Phát triển bền vững
Tăng hơn gấp đôi tỷ lệ tiêu thụ tro xỉ nhiệt điện, hóa chất tới 2025
Đến năm 2025, 80% tổng lượng tro, xỉ, thạch cao phát sinh từ các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất, phân bón được tái chế, tái sử dụng và xử lý làm nguyên liệu sản xuất.
Ông Phạm Trọng Thực, Phó cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp (Bộ Công thương), cho biết kết quả kiểm tra, giám sát cho thấy tỷ lệ tiêu thụ tro, xỉ tại các nhà máy nhiệt điện, hóa chất đã tăng lên hàng năm.
Nếu như năm 2018, tỷ lệ tiêu thụ mới đạt 38,5% thì đến năm 2020, con số này đã nâng lên mức 50%. “Toàn ngành phấn đấu năm 2025 đạt khoảng 80%”, ông Thực thông tin.
Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp đã có chiến lược về công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt đối với ngành năng lượng, như xử lý tro, xỉ, bảo vệ môi trường đối với nước thải của các nhà máy nhiệt điện; khai thác hầm lò chú ý đến quản lý khí mê tan, bụi, nước ngầm trong quá trình sản xuất…
Cục cũng yêu cầu chủ doanh nghiệp phải đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường.
Trước đó, Bộ Công thương cũng đã ban hành Quyết định số 1818/QĐ-BCT ngày 20/7/2021 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 26/3/ 2021 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, hóa chất, phân bón làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và trong công trình xây dựng.
Theo Kế hoạch bảo vệ môi trường ngành công thương giai đoạn 2020 – 2025, mục tiêu đến năm 2025, 70 – 90% nguồn thải trong các lĩnh vực công nghiệp trọng điểm được đánh giá, kiểm kê, hoàn thiện cơ sở dữ liệu và ban hành chính sách, quy định kiểm soát.
Cùng với đó, đặt mục tiêu 80% tổng lượng tro, xỉ, thạch cao phát sinh từ các nhà máy điện, nhà máy hóa chất, phân bón được tái chế, tái sử dụng và xử lý làm nguyên liệu sản xuất, vật liệu xây dựng, san lấp... đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.
Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp cho biết thêm đã tiến hành kiểm tra tình hình xử lý tro, xỉ, thạch cao tại sáu đơn vị và đến nay, 100% doanh nghiệp đã lập phương án tiêu thụ tro, xỉ.
Công tác xử lý, tiêu thụ tro, xỉ của các nhà máy nhiệt điện tiến hành thuận lợi. Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn để sử dụng tro, xỉ, thạch cao trong các lĩnh vực xây dựng, giao thông cũng từng bước được hoàn thiện.
Tại CTCP Nhiệt điện Hải Phòng, trong giai đoạn 2016 – 2021, tổng lượng tro bay của công ty đã tiêu thụ đạt gần 4,8/4,9 triệu tấn, lượng tro, xỉ tiêu thụ đạt hơn 1,65/0,86 triệu tấn.
Tại Công ty Nhiệt điện Thái Bình, không chỉ với tro bay, tỷ lệ tiêu thụ xỉ, thạch cao các năm qua luôn đạt mức tối đa.
Các nhà máy, công ty nhiệt điện thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng đã xây dựng và triển khai đề án tiêu thụ tro, xỉ, thạch cao. Đồng thời, thực hiện đăng ký hợp chuẩn, hợp quy; giấy chứng nhận tro, xỉ đủ điều kiện để tái sử dụng vào các mục đích cụ thể... EVN đặt mục tiêu đến năm 2025, tiêu thụ toàn bộ lượng tro, xỉ tồn trữ tại các bãi chứa.
EVN hiện đang quản lý vận hành 14 nhà máy nhiệt điện than.Trung bình hằng năm, các nhà máy này tiêu thụ khoảng 40 triệu tấn than, đồng thời phát sinh khoảng 8 – 10 triệu tấn tro, xỉ trong quá trình sản xuất.
Năm 2020, dù ảnh hưởng của dịch Covid-19, tỉ lệ tiêu thụ tro, xỉ của EVN vẫn đạt tới hơn 83,4% khối lượng phát sinh, cao hơn nhiều so với tỉ lệ tiêu thụ trong năm 2019 là 68,85%.
