Khởi nghiệp
Phép thử với hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam
Theo các chuyên gia, đại dịch COVID-19 chỉ mang ý nghĩa ngắn hạn với các startup Việt Nam. Cụ thể, các startup trong lĩnh vực nhà hàng, ăn uống, du lịch sẽ chịu tác động nặng nhất. Trong khi các chuỗi liên quan tới hoạt động tiêu dùng, tài chính cá nhân, bảo hiểm sẽ lên ngôi.
Từ cái nôi khởi nghiệp của Châu Á
Cuối năm 2002, đại dịch sát SARS quét qua châu Á. Hàng chục quốc gia và Trung Quốc nói riêng mất hơn một năm để đối phó với dịch suy hô hấp cấp. Kết quả, tổng giá trị các khoản đầu tư vào startup tại đây lần lượt giảm 27% và 29% trong các năm 2003 và 2004.
Từ cuối năm 2003, số lượng và giá trị giao dịch, đầu tư dần hồi phục. Và cũng chỉ sau đó 1 năm, thị trường vốn châu Á lập kỷ lục với nhiều vụ đầu tư lịch sử, trong đó có thương vụ Yahoo đầu tư 1 tỷ USD vào ông lớn Alibaba.
Năm nay, tới lượt virus Corona (COVID-19) gây hoang mang cho các nhà đầu tư, cũng như startup. Cụ thể, năm 2019, tổng giá trị đầu tư rót vào các startup Trung Quốc giảm 44% so với năm 2018 về mức 54 tỷ USD, theo CVSource.
Cũng cần nhấn mạnh, từ trước khi đại dịch bùng phát cuối năm 2019, thị trường vốn Trung Quốc đã xuất hiện tín hiệu hạ nhiệt do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung. Trong đó, đà giảm tốc được các chuyên gia dự báo còn tiếp tục kéo dài trong năm nay.
"Chúng tôi đã tạm ngừng mọi thương vụ tại Trung Quốc, và thậm chí là một vài thương vụ khác tại một số quốc gia Châu Á", một công ty đầu tư trong lĩnh vực công nghệ tiêu dùng đã chia sẻ với báo giới.
Trong bối cảnh ngày càng có nhiều người chết dưới ảnh hưởng của đại dịch Corona, các doanh nghiệp tại Trung Quốc đã tạm đóng cửa văn phòng, khuyến khích nhân viên làm tại nhà, và hủy bỏ các buổi họp. Còn các công ty Mỹ thì đã hủy mọi chuyến công tác đến và đi khỏi Trung Quốc, sau khi nhận cảnh báo "không di chuyển" từ Chính phủ.
Dù chưa có một tổ chức nào dự báo được những thiệt hại mà virus Corona gây ra cho hệ sinh thái khởi nghiệp Châu Á, nhưng chắc chắn một điều, các nhà đầu tư, cũng như các startup sẽ phải trải qua những giai đoạn tương tự trận dịch trước.
Phép thử với hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam
Vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghệ ở Châu Á nói chung trong những tháng đầu năm 2020 đã giảm 52% so với cùng kì, theo Techinasia. Trung Quốc là quốc gia chịu ảnh hưởng lớn nhất từ xu hướng này khi đầu tư chỉ bằng 30% so với một năm trước.
Tương tự, Đông Nam Á cũng chịu ảnh hưởng khi Singapore và Indonesia không lọt vào nhóm 5 quốc gia được đầu tư nhiều nhất. Trong đó, 5 lĩnh vực được đánh giá sẽ vực dậy hệ sinh thái khởi nghiệp nói chung bao gồm: giáo dục, logistics, y tế, năng lượng sạch và phát triển phần cứng.
"Những tác động của virus Corona lên hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam là chưa rõ ràng. Nhưng không thể phủ nhận, Việt Nam khó lòng nằm ngoài xu hướng suy thoái chung", Giám đốc một quỹ đầu tư có trụ sở tại Việt Nam và Thái Lan nhận định.
Ông cho rằng, đại dịch COVID-19 sẽ là một phép thử với hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam nói chung, các startup đang có ý định kêu gọi vốn nói riêng. Theo vị này, đây sẽ là dịp để các startup tối ưu lại phương án tài chính, dòng tiền, cũng như khả năng quản trị của chính doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Văn Dũng - nhà sáng lập & CEO Luxstay nêu quan điểm: "Trước khi xét đến các ảnh hưởng, tác động lên một doanh nghiệp, chúng ta cần hiểu rõ bản chất, cũng như cơ cấu của doanh nghiệp đó. Cụ thể, với các đơn vị lữ hành có nguồn khách nước ngoài lớn, tỉ lệ đặt phòng bị hủy chắc chắn cao, bởi đây là một sự kiện mang tính toàn cầu. Nhưng với Luxstay, chủ yếu là khách nội địa, tỉ lệ sụt giảm ở mức chấp nhận được. Cũng cần nói thêm, các tháng sau Tết Nguyên Đán, lượng khách đặt homestay thường sẽ thấp hơn các tháng cuối năm".
