Siêu dự án mở rộng lọc dầu Dung Quất bớt 'khát' vốn

Nguyễn Cảnh Thứ bảy, 30/11/2024 - 10:54

Tương lai dự án mở rộng lọc dầu Dung Quất tỷ đô trở nên sáng hơn với cái bắt tay giữa chủ đầu tư và PVcomBank.

Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) và Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVcomBank) đã ký kết hợp đồng tư vấn thu xếp vốn cho dự án nâng cấp mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất tại Quảng Ngãi (gọi tắt là dự án mở rộng lọc dầu Dung Quất).

Với hợp đồng này, PVcomBank sẽ hỗ trợ BSR thu xếp vay 40% tổng mức đầu tư dự án mở rộng lọc dầu Dung Quất (khoảng 526 triệu USD) từ nhiều nguồn vốn vay khác nhau trên thị trường tài chính trong nước và quốc tế.

Việc thu xếp sẽ ưu tiên nguồn vốn vay tín dụng hỗ trợ xuất khẩu (ECA) từ các tổ chức tín dụng quốc tế, bên cạnh nguồn vay thương mại đến từ các tổ chức tín dụng trong nước, nhằm đáp ứng tiến độ triển khai tổng thể của dự án.

Sau khi hoàn thành dự án mở rộng lọc dầu Dung Quất, BSR dự kiến nâng tổng công suất, đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào để đảm bảo duy trì nguồn cung ổn định, tối ưu hóa chi phí đầu vào, bảo đảm khả năng cạnh tranh và đáp ứng tiêu chuẩn khí thải EURO V.

Dự án mở rộng lọc dầu Dung Quất “giậm chân tại chỗ” thời gian dài do cạn dòng tiền. Ảnh: Hoàng Anh

Theo ông Bùi Ngọc Dương, Tổng giám đốc BSR, dự án mở rộng lọc dầu Dung Quất đã hoàn thành đền bù giải phóng mặt bằng cùng các hạng mục phụ trợ liên quan và đang được triển khai thiết kế kỹ thuật tổng thể - FEED.

Năm tới, dự kiến sẽ thực hiện lựa chọn tổng thầu EPC để đảm bảo đưa dự án vào vận hành theo tiến độ phê duyệt.

Như vậy, về lý thuyết, với trợ lực từ PVcomBank, BSR sẽ bớt áp lực bài toán vốn tỷ đô của dự án, nhất là sau khi Chính phủ chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư đã hơn một năm nay.

Theo điều chỉnh chủ trương phê duyệt, bên cạnh mục tiêu và quy mô đầu tư, tổng giá trị của dự án cũng được thay đổi thành gần 1,26 tỷ USD. Trong đó, 40% vốn chủ sở hữu, 60% vốn vay và BSR được xem xét điều chỉnh cơ cấu vốn chủ sở hữu/vốn vay cho phù hợp với thực tế.

Cũng theo phê duyệt điều chỉnh, dự án mở rộng lọc dầu Dung Quất có vốn chủ sở hữu khoảng 503 triệu USD và vốn vay tương đương 754 triệu USD.

Hiện tại, ngay cả trong trường hợp PVcomBank thu xếp 526 triệu USD ổn thỏa, BSR cũng mới chỉ yên tâm phần nào về nguồn lực để triển khai dự án theo đúng tiến độ vận hành khi thời gian chỉ còn chưa đầy 4 năm.

Bởi lẽ, ngay tại đại hội đồng cổ đông hồi tháng 5 năm nay, BSR đã xác định dành gần 1/3 lợi nhuận sau thuế năm 2023 để góp phần đáp ứng vốn chủ sở hữu quy định cho dự án mở rộng lọc dầu Dung Quất.

Thời điểm đó, BSR thừa nhận việc tiếp cận nguồn vốn vay ECA/ngân hàng quốc tế và Việt Nam cho dự án ngày càng khó khăn.

Vì vậy, để đảm bảo đủ nguồn vốn cho dự án, BSR đã phải tính tới phương án tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu (VCSH) trong cơ cấu VCSH/vốn vay thành 60/40 hoặc 70/30 hoặc 80/20.

Cũng ở đại hội đồngcổ đông năm nay, BSR cho biết đã báo cáo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) xem xét, trình cấp thẩm quyền phê duyệt phương án tăng vốn điều lệ của BSR từ 31.000 tỷ đồng lên 50.000 tỷ đồng (trả cổ tức bằng cổ phiếu).

Sau khi được cấp thẩm quyền phê duyệt phương án tăng vốn điều lệ, BSR sẽ đảm bảo đủ nguồn vốn chủ sở hữu từ 40-60% tổng mức đầu tư của dự án.

Ngoài phương án trên, một kênh huy động vốn khác được BSR rốt ráo thực hiện trong năm nay là niêm yết 3,1 tỷ cổ phiếu từ sàn UPCoM sang HOSE nhưng vẫn chưa rõ kết quả.

Hơn 3 tháng trước, sau khi xóa bỏ thành công khoản nợ quá hạn của công ty con (Công ty CP Nhiên liệu sinh học dầu khí miền Trung), BSR đã được HOSE công bố tiếp nhận hồ sơ IPO.

Với khối lượng đăng ký niêm yết lên đến 3,1 tỷ cổ phiếu, vốn hóa Lọc hóa dầu Bình Sơn vào khoảng hơn 74.000 tỷ đồng, đứng thứ ba sàn UPCoM. Nếu chuyển sàn thành công, BSR sẽ lọt top 20 doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất sàn, thậm chí có khả năng bước vào rổ VN30.

