Khởi nghiệp
Startup ứng lương của cựu CEO Uber Việt Nam gọi vốn 3 triệu USD
Startup hướng tới mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp giữ chân nhân viên hiệu quả và tiết kiệm chi phí, đồng thời giúp người lao động tránh những khoản nợ không đáng có.
Nano Technologies - startup ứng lương dành cho người lao động Việt Nam có thu nhập hàng tháng dưới 15 triệu đồng, vừa huy động được 3 triệu USD từ các vòng gọi vốn tiền hạt giống (pre-seed) và hạt giống (seed), theo nguồn tin của Bloomberg.
Cụ thể, trong vòng tiền hạt giống (pre-seed), startup được đầu tư bởi Golden Gate Ventures, Venturra Discovery và FEBE Ventures. Còn trong vòng hạt giống (seed), Nano Technologies nhận vốn từ Openspace Ventures và Goodwater Capital có trụ sở tại Mỹ.
Thành lập đầu năm 2020 bởi ông Đặng Việt Dũng (cựu CEO Uber Việt Nam) và Nguyễn Việt Thắng (Giám đốc về công nghệ của Focal Labs và SeeSpace), Nano Technologies được chắp cánh bởi Chương trình Khởi nghiệp YCombinator.
Startup hướng tới mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp giữ chân nhân viên hiệu quả và tiết kiệm chi phí, đồng thời giúp người lao động tránh những khoản nợ không đáng có.
Theo nghiên cứu năm 2018 của Harvard, chi phí "thực" khi một nhân viên nghỉ việc (gồm chi phí tuyển dụng, đào tạo, và thâm hụt năng suất) bằng 16–20% lương hằng năm.
Nếu một công nhân nhà máy với lương 8 triệu đồng/tháng nghỉ việc, nhà máy đó mất đi một chi phí tương ứng 18-20 triệu đồng.

Ở Việt Nam, phần lớn người lao động sống phụ thuộc vào lương tháng và chi phí đột xuất có thể khiến họ lâm vào cảnh chưa hết tháng đã hết tiền.
Hàng triệu người đã bước vào bẫy nợ với khoản vay nhỏ nhưng lãi suất 300-500%/năm là một thực trạng nhức nhối trong xã hội.
Thế nên, việc chuyển sang trả lương linh hoạt theo ngày tương tự nền kinh tế chia sẻ sẽ hấp dẫn với người lao động và mang lại lợi thế tuyển dụng cho doanh nghiệp.
Hợp tác cùng doanh nghiệp, Nano Technologies giúp người lao động thu nhập thấp nhận khoản lương đã kiếm được mọi lúc, mọi nơi mà không cần chờ tới cuối tháng, thông qua ứng dụng VUI trên điện thoại thông minh.
Được biết, mô hình chi lương linh hoạt (EWA) khá phổ biến trên thế giới với hàng nghìn doanh nghiệp lớn tại Mỹ, Châu Âu và Mỹ Latinh áp dụng, và hàng năm tiết kiệm được hàng triệu đô la Mỹ chi phí nhân sự.
Walmart, Doanh nghiệp bán lẻ lớn trên thế giới, đã triển khai giải pháp EWA từ 2017 cho 1,4 triệu nhân sự và tiết kiệm hơn 300 triệu USD hàng năm nhờ tỷ lệ nghỉ việc giảm 30%.
Startup ứng lương Gimo nhận vốn ThinkZone Ventures và BK Fund
Startup game blockchain Việt Nam nhận vốn 7,5 triệu USD
Trước đó vào năm 2019, Sky Mavis đã huy động được 1,5 triệu USD từ quỹ tiền điện tử Hashed (Hàn Quốc), quỹ blockchain Pangea (Thụy Sĩ), ConsenSys (Mỹ) và 500 Startups.
Startup nhựa sinh học Bioplas giải bài toán môi trường
Startup Bioplas hiện vẫn chưa vào thị trường, chưa có doanh thu và lợi nhuận, nhưng đã định giá 85 tỷ đồng (tương đương khoảng 4 triệu USD) khiến các Shark không khỏi bất ngờ.
Bếp trên mây Cloud Cook nhận vốn Shark Bình và Shark Liên
Là một chuyên gia bán hàng trên các ứng dụng giao đồ ăn, Hoàng Tùng tự tin mình có lợi thế cạnh tranh hơn các mô hình "bếp trên mây", khi huy động tổng cộng là 6 tỷ cho 40% cổ phần từ 2 cá mập.
Startup xe đạp Wiibike được Shark Phú cam kết khủng
Shark Phú đã đưa ra một cam kết khủng dành cho startup xe đạp điện trợ lực - Wiibike "nếu hòa vốn trong năm nay anh sẽ đầu tư gấp 10 lần".
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
Doanh nghiệp tìm cơ hội từ trái phiếu xanh
Doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh không chỉ hưởng lợi từ chi phí vốn thấp hơn mà còn gia tăng uy tín và khả năng tiếp cận nhà đầu tư quốc tế.
30 năm VIMC và hành trình tái sinh trên biển lớn
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã tái sinh mạnh mẽ từ đáy vực nợ nần bằng bản lĩnh, tư duy đổi mới và tinh thần quyết liệt.
Gỗ An Cường ứng phó thuế quan Mỹ
Mặc dù chịu tác động từ chính sách thuế quan, chủ tịch Gỗ An Cường vẫn tự tin sẽ hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra trong năm nhờ chiến lược ứng phó linh hoạt.
MoMo lần đầu có lãi sau 15 năm, lên kế hoạch IPO
Việc MoMo có lãi nhiều khả năng sẽ mở đường cho một đợt IPO sắp tới, khi kỳ lân fintech của Việt Nam đang được định giá khoảng 3 tỷ USD.
Không 'đốt tiền', không siêu app, bí quyết nào giúp Vinasun tồn tại?
Trong khi các ứng dụng gọi xe chi hàng nghìn tỷ đồng, Vinasun không “đốt tiền”, không siêu app, bí quyết nào giúp hãng xe này tồn tại trong thị trường đầy cạnh tranh.
Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?
Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?
TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.