Doanh nghiệp nên chuyển đổi bền vững thế nào?
Theo TS. Võ Trí Thành, khi thực hiện chiến lược chuyển đổi xanh, bền vững, doanh nghiệp cần tập trung vào những mảng có thể làm ngay và đem lại giá trị ngay, thay vì đầu tư dàn trải.
Hoạt động trong lĩnh vực luyện kim vốn có mức phát thải khổng lồ, NS BlueScope Việt Nam thực hiện chiến lược “đi từng bước”, bắt đầu với từng thay đổi nhỏ nhất để hướng đến mục tiêu trung hòa phát thải carbon vào năm 2050.
Thành lập năm 1993, sau gần 30 năm, NS BlueScope Việt Nam đã trở thành một trong những nhà sản xuất thép hàng đầu Việt Nam, nhà cung ứng vật tư cho nhiều công trình lớn.
Sản xuất thép là một ngành công nghiệp đặc biệt thiết yếu cho nền kinh tế, tuy nhiên cũng là nguồn phát thải khí nhà kính khổng lồ. Hòa chung xu thế chuyển đổi xanh, xu thế công trình bền vững trong ngành xây dựng và vật liệu, NS BlueScope đã có những bước đi từ rất sớm.
Ông Nguyễn Trần Trung, Giám đốc phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội NS BlueScope Việt Nam, cho biết, ngay từ năm 2013, tức là trước cả khi Liên hợp quốc công bố 17 mục tiêu phát triển bền vững, công ty đã có định hướng chuyển đổi hoạt động sản xuất, kinh doanh theo hướng chống biến đổi khí hậu.
Chiến lược của ông lớn ngành thép được tiến hành theo cách không hề “đao to búa lớn”, mà tập trung vào từng thay đổi nhỏ nhất, đơn giản và dễ thực hiện nhất.
Theo ông Trung, NS BlueScope Việt Nam bắt đầu kế hoạch xanh hóa nhà máy bằng việc lập kế hoạch, sắp xếp thời gian sản xuất liền mạch, tránh để xảy ra tình trạng dừng máy, bởi máy móc sản xuất thép khi khởi động luôn tạo ra một lượng khí thải cố định, kể cả khi đang không sản xuất.
Sau khi quy trình được tối ưu, một số giải pháp công nghệ đã bắt đầu được áp dụng, chỉ đơn giản như thay bóng đèn LED; lắp đặt hệ thống biến tần, làm mát, tự động hóa… Nhờ những giải pháp này, đến năm 2018, công ty cắt giảm được 2.873 tấn khí thải carbon.
Năm 2018 là dấu mốc đặc biệt quan trọng khi NS BlueScope Việt Nam bắt đầu triển khai chiến lược chống biến đổi khí hậu một cách bài bản và có mục tiêu rõ ràng. Chiến lược mới tập trung vào trụ cột, bao gôm tối ưu nội bộ và lan tỏa, thúc đẩy cộng đồng xanh.
Về nội bộ, công ty duy trì những giải pháp “nhỏ bé” nhưng mang lại hiệu quả đáng kể là tối ưu hóa công nghệ, nâng cao hiệu suất vận hành, sau đó là chuyển đổi sử dụng năng lượng tái tạo.
Sở hữu dây chuyền sản xuất có hiệu suất tối ưu và tiết kiệm năng lượng, NS BlueScope Việt Nam tiếp tục lan tỏa những giá trị xanh tới cộng đồng và chuỗi cung ứng. Cốt lõi của quá trình này là các sản phẩm của công ty.
Theo ông Trung, năm 2022, NS BlueScope Việt Nam đã vinh dự là 1 trong 3 nhà sản xuất vật liệu xây dựng Việt Nam nhận được nhãn xanh từ Hội đồng công trình xanh Singapore, là chứng nhận dành cho các sản phẩm vật liệu xây dựng bền vững.
Cùng với đó, công ty đạt được chứng nhận sản xuất thép có trách nhiệm, với các tiêu chí liên quan đến cả 17 mục tiêu phát triển bền vững.
