Tiêu điểm
Sai phạm nghiêm trọng tại nhiều khu đô thị ở TP.HCM
Khu dân cư phường Phú Thuận, khu đô thị Sài Gòn Bình An, khu nhà ở Phước Long B là ba trong số nhiều dự án được Thanh tra Chính phủ chỉ ra sai phạm nghiêm trọng trong quản lý đất đai và đầu tư xây dựng.
Thanh tra Chính phủ vừa ban hành thông báo kết luận thanh tra về công tác quản lý nhà nước và thực hiện giải pháp trong quy hoạch, quản lý xây dựng, đất đai, môi trường đối với khu công nghiệp, khu đô thị; việc chuyển đổi nhà, đất công có vị trí đắc địa sang mục đích khác tại TP.HCM trong thời gian từ 2010 đến 2016.
Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra nhiều sai phạm tại các khu đô thị. UBND thành phố, các quận, sở, ngành liên quan đã chưa thực hiện đầy đủ, chưa xem xét kỹ trong việc đánh giá năng lực của nhà đầu tư về kinh nghiệm, kỹ thuật, tài chính để đảm bảo nhà đầu tư có đủ năng lực thực hiện dự án theo quy định, phê duyệt điều chỉnh một số chỉ tiêu trong quy hoạch 1/2000, 1/500 không đúng quy chuẩn xây dựng về tầng cao công trình, hệ số sử dụng đất, mật độ xây dựng, không tính đúng, tính đủ và thu tiền sử dụng đất kịp thời theo quy định.
Bên cạnh đó, chủ đầu tư các dự án khu đô thị đã tự thực hiện đền bù trước khi có văn bản chấp thuận địa điểm đầu tư và quyết định giao đất của UBND TP.HCM, vi phạm quy định của Luật Đất đai; khởi công công trình khi chưa được chấp thuận đầu tư, chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính; tự ý thi công xây dựng nhiều hạng mục công trình không đúng quy hoạch và giấy phép xây dựng được cấp.
Cụ thể, tại dự án khu dân cư phường Phú Thuận (quận 7) UBND TP.HCM không thực hiện đánh giá năng lực của nhà đầu tư - Công ty CP Vạn Phát Hưng theo quy định; chưa thực hiện kiểm tra, tính toán và truy thu tiền sử dụng đất do điều chỉnh quy hoạch xây dựng 1/500 làm tăng công năng của dự án.
UBND quận 7 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 không đúng với quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000; Sở Xây dựng TP.HCM cấp giấy phép xây dựng tầng hầm không đúng với quy hoạch được duyệt.
Công ty CP Vạn Phát Hưng tự thực hiện đền bù trước khi có văn bản chấp thuận địa điểm đầu tư, không lập dự án trình cơ quan có thẩm quyền chấp thuận đầu tư trước khi triển khai thực hiện Dự án; khởi công thi công khi chưa được chấp thuận đầu tư, chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Tại dự án khu đô thị Sài Gòn Bình An, Thanh tra Chính phủ kết luận, UBND TP.HCM đã có quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết khi chưa có văn bản chấp thuận độ cao tĩnh không, không phê duyệt diện tích sàn dành cho đậu xe cho khối nhà ở, nhà ở kết hợp chung cư kết hợp thương mại dịch vụ để Công ty SDI (Công ty CP Đầu tư và phát triển Sài Gòn) chậm thực hiện việc ký quỹ, chậm xử lý các tồn tại của dự án, chậm tính thu tiền sử dụng đất, chậm tiến độ thực hiện đầu tư xây dựng.
Đối với khu dân cư Tầm Nhìn, UBND TP.HCM đã phê duyệt khi dự án này không có trong kế hoạch sử dụng đất, chuyển đất nông nghiệp sang đất ở khi dự án không có tên trong danh mục dự án có nhu cầu sử dụng đất. UBND quận Bình Tân phê duyệt quy hoạch tỷ lệ 1/500 không đúng với quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 đã được phê duyệt.
UBND TP.HCM cũng phê duyệt dự án khu nhà ở Phước Long B, khi dự án không có trong kế hoạch sử dụng đất. Công ty CP Tư vấn và thẩm định giá Đông Nam xác định giá đất của dự án. Việc phê duyệt giá đất của UBND TP.HCM không đúng với chỉ tiêu quy hoạch xây dựng được duyệt.
Bên cạnh sai phạm tại các khu đô thị, Thanh tra Chính phủ cũng chỉ ra nhiều sai phạm đối với việc chuyển đổi nhà, đất công có vị trí đắc địa sang mục đích khác tại TP.HCM.
Theo đó, các sở, ngành liên quan đã tham mưu, UBND TP.HCM quyết định chỉ định chủ đầu tư, phê duyệt dự án, chuyển mục đích sử dụng nhà, đất tại một số vị trí đắc địa được thanh tra thuộc đối tượng phải đấu thầu dự án và đấu giá quyền sử dụng đất là không đúng các quy định của pháp luật về quản lý đất đai và quản lý tài sản tại các dự án này.
Trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng các dự án này, chủ đầu tư được giao nhà, đất không triển khai thực hiện dự án, để đất trống trong thời gian dài nhưng UBND TP.HCM không có biện pháp xử lý kiên quyết, kịp thời; phê duyệt điều chỉnh quy hoạch không đúng quy định, cấp giấy phép xây dựng khi chưa được giao đất tại một số dự án.