Ông Dũng coi đây là cơ hội để startup nâng cao quy chuẩn, chất lượng dịch vụ, đồng thời khẳng định tên tuổi, thương hiệu Luxstay trong mắt khách hàng, lẫn các chủ nhà. Bởi trong khi các nền tảng ngoại liên tục thông báo hủy khách, thì Luxstay vẫn đồng hành và hỗ trợ hoạt động kinh doanh cho các bên.
Thể hiện tinh thần lạc quan, một Giám đốc quỹ đầu tư có trụ sở tại Singapore cho rằng, đại dịch COVID-19 chỉ mang ý nghĩa ngắn hạn với các startup Việt Nam. Cụ thể, các startup trong lĩnh vực nhà hàng, ăn uống, du lịch sẽ chịu tác động nặng nhất. Trong khi các chuỗi liên quan tới hoạt động tiêu dùng, tài chính cá nhân, bảo hiểm sẽ lên ngôi.
"Hiện tại, một số startup Việt Nam đã điều chỉnh kế hoạch mở rộng và phát triển trong năm nay. Chìa khóa trong giai đoạn này là đảm bảo được lượng tiền mặt tốt, đồng thời tối ưu lại hệ thống vận hành, quản trị. Lịch sử đã cho thấy, sau mỗi cuộc khủng hoảng như vậy, cơ hội để các startup bứt phá là rất cao", vị này nhấn mạnh.
Forbes 30 Under 30 vinh danh doanh nhân trẻ khởi nghiệp Việt Nam
F88 huy động 43 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp
Trong năm 2019, F88 cũng đã huy động thành công 100 tỷ đồng trên thị trường trái phiếu để mở rộng hoạt động.
Grab muốn rót 1 triệu USD cho các startup Việt Nam
"Chúng tôi khuyến khích các startup công nghệ trong lĩnh vực công nghệ di động, thực phẩm, thanh toán điện tử, dịch vụ tài chính, logistics, thương mại điện tử, hoặc trí tuệ nhân tạo (AI) tham gia chương trình", phía Grab thông tin.
Dualingo muốn gia tăng thị phần tại Việt Nam
Ông Zan Gilani - Giám đốc sản phẩm, phụ trách hoạt động kinh doanh Duolingo tại Việt Nam, cho biết ứng dụng này đã thu hút 2,2 triệu người dùng tại Việt Nam trong 12 tháng qua và có khoảng 500.000 người dùng hoạt động hàng tháng.
Ứng dụng gọi xe be kết duyên cùng ví điện tử SmartPay
Thông qua liên kết với ví điện tử SmartPay, người dùng có thể thanh toán các dịch vụ di chuyển của be (bao gồm dịch vụ beBike, beCar).
Lotte Finance thâm nhập thị trường cho thuê xe dài hạn
Lotte Finance đánh giá cho thuê xe dài hạn giàu tiềm năng sẽ sớm được thúc đẩy bởi sản phẩm tài chính linh hoạt và nhu cầu tiêu dùng ngày một tăng.
Zalopay tiến vào mảng trả góp
Zalopay xác định phát triển theo hướng trở thành một nền tảng thanh toán toàn diện đã liên tục đưa ra các sản phẩm mới hướng tới trải nghiệm người dùng.
EximRS phân phối độc quyền dự án căn hộ Conic Boulevard
EximRS trở thành đơn vị phân phối độc quyền dự án căn hộ Conic Boulevard do Công ty CP Xây dựng đầu tư và phát triển Lĩnh Phong Conic phát triển.
MSB hoàn thành 72% kế hoạch năm
MSB công bố báo cáo tài chính quý III với tín dụng tăng 15,11% nhờ đa dạng hóa giải pháp, đặc biệt trên nền tảng số, và vốn điều lệ nâng lên 26.000 tỷ đồng.
Lợi nhuận ngân hàng phân hóa
Trong khi hầu hết ngân hàng lớn vẫn duy trì được lợi nhuận tăng trưởng mạnh, các ngân hàng vừa và nhỏ đang gặp nhiều khó khăn hơn.
Bước chuyển mình của MoMo với trí tuệ nhân tạo
MoMo từ một ví điện tử giờ đây định hướng sẽ trở thành "trợ thủ tài chính với AI" của người Việt thông qua công nghệ trí tuệ nhân tạo.
LG Innotek có thể vay 300 triệu USD từ IFC
Khoản vay nằm trong chương trình hướng tới các mục tiêu về phát triển bền vững, đã và đang trở thành lĩnh vực trọng tâm trong các cam kết của IFC tại Việt Nam.