Phát triển bền vững
Những yếu tố không thể bỏ qua trong chuyển dịch năng lượng
Lộ trình chuyển dịch năng lượng của Việt Nam cần được tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu điện cho sinh hoạt của nhân dân với giá cả phải chăng.
Thứ trưởng Bộ Công thương Đặng Hoàng An trong phát biểu gần đây nhấn mạnh cam kết đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, và tham gia Tuyên bố toàn cầu về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch, là định hướng quan trọng của Việt Nam hướng tới nền kinh tế carbon thấp, tăng trưởng xanh trong những thập kỷ tới.
Để đảm bảo mục tiêu phát triển, ngành năng lượng phải đáp ứng các yêu cầu, bao gồm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia trong trung và dài hạn để đáp ứng các mục tiêu phát triển; xác định được cơ cấu năng lượng tối ưu và bền vững của đất nước.
Cùng với đó, thu hút mạnh mẽ đầu tư vào cơ sở hạ tầng năng lượng; tháo gỡ các điểm nghẽn, thúc đẩy phát triển các nguồn năng lượng sạch hơn, xanh hơn và các nguồn năng lượng tái tạo; cũng như nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm cường độ sử dụng năng lượng và sử dụng điện của nền kinh tế.
An ninh năng lượng trong tiến trình Việt Nam hướng tới ‘net zero’
Không chỉ vậy, cần tạo điều kiện để các đối tượng trong xã hội, mọi tầng lớp nhân dân đều được tiếp cận và thụ hưởng lợi ích từ các chính sách phát triển năng lượng bền vững với chi phí hợp lý.
Đặc biệt, cần quan tâm thích đáng đến nhóm đối tượng xã hội dễ bị tổn thương, đến người thu nhập thấp và các đối tượng chính sách, ông An nhấn mạnh tại Hội thảo “Tác động của COP26 đến chuyển dịch năng lượng theo hướng tăng trưởng xanh” mới đây.
Thời gian qua, Bộ Công thương đã nghiên cứu, tham mưu đề xuất xây dựng và hoàn thiện các cơ chế chính sách phát triển ngành năng lượng phù hợp với xu thế chung của toàn cầu, và cam kết của Việt Nam tại COP26.
Một trong những văn bản quan trọng là dự thảo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII).
Dự thảo được điều chỉnh, cập nhật theo hướng giảm dần phụ thuộc nhiệt điện than, và dành sự ưu tiên cao cho phát triển năng lượng tái tạo với cơ cấu và sự phân bố hợp lý, ông An cho biết.
Hiện nay, dự thảo Quy hoạch điện VIII đang được Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt trong thời gian tới. Theo đó, quá trình chuyển đổi cơ cấu ngành năng lượng đang được Chính phủ Việt Nam đẩy mạnh và quyết tâm thực hiện theo tinh thần phát huy nội lực, đồng thời tăng cường sự hợp tác, hỗ trợ từ các đối tác phát triển.
Những cơ chế hợp tác đa phương và song phương rất có ý nghĩa đối với sự phát triển ngành năng lượng và nền kinh tế quốc gia của Việt Nam, đại diện Bộ Công thương nhấn mạnh.
Chia sẻ đồng quan điểm về xu hướng xanh, tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc nhấn mạnh chuyển dịch năng lượng theo hướng xanh, bền vững là xu thế tất yếu và không thể đảo ngược.
Việt Nam – một quốc gia đang phát triển, với nguồn lực còn hạn chế - đang có những bước đi thực sự trong chuyển đổi cơ cấu năng lượng, để hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Bên cạnh việc chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, việc sử dụng năng lượng hiệu quả là cực kỳ quan trọng trong chuyển dịch năng lượng theo hướng xanh, bền vững.
Theo đó, cần có các biện pháp chủ động hơn nữa trong sử dụng năng lượng hiệu quả trên phạm vi toàn quốc, và cần tăng cường năng lực tốt hơn cho địa phương về vấn đề này, bà Ngọc nhận định.
Cùng với đó, quá trình chuyển dịch năng lượng xanh, bền vững của Việt Nam cần nhận được sự đồng hành và hỗ trợ thỏa đáng từ các tổ chức quốc tế, các đối tác phát triển và công ty / tập đoàn lớn của thế giới.
Đại diện Bộ Kế hoạch và đầu tư cũng lưu ý rằng lộ trình chuyển dịch năng lượng của Việt Nam cần được tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu điện cho sinh hoạt của nhân dân với giá cả phải chăng, đồng thời giảm thiểu tác động đến các nhóm / đối tượng trong xã hội.
Chuyển dịch năng lượng theo hướng xanh, bền vững muốn thành công cần có quyết tâm chính trị lớn; sự phối hợp đồng bộ, toàn diện từ tất cả các bên liên quan; sự đồng lòng của người dân và cộng đồng doanh nghiệp, bà Ngọc nhấn mạnh.
Ba nguyên tắc giúp 'hút' tài chính cho chuyển dịch năng lượng
Nhằm cụ thể hóa các mục tiêu, chỉ tiêu đặt ra trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021 – 2030 hướng tới khát vọng phát triển nhanh, bền vững, hàng loạt chiến lược, chính sách trên các ngành, lĩnh vực đã được cập nhật, sửa đổi và ban hành trong thời gian gần đây.
Trong đó, Bộ Kế hoạch và đầu tư đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2050; và gần đây là Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030.
