Tiêu điểm
Quan ngại dự án luật ngày càng 'trẻ hoá'
Một số đại biểu Quốc hội quan ngại về chất lượng các bộ luật khi tuổi thọ của các dự án luật ngày càng “trẻ hóa”, nhiều luật mới ban hành được 2-3 năm đã phải sửa đổi, bổ sung.
"Câu chuyện làm luật còn vội vàng và thiếu chắc chắn"
Góp ý về dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV, đại biểu Hoàng Đức Thắng (Đoàn Quảng Trị) cho biết, phương châm chỉ đạo của Quốc hội là chủ động từ sớm, từ xa nhưng trong xây dựng luật, tuy nhiên thực tế đang còn rất nhiều bất cập.
"Việc thay đổi, bổ sung, điều chỉnh các luật hiện còn nhiều so với chương trình chính thức. Việc này diễn ra nhiều năm và khá phổ biến. Điều này cho thấy, yếu tố dự báo trong các luật chưa cao. Nguyên nhân là do yêu cầu thực tiễn cuộc sống đòi hỏi phải có điều chỉnh, bổ sung các luật hay do kỷ luật, kỷ cương không được thực hiện một cách nghiêm túc, còn tình trạng nể nang, tùy tiện", ông Thắng quan ngại.
Bên cạnh đó, vị đại biểu này cũng cho rằng, một số dự án luật gửi đến đại biểu Quốc hội rất chậm, không bảo đảm quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và quy chế hoạt động của Quốc hội, làm hạn chế rất lớn đến việc nghiên cứu, tham gia của các đoàn đại biểu Quốc hội.
"Dường như câu chuyện làm luật còn rất cập rập, vội vàng và thiếu chắc chắn. Điều này cũng là nguyên nhân dẫn đến, tuổi thọ của các dự án luật ngày càng được “trẻ hóa”. Một số dự án luật mới ban hành 2 - 3 năm lại sửa đổi, bổ sung", ông Thắng nhấn mạnh và cho rằng, đây là vấn đề đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân quan tâm và yêu cầu phải được mổ xẻ và có giải pháp khắc phục dứt khoát căn cơ, không né tránh, không nể nang.
Đồng quan điểm, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa, Đoàn tỉnh Lạng Sơn cũng cho rằng, số lượng dự án luật phải bổ sung sau khi Quốc hội đã quyết định chương trình xây dựng pháp luật vẫn còn rất lớn.
Năm 2023, số lượng dự án được đề nghị bổ sung cao hơn dự án đã được Quốc hội quyết định. Bên cạnh đó, theo phụ lục ba kèm theo Tờ trình số 476 của Ủy ban thường vụ Quốc hội thì có 6/28 dự án, dự thảo đề nghị đưa vào chương trình năm 2023 và năm 2024 nhưng không có trong Kế hoạch số 81 ngày 5/11/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Ông Nghĩa cho rằng, điều này một mặt thể hiện sự thay đổi của tình hình thực tiễn đòi hỏi phải nhanh chóng điều chỉnh chương trình nhằm hoàn thiện thể chế. Song, mặt khác việc phải bổ sung quá nhiều dự án so với chương trình chính thức cũng thể hiện tính dự báo của luật chưa cao.
Theo đại biểu Nguyễn Văn Huy, Đoàn tỉnh Thái Bình, mặc dù Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật mới và sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản pháp luật hiện hành xong hệ thống pháp luật vẫn chưa thực sự đồng bộ, hoàn chỉnh. Tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn trong hệ thống văn bản pháp luật vẫn là điều cần phải được quan tâm, chú trọng một số quy định có tính khả thi không cao, sửa đổi, bổ sung nhiều lần.
Đáng lưu ý, trong các văn bản pháp luật còn nhiều quy định mang tính nguyên tắc chung, chưa cụ thể để áp dụng thi hành được ngay mà còn phải ban hành nhiều văn bản để cụ thể hóa, hướng dẫn thi hành. Trong khi đó, việc ban hành các văn bản này thường rất chậm, không kịp thời nên pháp luật trọng đi vào đời sống tồn tại tình trạng nhiều cách hiểu, cách làm khác nhau.