Số liệu của EVN cho thấy, trong 8 tháng năm 2021, khối lượng tro xỉ phát sinh trong quá trình sản xuất của các nhà máy nhiệt điện thuộc EVN khoảng 4,8 triệu tấn; khối lượng tiêu thụ đạt 4,6 triệu tấn, tỉ lệ tiêu thụ đạt 95%.
Tại hội thảo “Tro xỉ nhiệt điện – vật liệu an toàn hay chất thải nguy hại”, chuyên gia nhận định tro xỉ của nhà máy nhiệt điện than cần được quản lý vì nhiều thành phần hóa học.
Đặc biệt, tro xỉ ở những vùng như Nông Sơn, Quảng Nam hay than Quảng Ninh có chứa chất phóng xạ và chất thủy ngân – những chất độc hại với sức khỏe con người cũng như môi trường.
Mối hiểm họa từ tro xỉ nhiệt điện than
Thời khó của nhiệt điện than
Các doanh nghiệp nhiệt điện than đang phải đối mặt với thách thức từ nhiều phía, như nguồn nguyên liệu đầu vào đắt đỏ hơn, ít nguồn vốn hỗ trợ hơn, hay cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các nguồn năng lượng tái tạo.
Nguồn tài chính nào đang giúp nhiệt điện khí 'phình to'?
Sự mở rộng hiện nay của cơ sở hạ tầng khí đốt được xem là cơ hội cuối cùng để các dự án có thể được thực thi, trong bối cảnh thế giới có nhiều động thái tiến tới năng lượng sạch.
Các nhà máy nhiệt điện đối mặt nhiều rủi ro
Các nhà máy nhiệt điện, bao gồm đã đi vào hoạt động và nhà máy mới, đứng trước nhiều thách thức trong vận hành cũng như trong tài chính.
Hàng loạt dự án nhiệt điện than liên quan đến Trung Quốc bị hủy bỏ
Hàng loạt công suất nhiệt điện than được Trung Quốc phát triển tại nước ngoài đã bị hủy bỏ, kết quả của tình trạng dư thừa cùng xu thế chuyển đổi ngành điện, cạnh tranh từ các nguồn năng lượng ít gây ô nhiễm hơn.
Quy hoạch hạ tầng điểm sạc mở lối cho doanh nghiệp xe điện
Quy hoạch hạ tầng sạc công cộng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp xe điện, đồng thời mở ra thị trường rộng lớn và bền vững nếu hệ thống điểm sạc thuận tiện.
AgriS cam kết phát triển bền vững, đạt 'Net Zero' vào năm 2035
Việc đưa toà nhà AgriS Building vào vận hành là lời khẳng định mạnh mẽ của AgriS về chiến lược phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn, hiện thực hóa các cam kết xanh, hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2035.
Giải pháp quản lý năng lượng hỗ trợ doanh nghiệp xanh hóa
Khi áp lực chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp Việt Nam đang chủ động tiếp cận các công nghệ năng lượng xanh nhằm tối ưu hóa chi phí, giảm phát thải và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Tập đoàn TH chia sẻ về kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững tại AANZFTA
Với 51,9% thị phần sữa tươi và hai công ty đạt trung hòa carbon, đại diện Tập đoàn TH đã có những chia sẻ đáng chú ý về mô hình kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.
Khoảng tối sau ánh sáng từ thủy điện nhỏ
Ánh sáng từ thủy điện nhỏ chưa đủ xóa đi bóng tối của hạn hán, mất mùa và nghèo đói nơi hạ lưu. Khi lợi ích chưa được chia đều, chia sẻ nước công bằng hơn không thể chỉ đặt lên vai doanh nghiệp.
Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco
Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.
Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức
Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.
Bãi Lữ đẹp mê hồn nhưng giấc mơ thiên đường nghỉ dưỡng vẫn dang dở
Bãi Lữ ở Nghệ An sở hữu cảnh quan thiên nhiên đẹp mê hồn nhưng vẫn chưa thể trở thành điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp.
Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.
VIMC nhận Huân chương Lao động hạng Nhì
Trong lễ kỷ niệm 30 năm thành lập, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì do Chủ tịch nước trao tặng.
Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025
Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.
Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.