Ngành ô tô Việt ứng phó với mức thuế 0% cho xe nhập khẩu từ ASEAN
Lợi nhuận ngành ô tô đang bị siết chặt bởi những nỗ lực bảo vệ thị phần.
Theo VAMA, việc giảm thuế nhập khẩu xe từ khối các nước ASEAN về 0% từ năm 2018 đang đe doạ đến sự tồn vong của ngành công nghiệp nội địa.
Bộ Tài chính vừa công bố về đề xuất chính sách thuế nhằm hỗ trợ tạo điều kiện cạnh tranh cho doanh nghiệp ô tô trong nước trong bối cảnh thuế nhập khẩu các dòng xe từ khối ASEAN xuống 0% áp dụng từ năm 2018.
TheLEADER đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Anh Tuấn, Trưởng tiểu ban chính sách Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) xung quanh mối quan hệ tương hỗ Chính phủ - Doanh nghiệp – Thị trường nhằm hướng tới một ngành công nghiệp ô tô bền vững, tạo năng lực cạnh tranh ổn định cho các doanh nghiệp tham gia sân chơi.
VAMA đánh giá thế nào về bức tranh ngành công nghiệp ô tô Việt Nam?
Ông Phạm Anh Tuấn: Theo đánh giá của VAMA, thị trường ô tô Việt Nam đầy tiềm năng nhờ vào dân số đông và thu nhập người dân đang ngày càng tăng lên.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay quy mô tiêu thụ thị trường ô tô vẫn còn nhỏ bé, do vậy ngành công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn đang đối mặt với vô vàn thách thức, đặc biệt khó khăn cạnh tranh khốc liệt từ lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc.
Nhất là chính sách thuế nhập khẩu về mức 0% được áp dụng từ năm 2018 đối với xe nhập khẩu từ khối các nước ASEAN đang đe doạ đến sự tồn vong của ngành công nghiệp nội địa.
Việc giảm thuế nhập khẩu đối với xe nguyên chiếc từ các nước ASEAN sẽ về 0% từ năm 2018, cộng sinh với một loạt thay đổi liên quan đến chính sách thuế và phí khác, thách thức và khó khăn mà các nhà sản xuất và lắp ráp ô tô nội địa tiên lượng sẽ ra sao, thưa ông?
Ông Phạm Anh Tuấn: VAMA đang rất cần một hệ thống chính sách liên quan về ô tô sao cho ổn định có hệ thống giúp chúng tôi có thể tiên lượng có những chiến lược phát triển bền vững đối với thị trường ô tô.
Hệ thống chính sách ổn định mới dẫn đến tăng trưởng ổn định, thị trường phát triển bền vững sẽ là tiền đề giúp thu hút thêm đầu tư vào ngành công nghiệp ô tô nội địa.
Để có sự ổn định chính sách, thị trường ô tô tăng trưởng trong bối cảnh Việt Nam đang phải thực hiện các cam kết hội nhập toàn cầu, VAMA có khuyến nghị gì về vai trò Chính phủ hiện nay, vừa hỗ trợ chính sách lại vẫn đảm bảo công bằng của nền kinh tế thị trường?
Ông Phạm Anh Tuấn: Đó là vấn đề, do Việt Nam phải mở cửa thị trường trong bối cảnh thị trường nội địa tiêu thụ ô tô vẫn còn nhỏ bé, vai trò của Chính phủ rất quan trọng. Chính phủ cần có kế hoạch và giải pháp hỗ trợ ngành công nghiệp ô tô nội địa để đảm bảo sản xuất của các doanh nghiệp sau thời điểm năm 2018.
Chỉ có tồn tại và phát triển được mới có thể nghĩ đến sân chơi lớn hơn là áp dụng các quy định của WTO (Tổ chức thương mại thế giới).
Theo ông, liệu có thể kịch bản được điều chỉnh trong năm tới đối với các nhà sản xuất ô tô nội địa, thay vì sản xuất và lắp ráp để có được những chiếc xe nội địa Việt Nam, các doanh nghiệp sẽ nhập khẩu xe nguyên chiếc để tiêu thụ trên thị trường nhằm tận dụng thế mạnh của thuế xuất nhập khẩu?
Ông Phạm Anh Tuấn: Mỗi công ty sẽ phải tự quyết định chiến lược của mình trong những năm tới nhằm phục vụ nhu cầu khách hàng, duy trì thị phần trong khi vẫn phải tuân thủ chính sách của Chính phủ.
Như đã nói, Việt Nam sẽ vẫn được coi là thị trường chủ chốt trong chiến lược tiêu thụ ô tô trong thời gian tới. Vậy, theo ông, để tạo dựng một ngành công nghiệp ô tô tăng trưởng bền vững, Chính phủ và doanh nghiệp cần ưu tiên làm gì trước?
