Quốc tế

Tại sao Nhật Bản lại nhập phế liệu?

Minh Hoàng Thứ ba, 10/10/2017 - 14:46

Có cả một kho báu ẩn trong đống rác của thế giới.

Ảnh: Getty Images

Trong 30 năm qua, Trung Quốc đã nhập và tái chế nhiều hộp các tông, chai lọ nhựa và máy tính cũ nhiều hơn bất cứ quốc gia nào khác trên thế giới. Việc này đã giúp tiết kiệm hàng triệu tấn tài nguyên và gián tiếp thúc đẩy hàng ngàn chương trình tái chế và các công ty toàn cầu. 

Tuy nhiên, giờ họ muốn dừng lại. Trung Quốc đã thông báo với tổ chức WTO rằng, trong tương lai, họ sẽ cấm nhập khẩu nhiều loại đồ phế liệu. Hậu quả là các dự án tái chế và các công ty trên thế giới đang phải vật lộn để tìm một đích đến mới cho lượng phế thải mà họ dự định đưa tới Trung Quốc. 

Đây là cuộc khủng hoảng tái chế thực sự. Quyết định của Trung Quốc xuất phát từ lo ngại về các vấn đề môi trường liên quan đến tái chế nhập khẩu đã tước đi một nguồn nguyên liệu giá rẻ của các công ty. Điều này đồng thời cũng là động lực khuyến khích các nước khác đầu tư để chiếm lấy vị trí hiện tại của Trung Quốc và giành được nguồn nguyên liệu đó về mình. Nhật Bản, một nước xuất khẩu đồ tái chế toàn cầu lớn, là nước đầu tiên nắm bắt cơ hội này.

Giống như nhiều nước khác, nhiều thập kỷ qua, Nhật Bản đã coi Trung Quốc như điểm đến chính cho lượng phế liệu của mình. Điều này giải quyết được vấn đề ngay lập tức, nhưng cũng là một mặt lợi cho các nhà sản xuất Trung Quốc. Suy cho cùng, trong khi các mối bận tâm về môi trường đã thúc đẩy việc mở rộng các chương trình tái chế trên toàn thế giới thì những thứ được ném vào thùng rác cũng là nguyên liệu sản xuất. Ví dụ ở Hoa Kỳ, gần 40% nguồn cung cấp nhôm là từ nguồn tái chế. Gần một nửa nguồn cung cấp đồng của Trung Quốc cũng là nguyên liệu tái chế.

Điều này đặc biệt đúng đối với các mặt hàng khó tái chế như chất thải điện tử. "Khai thác" một chiếc điện thoại di động cũ để lấy vàng hoặc các kim loại hiếm khác rẻ hơn rất nhiều so với khai thác từ mỏ, đặc biệt là khi chi phí lao động thấp và việc kiểm soát môi trường bị hạn chế. 

Sản lượng tái chế của Trung Quốc là phi thường. Vào thời điểm đỉnh cao, khu xử lý rác điện tử hàng đầu của nước này đã sản xuất 20 tấn vàng từ các thiết bị điện tử cũ hàng năm. Con số này tương đương với 10% sản lượng vàng khai thác của Hoa Kỳ vào năm 2016.

Chính phủ Trung Quốc có lý do chính đáng để cấm việc nhập khẩu phế liệu. Sự ô nhiễm liên quan tới chất thải điện tử đã và đang trở thành một vấn đề đáng quan ngại trên toàn cầu. 

Số lượng các thiết bị do chính người Trung Quốc bỏ đi ngày càng tăng đã làm giảm nhu cầu nhập khẩu từ nước ngoài. Các cơ quan chức năng đang dần nâng cao các rào cản đối với loại hàng hóa này trước khi cấm bỏ hoàn toàn.

Viễn cảnh sản xuất đồ tái chế sáng sủa đến nỗi các nhà tổ chức Olympics 2020 đang dự định dùng các bộ huy chương đồng, bạc và vàng được tái chế từ phế phẩm điện tử do người tiêu dùng Nhật bỏ đi.