Thực tế, các sản phẩm của NS BlueScope Việt Nam không chỉ sản xuất bền vững mà còn sở hữu nhiều đặc tính đem lại sự thân thiện với môi trường cho các công trình, tiêu biểu như công nghệ phản xạ năng lượng mặt trời ứng dụng cho tôn lợp, giúp kháng nhiệt, tiết kiệm năng lượng vận hành điều hòa nhiệt độ.
Nhờ vào những ưu điểm về sự bền vững, sản phẩm của công ty được sử dụng trong nhiều công trình xanh lớn của Việt Nam, có thể kế đến như nhà máy VinFast, nhà máy sơn Sotun, nhà máy Tainan…
Tiếp nối những thành công, chiến lược đến năm 2030 của NS BlueScope Việt Nam đặt mục tiêu giảm 30% lượng phát thải carbon, xuống còn khoảng 101kg khí thải carbon trên mỗi tấn thép. Đây là bước đệm để thực hiện mục tiêu trung hòa carbon năm 2050 của công ty.
Nói về những động lực thực hiện chuyển đổi xanh, ông Trung cho biết, bên cạnh những chính sách hết sức rõ ràng của Nhà nước, NS BlueScope Việt Nam hợp tác với ngân hàng HSBC về tài chính xanh, từ đó nhận được những lợi ích về lãi suất khi thực hiện hoạt động chuyển đổi bền vững.
Theo TS. Võ Trí Thành, khi thực hiện chiến lược chuyển đổi xanh, bền vững, doanh nghiệp cần tập trung vào những mảng có thể làm ngay và đem lại giá trị ngay, thay vì đầu tư dàn trải.
Các sáng kiến giảm túi nhựa của AEON Việt Nam không chỉ đóng góp cho bảo vệ môi trường mà còn giúp tối ưu chi phí vận hành, phù hợp với xu thế tiêu dùng bền vững.
SAP là công ty phần mềm lớn nhất châu Âu. Trong một buổi trả lời phỏng vấn với Forbes, ông Daniel Schmid (Giám đốc Bền vững của SAP) đã chia sẻ lý do tại sao SAP lại trở thành công ty dẫn đầu trong việc thực hiện các trách nhiệm cộng đồng và hoạt động phát triển bền vững trên thị trường quốc tế.
Áp dụng chiến lược tuần hoàn hóa trong các hoạt động từ sản xuất, phân phối cho tới tổ chức sự kiện và làm việc tại văn phòng giúp Heineken Việt Nam tạo ra lợi ích “toàn thắng” (win – win - win) cả về kinh tế, xã hội và môi trường.
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Quy hoạch hạ tầng sạc công cộng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp xe điện, đồng thời mở ra thị trường rộng lớn và bền vững nếu hệ thống điểm sạc thuận tiện.
Việc đưa toà nhà AgriS Building vào vận hành là lời khẳng định mạnh mẽ của AgriS về chiến lược phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn, hiện thực hóa các cam kết xanh, hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2035.
Khi áp lực chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp Việt Nam đang chủ động tiếp cận các công nghệ năng lượng xanh nhằm tối ưu hóa chi phí, giảm phát thải và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Với 51,9% thị phần sữa tươi và hai công ty đạt trung hòa carbon, đại diện Tập đoàn TH đã có những chia sẻ đáng chú ý về mô hình kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã tái sinh mạnh mẽ từ đáy vực nợ nần bằng bản lĩnh, tư duy đổi mới và tinh thần quyết liệt.
Mặc dù chịu tác động từ chính sách thuế quan, chủ tịch Gỗ An Cường vẫn tự tin sẽ hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra trong năm nhờ chiến lược ứng phó linh hoạt.
Việc MoMo có lãi nhiều khả năng sẽ mở đường cho một đợt IPO sắp tới, khi kỳ lân fintech của Việt Nam đang được định giá khoảng 3 tỷ USD.
Trong khi các ứng dụng gọi xe chi hàng nghìn tỷ đồng, Vinasun không “đốt tiền”, không siêu app, bí quyết nào giúp hãng xe này tồn tại trong thị trường đầy cạnh tranh.
Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.
HANOISME vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất, ghi nhận 30 năm cống hiến, đồng hành và hỗ trợ phát triển bền vững cho doanh nghiệp Việt Nam.