Còn theo đại biểu Lê Thanh Vân, Đoàn tỉnh Cà Mau, 3 hạn chế cố hữu trong công tác xây dựng luật hiện nay đang cản trở lớn sự phát triển của nền kinh tế, gây khó khăn cho các doanh nghiệp.
Một là, việc thường xuyên điều chỉnh chương trình xây dựng luật pháp lệnh. Việc thay đổi thường xuyên với chương trình xây dựng luật pháp lệnh hàng năm chứa đựng tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro trong việc thực thi, không bảo đảm và không tránh khỏi lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ.
Hai là chất lượng các đạo luật chưa cao, đặc biệt là các quy phạm chính trị còn tồn tại khá phổ biến trong các đạo luật. Chứa đứng quy phạm chính trị tức là chứa đựng những định hướng, những nội dung hàm súc chưa thể hướng dẫn được hành vi của con người và hệ quả là phải ban hành nhiều văn bản hướng dẫn.
Ba là kỷ cương lập pháp chưa nghiêm, trách nhiệm của người đứng đầu chưa xác định rõ, đặc biệt ý quá trình xây dựng chương trình luật pháp lệnh còn cài cắm lợi ích của các tổ chức, cá nhân.
Xây dựng luật có tầm nhìn dài hạn
Để khắc phục 3 tình trạng trên, đại biểu Vân kiến nghị cần phải sớm khôi phục lại việc xây dựng chương trình pháp luật cho toàn khóa bám vào nội dung Nghị quyết Đại hội Đảng, hạn chế đến mức tối đa việc điều chỉnh chương trình xây dựng pháp luật hàng năm.
Để làm được điều này cần đổi mới thành phần ban soạn thảo theo hướng nhiều nhà khoa học tham gia, nhiều nhà chuyên môn và đặc biệt đối tượng chịu sự điều chỉnh của pháp luật và thể hiện sự cầu thị trong phản biện xã hội.
Ngoài ra, đề nghị Thủ tướng Chính phủ nên phân công một Phó thủ tướng phụ trách công tác xây dựng pháp luật, xây dựng thể chế để mà đẩy mạnh hoạt động xây dựng pháp luật. Nghị quyết về xây dựng chương trình luật pháp lệnh cần xác định trách nhiệm của những người khởi xướng chính sách đề xuất xây dựng pháp luật
Chính phủ cần tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành hình thành rõ ràng những cơ chế, chính sách ngay trong các đề xuất xây dựng luật, pháp lệnh; xem xét duyệt và chịu trách nhiệm về các chính sách trong các dự án luật, pháp lệnh được đưa vào chương trình.
Bên cạnh đó, cần tăng cường việc giải thích pháp luật để các quy định trong văn bản pháp luật được hiểu đúng và được thi hành nghiêm chỉnh, thống nhất, nhằm góp phần đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng ban hành các văn bản pháp luật, sớm xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ, bảo đảm chất lượng, đáp ứng được mong mỏi của cử tri, nhân dân và doanh nghiệp cũng như đáp ứng được các yêu cầu của thực tiễn đời sống đặt ra.
Còn theo ông Trương Trọng Nghĩa, đoàn đại biểu Quốc hội TP. HCM, các cơ quan bộ ngành cần quan tâm hơn đến công tác tổng kết thực tiễn để xây dựng luật có tầm nhìn dài hạn. Mặt khác, Chính phủ cần có giải pháp để khắc phục được các tình trạng như lợi ích nhóm, có lợi cho người quản lý khiến xây dựng nên những điều luật xa lạ với người dân, doanh nghiệp.
Để giải quyết được tình trạng trên, ông Nghĩa nhấn mạnh rằng, Chính phủ phải trả lời được hai câu hỏi: Ai soạn thảo luật và ban soạn thảo luật do ai chỉ đạo? Việc xây dựng luật cần có những chuyên gia, chuyên ngành, do đó, ban soạn thảo phải có một số cán bộ của bộ chuyên ngành và chuyên gia của các ngành pháp luật.
