19, rủi ro tín dụng được dự báo tăng mạnh hơn trong 6 tháng cuối năm 2021 những được kỳ vọng sẽ giảm trong năm 2022.
Dù giá dầu, giá thép hay nông sản đã tăng mạnh từ đầu năm đến nay, vẫn còn là quá sớm để lo ngại về khả năng xảy ra một “siêu chu kỳ hàng hóa”. Các ngân hàng trung ương đều cho rằng yếu tố lạm phát không có tính chất lâu bền, mang tính chất đặc thù và riêng biệt. Do đó các mục tiêu về lạm phát trong trung và dài hạn vẫn được đảm bảo.
Thống đốc yêu cầu các ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng vay vốn nhưng không nới lỏng điều kiện tín dụng để đảm bảo chất lượng an toàn tín dụng, duy trì tính lành mạnh của hoạt động ngân hàng trong những năm tới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Xu hướng bán ròng của khối ngoại tại thị trường Việt Nam được kỳ vọng sẽ dần hạ nhiệt với những thông tin tích cực tới từ chính sách vĩ mô, xu hướng dòng tiền.
Để đáp ứng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và nhu cầu vốn lớn của nền kinh tế, nhiều nhà băng năm nay tiếp tục đưa ra các kế hoạch tăng vốn mạnh mẽ.
Chỉ trong vòng 3 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn tất việc chuyển giao 4 ngân hàng yếu kém, tất cả đều đã được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ năm 2015. Trước đó, nhiều thương vụ nhận sáp nhập đã được thực hiện thành công làm tiền đề cho việc thúc đẩy chủ trương này.
Niềm tin trở lại đã giúp cải thiện thanh khoản của thị trường chứng khoán liên tục trong nhiều tuần qua và kéo VN-Index vượt mốc 1.300 điểm.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.