Điều này tạo ra một thị trường mở mới. Với sự hỗ trợ lâu dài từ chính phủ, một số công ty lớn nhất của Nhật đang tiến hành triển khai các công nghệ trong và ngoài nước để thay thế hệ thống tái chế chất thải chi phí thấp và gây ô nhiễm môi trường ở Trung Quốc. 

Ví dụ, công ty vật liệu Mitsubishi đang đầu tư hơn 100 triệu USD để xây dựng các nhà máy tinh chế kim loại quí từ đồ điện tử và xa hơn nữa là từ ắc qui của xe hơi. Ban đầu, Mitsubishi sẽ tập trung vào thị trường Nhật Bản, đồng thời Công ty cũng lên kế hoạch mở nhà máy tại Hà Lan, nơi sẽ trở thành địa điểm quản lý lượng phế thải điện tử từ các nước EU mà không bị ràng buộc với Trung Quốc. Quan trọng là những nhà máy không chỉ kiếm lợi nhuận từ việc cung cấp dịch vụ, Mitsubishi cũng coi đây là một cách để hạn chế sự khan hiếm tài nguyên trong tương lai.

Tất nhiên, việc nghiên cứu và đầu tư ở quy mô này sẽ khá tốn kém và không phải việc có thể tiến hành một sáng một chiều. Mitsubishi cho rằng, các nhà máy mới của Công ty sẽ chưa thể đi vào hoạt động trước năm 2021. 

Những nhà sản xuất Trung Quốc hiện đang nhập khẩu nguyên vật liệu sẽ phải đối mặt với chi phí cao hơn và sức cạnh tranh thấp hơn, trong khi Mitsubishi và Nhật tận hưởng những lợi ích từ kinh tế và môi trường quốc tế. 

Viễn cảnh này sáng sủa đến nỗi các nhà tổ chức Olympics 2020 đang dự định dùng các bộ huy chương đồng, bạc và vàng được tái chế từ phế phẩm điện tử do người tiêu dùng Nhật bỏ đi.

Đây là một bài học về đầu tư mà các nhà tái chế và chính phủ trên khắp thế giới cần học hỏi. Tại Mỹ, chính quyền tổng thống Trump nên bắt đầu bằng cách đảo ngược quyết định về ngăn các dòng vốn đổ vào các dự án công nghệ tái chế của Bộ năng lượng. Ngành tái chế đã đóng góp hơn 750.000 việc làm tại Mỹ, tập trung đầu tư vào việc tạo ra các nguồn nguyên liệu bền vững mới trong tương lai.

Đồng thời, khu vực tư nhân nên làm việc chặt chẽ hơn với những nhà tái chế để phát triển công nghệ và phương pháp sạch. Các dự án tư nhân như quỹ Closed Loop của Mỹ đang tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty tư nhân và chính quyền địa phương đầu tư vào các công nghệ này, và họ xứng đáng nhận được các sự hỗ trợ rộng rãi hơn. 

Dù không dự án nào cũng có thể thay thế vị trí của Trung Quốc, nhưng không kích thích đầu tư ở ngành này có lẽ là một sự lãng phí thật sự.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư từ Nhật Bản

Đẩy mạnh thu hút đầu tư từ Nhật Bản

Leader talk -  7 năm

Lũy kế đến năm 2016, tỉnh Khánh Hòa có 7 dự án FDI từ Nhật Bản với tổng vốn đăng ký 230 tỷ yên (2.051 triệu USD), chiếm 68,94% tổng vốn FDI. Các dự án tập trung vào lĩnh vực sản xuất nhiệt điện, chế biến thực phẩm, hải sản, du lịch.

Thêm một tập đoàn bán lẻ Nhật sắp gia nhập thị trường Việt Nam

Thêm một tập đoàn bán lẻ Nhật sắp gia nhập thị trường Việt Nam

Tiêu điểm -  7 năm

Ryohin Keikaku, tập đoàn bán lẻ hàng đầu của Nhật Bản, đơn vị vận hành hệ thống Muji, đã liên doanh với một đối tác tiềm năng để gia nhập thị trường Việt Nam, Giám đốc điều hành và Giám đốc phòng kế hoạch của Công ty, ông Kenji Takeuchi cho biết.