Một số chủ đầu tư đang thuê nhà, đất trả tiền hàng năm tại các dự án này cũng không sử dụng đúng mục đích mà tự ý góp vốn bằng quyền sử dụng đất để hợp tác kinh doanh, cho thuê lại nhà, đất, ký hợp đồng chuyển nhượng không đúng quy định nhưng vẫn được UBND TP.HCM chấp thuận chủ trương đầu tư, quyết định giao đất.
Tại các khu công nghiệp, nhiều chủ đầu tư đã tự thay đổi quy hoạch, xây dựng không đúng quy hoạch, sử dụng đất sai mục đích thu lợi bất hợp pháp, gây lãng phí, thất thoát tài sản nhà nước. Nhiều doanh nghiệp thuê đất trong các khu công nghiệp nhưng không đưa vào khai thác, sử dụng, dẫn đến lãng phí tài nguyên đất hơn 53.000m2.
Thu hồi gần 18.000 tỷ đồng
Trước nhiều sai phạm liên quan đến quản lý đất đai, Tổng thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính rà soát để có hướng dẫn thực hiện, đảm bảo sự thống nhất trong việc xác định, phê duyệt giá trị tiền sử dụng đất đối với các dự án về việc cho khấu trừ 10% VAT trong giá trị ước tính tổng doanh thu thuần chưa phù hợp với các quy định về thuế giá trị gia tăng, làm giảm tương ứng giá trị tiền sử dụng đất phải nộp cho ngân sách Nhà nước.
Thanh tra chính phủ cũng kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo UBND TP.HCM cho chỉ đạo và tổ chức kiểm điểm, xác định trách nhiệm và xử lý theo thẩm quyền đối với các tập thể, cá nhân có liên quan đến các khuyết điểm, vi phạm.
Trường hợp vượt thẩm quyền hoặc có dấu hiệu hình sự thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định. Kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với các cá nhân, tổ chức liên quan đến các vi phạm trong việc chỉ định các nhà đầu tư dự án không qua đấu giá được phát hiện qua thanh tra.
Ngoài ra, Thanh tra Chính phủ cũng kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo UBND TP. HCM xử lý về kinh tế, thu hồi về ngân sách Nhà nước số tiền 17.629 tỷ đồng, xem xét, xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất xử lý theo quy định của pháp luật đối với tổng số tiền và nhà, đất qua thanh tra phát hiện: 2.036 tỷ đồng, hơn 6 triệu USD và 463.964m2 đất.
Đối với các vị trí đất công, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo UBND TP.HCM thực hiện rà soát, xem xét để xử lý theo quy định đối với các địa chỉ nhà, đất được chuyển mục đích sử dụng có vi phạm pháp luật về đất đai, quy hoạch, đầu tư xây dựng.
Trong đó, cần phối hợp với các bộ ngành có liên quan để xem xét, xử lý đối với một số dự án theo thẩm quyền và đúng quy định của pháp luật như các dự án tại 14-16-18 Nguyễn Huệ (Q.1), dự án 117 - 119 - 121 Nguyễn Huệ và dự án 16 Tôn Thất Thiệp.
Cuối cùng, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo UBND TP.HCM rà soát các loại quy hoạch (phân khu 1/2000 và 1/500) để xem xét, xử lý kịp thời theo thẩm quyền và quy định của pháp luật đối với các vi phạm tại các khu công nghiệp, khu đô thị và các vị trí đất công trên địa bàn TP.HCM.
Trong đó, cần sớm có văn bản báo cáo Thủ tướng xin ý kiến chỉ đạo về việc xin rút quy hoạch đối với 3 khu công nghiệp: Bàu Đưng, Phước Hiệp (huyện Củ Chi) và Xuân Thới Thượng (huyện Hóc Môn).
5 vấn đề cần lưu ý khi sửa đổi Luật Đất đai
Thanh tra dự án Mai House Hội An của TBS Group
Nhiều năm sau khi mua lại dự án từ Indochina Capital, TBS Group của vua giày Nguyễn Đức Thuấn vẫn chưa thể phát triển dự án khu du lịch nghỉ dưỡng Mai House Hội An.
Hàng loạt dự án điện mặt trời 'ngó lơ' kết luận của Thanh tra Chính phủ
Nhiều dự án điện mặt trời tại địa bàn tỉnh Ninh Thuận vẫn chưa khắc phục theo kết luận được Thanh tra Chính phủ ban hành trước đó gần 9 tháng.
Thanh tra Chính phủ điểm mặt loạt dự án du lịch nghỉ dưỡng tại Hòa Bình
Chậm tiến độ nhiều năm, vướng mắc về quy hoạch là những vấn đề nổi cộm của một số dự án có nguồn gốc đất nông lâm trường trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Nhiều doanh nghiệp bất động sản 'né' thanh tra
Đây là thực trạng được Sở Xây dựng tỉnh Ninh Thuận chỉ ra sau quá trình kiểm tra hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bất động sản trên địa bàn.
Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực
LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase
LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.
Vinhomes mua vào 247 triệu cổ phiếu quỹ
Ước tính Vinhomes đã chi gần 10.500 tỷ đồng cho gần 247 triệu cổ phiếu quỹ kể trên nếu tính giá trị giao dịch mỗi phiên theo giá đóng cửa.
Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.