Khởi nghiệp
Shark Bình đầu tư 1,2 triệu USD cho thương hiệu gia dụng Perfect
Chỉ sau 48 ngày kể từ khi phát sóng tập 8 Thương vụ bạc tỷ - Shark Tank Việt Nam mùa 3, Shark Nguyễn Hoà Bình đã chính thức ký hợp đồng tài trợ vốn cho thương hiệu đồ gia dụng thông minh Perfect thông qua Quỹ đầu tư khởi nghiệp Next100.
Xuất hiện trong tập 8 mùa 3 chương trình Shark Tank Việt Nam, doanh nhân Nguyễn Đình Minh, sáng lập Công ty vật dụng gia đình Minh Trí với thương hiệu đồ gia dụng thông minh Perfect đã có màn gọi vốn ấn tượng.
Với khát vọng gây dựng lại sự nghiệp của gia đình, Nguyễn Đình Minh kêu gọi 1,2 triệu USD nhằm tăng trưởng quy mô kinh doanh và đã nhận được sự đồng cảm của Shark Bình với ước mơ mang sản phẩm của người Việt ra chinh phục thị trường thế giới.
Từ điểm chung này mà quá trình thẩm định doanh nghiệp diễn ra rất nhanh chóng và trở thành một trong những thương vụ được hoàn tất trong thời gian ngắn nhất trong lịch sử Shark Tank Việt Nam.
Được thành lập từ năm 2016 trên cơ sở kế thừa thương hiệu Perfect đã từng rất nổi tiếng trong các gia đình Việt từ những năm 2000, công ty đã phát triển nhiều sản phẩm thành công trên thị trường như nồi chiên không dầu, nồi làm tỏi đen, máy xịt rửa, máy khoan đa năng… và hướng tới mục tiêu doanh thu 1.000 tỷ mỗi năm trong thời gian tới.
Ngoài việc tài trợ nguồn vốn và triển khai hệ thống quản trị chuyên nghiệp, Tập đoàn NextTech còn hỗ trợ startup Perfect mở rộng thị trường ra Đông Nam Á với mục tiêu trước mắt là hai thị trường Myanmar và Indonesia.
Đồng thời góp phần thúc đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa của Perfect bằng việc kết nối với hệ sinh thái thương mại điện tử đang hoạt động trên toàn khu vực của NextTech bao gồm mạng lưới kho vận Boxme và nền tảng kinh doanh thương mại điện tử Netsale.

Shark Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Tập đoàn NextTech và sáng lập quỹ đầu tư khởi nghiệp Next100 chia sẻ: "Bên cạnh kết quả kinh doanh hiện có của doanh nghiệp cùng với yếu tố đội ngũ con người thì tôi đánh giá cao chất lượng sản phẩm của Perfect. Đó là những sản phẩm gia dụng thông minh, tiện ích với giá rẻ hơn nhiều so với sản phẩm cùng loại của nước ngoài. Đó là các yếu tố để tôi quyết định đầu tư nhanh nhằm hỗ trợ Startup nắm bắt thời cơ mở rộng đánh chiếm thị trường trong và ngoài nước".
Qua thương vụ này, Shark Nguyễn Hòa Bình và quỹ Next100 muốn khẳng định tầm nhìn muốn trở thành một nhà đầu tư chiến lược và tri kỷ đồng hành cùng Startup Việt vượt qua khó khăn và tìm kiếm thành công với chi phí tối ưu nhất.
Thông qua đó sử dụng các kinh nghiệm và nguồn lực hệ sinh thái góp phần xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam đủ sức cạnh tranh ở tầm khu vực và mang các sản phẩm và thương hiệu Việt vươn ra toàn cầu.
Về phía Perfect, nhà sáng lập Nguyễn Đình Minh cho biết, Perfect từng có thời gian dài "chinh chiến" tại thị trường Mỹ, được thuê gia công tại quốc gia thứ 3 giống như nhiều doanh nghiệp lớn khác, nhưng Perfect lại có cái hồn trí tuệ Việt trong khâu thiết kế sản phẩm và bán hàng theo đúng thị hiếu và văn hoá của người tiêu dùng địa phương.
"Với định hướng của Shark Bình, Perfect sẽ định vị chiến lược "Designed in USA - Led by Vietnamese - For South East Asia" (Thiết kế tại Mỹ - Bởi người Việt Nam - cho thị trường Đông Nam Á) với hàm ý người Việt tự hào tiên phong sáng tạo và đứng đầu chuỗi cung ứng hàng hoá nhắm tới thị trường khu vực", doanh nhân Nguyễn Đình Minh nói.
Shark Bình đầu tư 500.000 USD vào siêu ứng dụng mua hộ, sai vặt, giao đồ ăn, đi chợ hộ
Giao Hàng Nhanh và Ahamove gọi vốn 100 triệu USD từ quỹ ngoại
Giao Hàng Nhanh (GHN) và Ahamove là hai doanh nghiệp trẻ hoạt động trong lĩnh vực logistics tại Việt Nam, cùng thuộc đơn vị chủ quản là Scommerce.
Startup Việt khai phá thị trường mua hàng xuyên biên giới
Thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng chưa được khai phá, như chưa có định hướng rõ ràng, người tiêu dùng vẫn còn nghi ngại, các mặt hàng về Việt Nam vẫn còn hạn chế chưa được đa dạng...
Làm một việc nhỏ thật lớn
Liên quan đến việc chiến lược phát triển một startup, ông Hùng Đinh, CEO DesignBold, đồng thời là sáng lập quỹ VIC Partners - một quỹ đầu tư mạo hiểm tập trung hỗ trợ các startups ở giai đoạn đầu tại Việt Nam và Đông Nam Á, đã đầu tư vào nhiều startup như TopCV, ColorMe, HappySkin, WisePass... có một bài chia sẻ về chiến lược phát triển của startup giai đoạn đầu khá thú vị.
Uber trong ngành telemarketing của Việt Nam gọi vốn triệu USD
Telepro là nền tảng kết nối doanh nghiệp với hàng ngàn tư vấn viên trên khắp Việt Nam để thực hiện công việc telemarketing với hơn 15.000 tư vấn viên và doanh số đạt khoảng 1 tỉ đồng mỗi tháng.
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
22 quy luật bất biến trong xây dựng thương hiệu
Khám phá cách xây dựng thương hiệu bền vững trong kỷ nguyên số từ bài học 'co lại trước khi mở rộng' và 'toàn cầu hóa tên thương hiệu'.
Khi trung tâm dữ liệu thông minh dẫn lối AI tự động
Trung tâm dữ liệu (Data Center) thông minh với khả năng tối ưu hóa nguồn lực, đang trở thành nền tảng then chốt thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) tự động.
Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?
Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.
Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.
Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững
Cần một mẫu số chung và những giải pháp cụ thể đưa phát triển bền vững trở thành động lực tăng trưởng, qua đó thực hiện mục tiêu kép của đất nước.
Ngành gỗ Việt giải bài toán tìm cửa ngoài Mỹ để tránh rủi ro thuế quan
Trong bối cảnh rủi ro thuế quan tăng cao, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu được xem là một trong những cửa sáng với doanh nghiệp gỗ. Nhưng liệu có đáng để đánh đổi?
Vinamilk bình thản trước nguy cơ thuế nhập khẩu sữa giảm
Tổng giám đốc Mai Kiều Liên cho biết, trong trường hợp thuế sữa nhập khẩu từ Mỹ giảm về 0% cũng không ảnh hưởng lớn đến thị phần của Vinamilk.