3 tập đoàn ô tô hàng đầu Nhật Bản hợp tác phát triển ô tô điện

3 tập đoàn ô tô hàng đầu Nhật Bản hợp tác phát triển ô tô điện

Quốc tế -  7 năm

Toyota Motor, Mazda Motor và Denso thông báo rằng họ sẽ cùng nhau thành lập công ty EV C.A. Spirit nhằm thúc đẩy nghiên cứu và phát triển xe điện.

Nhật Bản chuẩn bị phát hành tiền ảo riêng

Nhật Bản chuẩn bị phát hành tiền ảo riêng

Quốc tế -  7 năm

Các ngân hàng Nhật Bản đang tìm cách tung ra một đồng tiền kỹ thuật số gọi là J-Coin nhằm mức tiêu dùng tiền mặt của người dân.

Báo Nhật: Đường sắt Cát Linh - Hà Đông là 'ví dụ điển hình' về các nhà thầu Trung Quốc có vấn đề

Báo Nhật: Đường sắt Cát Linh - Hà Đông là 'ví dụ điển hình' về các nhà thầu Trung Quốc có vấn đề

Đầu tư -  7 năm

Theo Nhật báo Nikkei, hầu hết các dự án của nhà thầu Trung Quốc tại Việt Nam đều gây quan ngại về chất lượng, tiến độ chậm trễ và đội chi phí quá mức.

Vận hạn của Boeing kéo dài sau vụ rơi máy bay tại Iran

Vận hạn của Boeing kéo dài sau vụ rơi máy bay tại Iran

Quốc tế -  5 năm

2020 bắt đầu không mấy suôn sẻ với nhà sản xuất máy bay Boeing khi thêm một vụ tai nạn máy bay nữa diễn ra.

Năm ‘vỡ mộng’ của những ‘kỳ lân’ khởi nghiệp

Năm ‘vỡ mộng’ của những ‘kỳ lân’ khởi nghiệp

Quốc tế -  5 năm

Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.

Giá dầu tiếp tục tăng, chờ diễn biến mới từ căng thẳng Mỹ - Iran

Giá dầu tiếp tục tăng, chờ diễn biến mới từ căng thẳng Mỹ - Iran

Quốc tế -  5 năm

Giá dầu thô tiếp tục tăng sau vụ không kích của Mỹ tiêu diệt tướng Iran. Đà tăng có thể kéo dài hay không phụ thuộc vào diễn biến của căng thẳng trong tương lai.

Giá dầu, giá vàng tăng mạnh sau vụ Mỹ tiêu diệt tướng Iran

Giá dầu, giá vàng tăng mạnh sau vụ Mỹ tiêu diệt tướng Iran

Quốc tế -  5 năm

Căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran khiến giá dầu, giá vàng và các đồng tiền 'rung lắc'.

Giá vàng liệu có tiếp tục tăng trong năm 2020?

Giá vàng liệu có tiếp tục tăng trong năm 2020?

Quốc tế -  5 năm

Giá vàng 2019 đã có mức tăng trưởng năm cao nhất trong khoảng một thập kỷ qua và xu hướng tăng được dự báo sẽ tiếp tục trong năm tới.

Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco

Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco

Doanh nghiệp -  5 giờ

Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.

Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức

Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức

Doanh nghiệp -  5 giờ

Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.

Bãi Lữ đẹp mê hồn nhưng giấc mơ thiên đường nghỉ dưỡng vẫn dang dở

Bãi Lữ đẹp mê hồn nhưng giấc mơ thiên đường nghỉ dưỡng vẫn dang dở

Ống kính -  6 giờ

Bãi Lữ ở Nghệ An sở hữu cảnh quan thiên nhiên đẹp mê hồn nhưng vẫn chưa thể trở thành điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp.

Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng

Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng

Tiêu điểm -  7 giờ

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.

VIMC nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

VIMC nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

Nhịp cầu kinh doanh -  9 giờ

Trong lễ kỷ niệm 30 năm thành lập, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì do Chủ tịch nước trao tặng.

Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025

Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025

Doanh nghiệp -  18 giờ

Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.

Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?

Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?

Tài chính -  1 ngày

Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.