Kế hoạch hành động hướng tới 4 mục tiêu quan trọng của Chiến lược tăng trưởng xanh, bao gồm giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP; xanh hóa các ngành kinh tế; xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững; và xanh hóa quá trình chuyển đổi trên nguyên tắc bình đẳng, bao trùm, nâng cao năng lực chống chịu.
Đối với việc chuyển đổi năng lượng theo hướng xanh, bền vững, chiến lược nhấn mạnh định hướng nâng cao hiệu suất và hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm mức tiêu hao năng lượng trong hoạt động sản xuất, vận tải, thương mại và công nghiệp; bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia theo hướng phát triển đồng bộ các nguồn năng lượng, khai thác và sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng trong nước và chuyển đổi cơ cấu nguồn năng lượng theo hướng giảm sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch.
Cùng với đó, đẩy mạnh khai thác có hiệu quả và tăng tỷ trọng các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới trong sản xuất và tiêu thụ năng lượng của quốc gia.
Thủ tướng: Tập trung phát triển nền công nghiệp chuyển đổi năng lượng
An ninh năng lượng nhìn từ nhiệt điện khí trong nước
Giữ vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh năng lượng của Việt Nam, các nguồn điện nhiệt điện khí trong nước vẫn đang trập trùng vướng mắc và tiếp tục chậm tiến độ kéo dài.
Đồng bằng sông Cửu Long kỳ vọng trở thành trung tâm năng lượng sạch
Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên đề nghị các địa phương miền Tây tích cực thu hút đầu tư trong và ngoài nước để nhanh chóng trở thành trung tâm năng lượng xanh, năng lượng tái tạo của đất nước.
Các dự án kinh tế tuần hoàn là ‘chìa khóa’ để tiết kiệm năng lượng
Đến năm 2030, các dự án kinh tế tuần hoàn trở thành động lực chủ yếu trong giảm tiêu hao năng lượng sơ cấp, có năng lực tự chủ phần lớn hoặc toàn bộ nhu cầu năng lượng dựa trên năng lượng tái tạo.
Chuyên gia Đan Mạch chỉ cách ‘hút’ tài chính cho năng lượng sạch
Theo các chuyên gia, chính phủ đóng vai trò then chốt trong việc gia tăng niềm tin từ nhà đầu tư, từ đó mới có thể thu hút các dòng vốn đổ vào lĩnh vực năng lượng tái tạo.
Tiên phong mở lối đi mới trong du lịch hang động
Giữa Cẩm Phả, Quảng Ninh, hang Ngọc Rồng đang cho thấy sự đổi mới trong cách tiếp cận, khai thác cảnh quan tự nhiên. Một sản phẩm du lịch có cách thức tiếp cận hài hòa giữa bảo tồn, phát triển kinh tế và lợi ích cộng đồng, đang vun đắp cho con đường du lịch bền vững.
Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số
Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.
Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’
Ngành nhựa đứng trước cơ hội chuyển mình, từ một ngành công nghiệp bị định kiến trở thành ngành công nghiệp hiện đại, có trách nhiệm và bền vững.
Chủ tịch HanelPT Trần Thị Thu Trang: Đừng coi ESG là gánh nặng
Bà Trần Thị Thu Trang - Chủ tịch HanelPT khẳng định ESG chính là cơ hội thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội lâu dài.
Tôn Đông Á 'xoay trục' nội địa trước áp lực thuế quan
Tôn Đông Á kỳ vọng vượt qua những biến động nhờ chiến lược xoay trục về thị trường nội địa, kết hợp với tái cấu trúc chuỗi cung ứng và đầu tư dài hạn.
Sở hữu xe Peugeot giá từ 808 triệu đồng cùng quà tặng hấp dẫn
Tháng 6/2025, khách hàng sở hữu xe Peugeot sẽ được hưởng ưu đãi lên đến 121 triệu đồng cùng gói quà tặng bảo dưỡng miễn phí cho các mẫu xe New Peugeot 2008, Peugeot 2008 Allure, Peugeot 3008, 5008 và 408.
Trải nghiệm khách hàng: Lõi tăng trưởng của nhà thuốc Long Châu
Với một thương hiệu không trực tiếp sản xuất thuốc như Long Châu, trải nghiệm khách hàng không chỉ là ưu tiên mà là còn được xem là chiến lược sống còn.
Vietnam Airlines mở đường bay thẳng đầu tiên giữa Việt Nam và Đan Mạch
Đường bay TP.HCM – Copenhagen sẽ được khai thác ba chuyến mỗi tuần bằng dòng máy bay thân rộng hiện đại Boeing 787-9 Dreamliner.
Giá vàng hôm nay 16/6, tăng ngay khi mở cửa, dự báo còn tăng tiếp
Giá vàng hôm nay 16/6 tăng tiếp 200-700 nghìn đồng/lượng đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC. Dự báo giá vàng tuần này phần lớn đều nghiêng về tăng.
Kinh tế học hài hước
Kinh tế học hài hước mở ra tư duy phân tích dữ liệu phi truyền thống, thiết kế động lực và chiến lược linh hoạt cho nhà quản trị doanh nghiệp.
PVFCCo bắt tay chiến lược PVOil
PVFCCo – Phú Mỹ và PVOil sẽ hợp tác toàn diện, đa lĩnh vực nhằm tối ưu hiệu quả khai thác hệ sinh thái hạ tầng và năng lực của hai bên.