Tuy nhiên, tính đến hiện tại, khi năm tài chính chỉ còn chừng một tháng, khả năng cao BSR sẽ phải chờ sang năm 2025 mới có thể hiện thực hóa kế hoạch tăng vốn điều lệ lẫn chuyển sàn.

Lọc hóa dầu Bình Sơn: 'Bom tấn' hay lại là 'bom xịt'?

Lọc hóa dầu Bình Sơn: 'Bom tấn' hay lại là 'bom xịt'?

Doanh nghiệp -  8 tháng

Lọc hóa dầu Bình Sơn đã có một đợt IPO được đánh giá là thất bại, song vẫn có nhiều lý do để kỳ vọng vào tiềm năng doanh nghiệp trong lần chuyển sàn sang HOSE này.

Gỡ nút thắt cuối cùng, Lọc hóa dầu Bình Sơn thông đường lên HoSE

Gỡ nút thắt cuối cùng, Lọc hóa dầu Bình Sơn thông đường lên HoSE

Doanh nghiệp -  8 tháng

Việc xóa bỏ thành công khoản nợ quá hạn của công ty con là bước "đột phá" giúp Lọc hóa dầu Bình Sơn đáp ứng các điều kiện niêm yết của HOSE.

Cơn 'khát tiền' của siêu dự án lọc dầu Dung Quất

Cơn 'khát tiền' của siêu dự án lọc dầu Dung Quất

Tiêu điểm -  2 năm

Dự án mở rộng, nâng cấp nhà máy lọc dầu Dung Quất trị giá 1,8 tỷ USD thuộc danh mục các dự án trọng điểm trong lĩnh vực điện, than, dầu khí chậm tiến độ (giai đoạn 2016-2021) vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn.

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn

Tiêu điểm -  14 giờ

Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.

Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?

Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?

Tiêu điểm -  1 ngày

Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.

Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa

Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa

Tiêu điểm -  1 ngày

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án KCN Thăng Long Thanh Hóa.

Điều hành giá điện hợp lý: Bài toán khó bao giờ mới có lời giải?

Điều hành giá điện hợp lý: Bài toán khó bao giờ mới có lời giải?

Tiêu điểm -  1 ngày

Cân bằng giữa tính giá điện theo cơ chế thị trường và ổn định xã hội vẫn luôn là bài toán khó tồn tại nhiều năm qua, nhưng bắt buộc phải giải trong thời gian tới.

Doanh nghiệp điện tái tạo: 'Người vui, kẻ buồn' với khung giá điện 2025

Doanh nghiệp điện tái tạo: 'Người vui, kẻ buồn' với khung giá điện 2025

Tiêu điểm -  2 ngày

Không ít doanh nghiệp đang trao gửi niềm tin vào việc tháo gỡ các dự án điện tái tạo gặp vướng mắc cũng như dư địa mở ra từ Quy hoạch điện VIII và khung giá điện 2025.

Hoàng Huy gọi vốn 2.000 tỷ cho loạt dự án bất động sản Hải Phòng

Hoàng Huy gọi vốn 2.000 tỷ cho loạt dự án bất động sản Hải Phòng

Doanh nghiệp -  1 giờ

Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn

Tiêu điểm -  14 giờ

Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.

Vì sao Đất Xanh Group cấp thiết tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng?

Vì sao Đất Xanh Group cấp thiết tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng?

Doanh nghiệp -  17 giờ

Nhà sáng lập Đất Xanh Group, Lương Trí Thìn khẳng định tập đoàn sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng để trở thành công ty cấp trung và cỡ lớn.

BIM Land khởi động tổ hợp căn hộ phong cách khách sạn SkyM

BIM Land khởi động tổ hợp căn hộ phong cách khách sạn SkyM

Bất động sản -  19 giờ

BIM Land – thành viên BIM Group, khởi động tổ hợp căn hộ cao cấp phong cách khách sạn SkyM tại khu đô thị vịnh biển Halong Marina (Quảng Ninh). Dự án được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho mô hình nghỉ dưỡng – lưu trú – đầu tư ngay tại trung tâm du lịch năng động bậc nhất miền Bắc.

Mùa đại hội chỉ tiến không lùi

Mùa đại hội chỉ tiến không lùi

Doanh nghiệp -  21 giờ

Mùa đại hội năm nay chứng kiến các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam thể hiện tinh thần "chỉ tiến không lùi", như lời khẳng định về nội lực quốc gia trước những bất ổn toàn cầu.

V-Green cùng 4 đối tác đầu tư 300 triệu USD làm 63.000 cổng sạc VinFast tại Indonesia

V-Green cùng 4 đối tác đầu tư 300 triệu USD làm 63.000 cổng sạc VinFast tại Indonesia

Doanh nghiệp -  21 giờ

V-Green và các đối tác gồm Chargecore, Chargepoint, Amarta Group và CVS, cam kết đầu tư 300 triệu USD để phát triển hạ tầng trạm sạc tại Indonesia.

Hóa dầu Long Sơn tiếp tục thổi bay nghìn tỷ lợi nhuận của SCG

Hóa dầu Long Sơn tiếp tục thổi bay nghìn tỷ lợi nhuận của SCG

Doanh nghiệp -  21 giờ

Được kỳ vọng là dự án chiến lược tại Việt Nam nhưng đến hiện tại, Tổ hợp hóa dầu Long Sơn đang gây áp lực tài chính lớn cho Tập đoàn SCG.

Đọc nhiều