Đối với các chuyên gia độc lập, các nhà khoa học, những người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực không trực thuộc ban, ngành, nhưng có uy tín trong xã hội và đại diện cho đối tượng điều chỉnh thì phải bảo đảm sự sự khách quan, bảo đảm được tiêu chí chuyên ngành và có kiến thức về soạn thảo văn bản pháp quy. Ban soạn thảo phải hình thành độc lập để đảm bảo tính khách quan trong xây dựng luật, ông Nghĩa kiến nghị.
Luật Đất đai sửa đổi: Cần đột phá tư duy trong đền bù giải phóng mặt bằng
Luật Đất đai sửa đổi: Cần đột phá tư duy trong đền bù giải phóng mặt bằng
Mặc dù đã bỏ khung giá đất, song theo luật sư Trương Thanh Đức, các quy định về đền bù giải phóng mặt bằng tại dự thảo Luật Đất đai sửa đổi vẫn chưa có sự đột phá, chưa đảm bảo được quyền lợi của người dân.
8 vấn đề Luật Đất đai cần hoàn thiện trước khi trình Quốc hội
Định giá đất theo nguyên tắc thị trường, thu hồi đất, cho thuê đất trả tiền một lần và hàng năm... là ba trong số 8 nội dung chính cần sửa đổi, hoàn thiện của Luật Đất đai trước khi trình Quốc hội vào kỳ họp thứ 5 tới.
Đề nghị kỷ luật nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh Lào Cai
Ban cán sự đảng UBND tỉnh Lào Cai nhiệm kỳ 2011 - 2016 đã vi phạm các nguyên tắc, quy chế, quy định của Đảng; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để UBND tỉnh và nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng pháp luật Nhà nước trong hoạt động liên quan đến khoáng sản.
Tóm tắt nhanh Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2022
Nhằm tuân thủ các Hiệp định CPTPP, EVFTA và RCEP, Luật sở hữu trí tuệ đã được sửa đổi lần thứ 3 và có hiệu lực từ 1/1/2023 (“Luật SHTT 2022”). Luật SHTT 2022 có nhiệm vụ bảo hộ quyền độc quyền khai thác đối với sáng tạo kỹ thuật (như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, giống cây trồng) và độc quyền sử dụng đối với chỉ dẫn nguồn gốc sản phẩm (như nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý).
Lotte Finance thâm nhập thị trường cho thuê xe dài hạn
Lotte Finance đánh giá cho thuê xe dài hạn giàu tiềm năng sẽ sớm được thúc đẩy bởi sản phẩm tài chính linh hoạt và nhu cầu tiêu dùng ngày một tăng.
Zalopay tiến vào mảng trả góp
Zalopay xác định phát triển theo hướng trở thành một nền tảng thanh toán toàn diện đã liên tục đưa ra các sản phẩm mới hướng tới trải nghiệm người dùng.
EximRS phân phối độc quyền dự án căn hộ Conic Boulevard
EximRS trở thành đơn vị phân phối độc quyền dự án căn hộ Conic Boulevard do Công ty CP Xây dựng đầu tư và phát triển Lĩnh Phong Conic phát triển.
MSB hoàn thành 72% kế hoạch năm
MSB công bố báo cáo tài chính quý III với tín dụng tăng 15,11% nhờ đa dạng hóa giải pháp, đặc biệt trên nền tảng số, và vốn điều lệ nâng lên 26.000 tỷ đồng.
Lợi nhuận ngân hàng phân hóa
Trong khi hầu hết ngân hàng lớn vẫn duy trì được lợi nhuận tăng trưởng mạnh, các ngân hàng vừa và nhỏ đang gặp nhiều khó khăn hơn.
Bước chuyển mình của MoMo với trí tuệ nhân tạo
MoMo từ một ví điện tử giờ đây định hướng sẽ trở thành "trợ thủ tài chính với AI" của người Việt thông qua công nghệ trí tuệ nhân tạo.
LG Innotek có thể vay 300 triệu USD từ IFC
Khoản vay nằm trong chương trình hướng tới các mục tiêu về phát triển bền vững, đã và đang trở thành lĩnh vực trọng tâm trong các cam kết của IFC tại Việt Nam.