Ông Phạm Anh Tuấn: Các nhà sản xuất ô tô cần tiếp tục phát triển để duy trì sản xuất và lắp ráp sau năm 2018, trong khi cần có cho mình những bước đi chuẩn bị mở rộng thị trường tương lai, đặc biệt phải hướng tới giảm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Trong khi đó, Chính phủ cần đảm bảo một hệ thống chính sách ổn định đối với ngành công nghiệp ô tô, thì mới có thể đảm bảo tăng trưởng bền vững đối với sản lượng tiêu thụ ô tô trên thị trường. Để hiện thực hoá, Chính phủ cần đẩy mạnh xúc tiến hướng tới sản xuất trong nước và phát triển công nghiệp phụ trợ.
Cụ thể, cần có những kế hoạch hành động gồm giảm thuế nhập khẩu bộ linh phụ kiện ô tô về 0% áp dụng từ năm 2018 để giúp các nhà sản xuất nội địa có thể giảm chi phí sản xuất. Bên cạnh đó, Chính phủ cần có kế hoạch hành động cụ thể hỗ trợ sản xuất để sao cho các doanh nghiệp ô tô trong nước có thể duy trì sản xuất trong bối cảnh thị trường và quy mô vẫn chưa đủ lớn như hiện nay.
Trong khi hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh quy mô thị trường và tăng trưởng sản lượng sản xuất trong những năm tới, Chính phủ cần hướng tới hỗ trợ không chỉ các nhà sản xuất nội địa, các nhà cung ứng tăng cao tỷ lệ nội địa hoá, từng bước để giảm chi phí sản xuất và cải thiện năng lực cạnh tranh đẩy lui được xe ô tô nhập khẩu nguyên chiếc.
Trân trọng cảm ơn ông!
Nhằm tạo điều kiện cạnh tranh cho doanh nghiệp ô tô trong nước, Bộ Tài chính cho biết dự kiến trình Chính phủ 2 phương án:
Phương án 1: Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống sản xuất trong nước là giá bán ra trừ đi giá trị linh kiện, phụ tùng sản xuất trước.
Phương án 2: Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ giữ nguyên như hiện hành, tức là không trừ giá trị linh kiện, phụ tùng sản xuất trong nước.
Hiện nay, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt hiện quy định: Giá tính thuế đối với hàng hóa sản xuất trong nước, hàng hóa nhập nhập khẩu là giá do cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán ra. Tuy nhiên, đại diện Bộ Tài chính cũng cho biết cơ quan này nghiêng về phương án 1, nghĩa là giá bán ra trừ đi giá trị linh kiện, phụ tùng sản xuất trước.
Lợi nhuận ngành ô tô đang bị siết chặt bởi những nỗ lực bảo vệ thị phần.
Thaco đã chủ động giảm giá xe nhằm tăng khả năng cạnh tranh trước sức ép với các dòng xe nhập khẩu.
Có 3 nhóm vấn đề của ngành ô tô Việt Nam, liên quan đến Cung, Cầu và những vấn đề khác, theo Nhóm Công tác Công nghiệp ô tô và xe máy - Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) giữa kỳ 2017.
Trân trọng giới thiệu bài viết "TƯƠNG LAI CHO THẾ HỆ VƯƠN MÌNH" của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm.
Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT tin rằng, nếu có được một triệu chuyên gia AI, Việt Nam sẽ thực sự sánh vai với cường quốc hàng đầu về công nghệ.
Mô hình lãnh đạo số toàn diện phản ánh sự kết hợp giữa chuyển đổi số, quản trị dữ liệu và tối ưu vận hành.
Du lịch Việt Nam đang đứng trước thời cơ vàng để bứt phá, tăng tốc, tận dụng mọi lợi thế để khẳng định vị thế mới trên bản đồ du lịch thế giới.
Hàng loạt động thái của Chính phủ, Quốc hội trong thời gian gần đây đang thể hiện quyết tâm của các cơ quan quản lý trong nỗ lực tháo gỡ các vướng mắc, củng cố niềm tin của nhân dân và khơi thông nguồn lực cho phát triển.
Trong bối cảnh nền kinh tế trải qua nhiều biến động, ngành bảo hiểm nhân thọ đang dần phục hồi và khẳng định vai trò bảo vệ tài chính cho người dân.
Tái khởi động một số dự án 'đất vàng', CTX Holdings cho thấy mình đang từng bước trở lại đường đua bất động sản, dù tốc độ còn khá chậm.
Tổ hợp Alumin công suất hai triệu tấn alumin/năm tại tỉnh Bình Phước hứa hẹn về đích trong 6 năm tới, sau khi nhận chủ trương và định hình chủ đầu tư.
Câu chuyện tuân thủ bền vững đang "sôi sục" thời gian gần đây bởi những thay đổi tại thị trường EU, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp Việt Nam.
Công trình xanh ngoài việc được thiết kế, xây dựng thân thiện với môi trường, thì còn cần sử dụng cả những vật liệu xanh vốn đang là bài toán khó trong doanh nghiệp.
Chuyên gia VIS Ratings nhìn nhận, các ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc có thể tăng trưởng mạnh trong nhiều năm, với tốc độ từ 20-25% mỗi năm.
Dù dự kiến đến quý III/2025 mới chính thức khai trương nhưng Vincom Mega Mall Vũ Yên đang tiếp tục “khuấy đảo” thị trường khi hé lộ thông tin AEON Beta Cinema.