Tiêu điểm
Tiềm năng lớn của thị trường logistics Việt Nam
Theo Cushman & Wakefield, với tương lai có thể trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa toàn cầu, cánh tay nối dài của công xưởng thế giới, Việt Nam đang là lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp logistics tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Cuộc khảo sát thường niên của Cushman & Wakefield với các khách hàng hàng đầu trên toàn cầu vào năm 2022 cho thấy, Ấn Độ được hơn 60% số người được hỏi xếp hạng là thị trường mới nổi ưa thích của họ để đầu tư (trừ Trung Quốc đại lục).
Trên cơ sở ưu tiên thứ nhất và thứ hai, Việt Nam là thị trường mới nổi được lựa chọn, chiếm gần 80% số phiếu bầu, vượt xa Ấn Độ.
Bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam nhận định, Việt Nam đang là điểm đến của nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất và hậu cần.
Nguyên nhân trước hết là do sự phát triển của ngành thương mại điện tử. Với quy mô thị trường lớn, số lượng người tiêu dùng trực tuyến tăng nhanh, thị trường thương mại điện tử Việt Nam có tốc độ tăng trưởng ngoạn mục.
Doanh thu thương mại điện tử tiếp tục ghi nhận tăng trưởng ấn tượng trong nửa đầu năm 2023, ước đạt 10,3 tỷ USD, tăng khoảng 25% so với cùng kỳ, chiếm 7,7% doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước.
Hơn nữa, nối liền với Việt Nam là hành lang kinh tế phía Nam của Trung Quốc gồm một số vùng nổi bật như Thượng Hải, Hồng Kông, Thẩm Quyến, Phúc Kiến và Quảng Đông. Đây là vùng kinh tế được chọn làm nơi đặt trụ sở của các ông lớn công nghiệp sản xuất, hóa sinh, thương mại và công nghệ điện tử.
Theo ước tính của Cushman & Wakefield, vùng này chiếm hơn 30% tổng GDP Trung Quốc năm 2021, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư và phát triển kinh tế.
Các khu công nghiệp Việt Nam hiện đã đón nhận làn sóng đầu tư đến từ các doanh nghiệp điện tử toàn cầu từ sớm như Panasonic (1971), LG Display (1995), Canon (2001), Foxconn (2007), Samsung (2008), Fuji Xerox (2013) và gần đây là các tập đoàn như Pegatron, Goertek, Jinko Solar.
Việt Nam đang đứng trước cơ hội nâng tầm giá trị chuỗi cung ứng của nhà sản xuất và đây chính là thời cơ vàng để tăng GDP của vùng. Đặc biệt vừa qua trong chuyến thăm của tổng thống Mỹ Joe Biden, đã mang đến thỏa thuận về hợp tác toàn diện và phát triển thị trường sản xuất công nghệ cao và bán dẫn giữa 2 quốc gia.
Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng cũng là một phần tất yếu trong việc phát huy toàn bộ tiềm năng và sự phát triển thành công của ngành logistics. Theo PwC, Việt Nam là quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng và đang chi khoảng 5,7% GDP cho lĩnh vực này.
Cụ thể, trên toàn quốc có tổng chiều dài đường bộ 595.201 km, trong đó, đường bộ quốc gia là 25.560km. Mạng lưới đường cao tốc đã đưa vào khai thác là 1.239km; đang triển khai xây dựng khoảng 14 tuyến, đoạn tuyến, tương đương với 840 km.
Các đô thị lớn như Hà Nội tập trung ưu tiên cho dự án đường Vành đai 4, trong khi TP. Hồ Chí Minh sẽ ưu tiên cho đường Vành đai 3 để tăng cường kết nối các địa phương lân cận, tăng cường kết nối vận chuyển hàng hóa, giảm chi phí logistics đến cảng biển.
Về đường sắt, mạng lưới đường sắt quốc gia có tổng chiều dài 3.143km và có 277 ga, và có 02 tuyến kết nối với Trung Quốc tại Đồng Đăng và Lào Cai. Đặc biệt, miền Bắc sở hữu tuyến đường bộ, thủy và sắt nối thẳng đến Thẩm Quyến, được mệnh danh Thung lũng Silicon Trung Quốc, tạo điều kiện thuận lợi cho những doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng và phân bổ sản xuất trong khu vực.
Hệ thống cảng biển Việt Nam giai đoạn vừa qua đã được chú trọng đầu tư với quy mô, công nghệ hiện tại vươn tầm quốc tế đặc biệt là hệ thống cảng container. Hai cảng biển lớn của Việt Nam là Hải Phòng và TP. Hồ Chí Minh đều nằm trong top 50 cảng container lớn trên thế giới.
Hệ thống cảng biển có 286 bến cảng, tổng chiều dài cầu cảng hơn 96 km. Nổi bật phải kể đến là cảng Cái Mép đã tiếp nhận thành công siêu tàu container Cosco Shipping Aquarius 197.049 Dwt năm 2021, Msc Ditte 200.000 Dwt năm 2022 và Oocl Spain 232.000 Dwt năm 2023.
Thêm vào đó, lần đầu tiên, các hãng vận tải biển đã có thể cung cấp dịch vụ trực tiếp từ Việt Nam tới khu vực Bắc Mỹ và Châu Âu mà không cần đến các tàu gom để kết nối với các trung tâm trung chuyển khu vực như Singapore hay Hồng Kông.
Việc không cần đến tàu gom và giảm bớt được chi phí trung chuyển ước tính tiết kiệm được khoảng 150–300USD/TEU đối với những container đi và đến Việt Nam.
Với các đặc điểm địa lý thuận lợi, cũng như cơ sở hạ tầng được đầu tư phát triển mạnh mẽ và hàng loạt chính sách thúc đẩy đầu tư từ Chính Phủ, có thể nói Việt Nam hội tụ đầy đủ các yếu tố cần thiết để thu hút loạt “ong chúa” đến làm tổ và đóng góp hơn nữa vào GDP Việt Nam.
“Những con số ấn tượng cùng những dự báo đầy triển vọng mà chúng tôi quan sát được cho thấy tiềm năng của logistics tại Việt Nam là rất lớn, hoàn toàn có thể trở thành “gà đẻ trứng vàng” cho các chủ đầu tư có tầm nhìn và tiềm lực mạnh,” bà Trang Bùi nhận định.
Với những điều kiện hấp dẫn trên, theo Cushman & Wakefield, Việt Nam hoàn toàn có khả năng cạnh tranh với Dubai và Hồng Kông, thậm chí là Singapore hay Thượng Hải, không chỉ phấn đấu trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa toàn cầu mà còn là một mắt xích quan trọng như ‘cánh tay nối dài’ của công xưởng thế giới.
Điều này đi đôi với nhu cầu tăng cao về bất động sản logistics chất lượng cao. Đặc biệt, trong các tháng cuối năm, khi nhu cầu từ thị trường bán lẻ được dự báo tăng bằng lần, càng khiến “cơn khát” nguồn cung nhà xưởng, kho bãi trở nên gay gắt hơn.
Hiện, tổng nguồn cung nhà kho ở Hà Nội và TP.HCM đạt lần lượt 2.022.000 m2 và 5.130.000 m2. Các khu công nghiệp và hậu cần kho bãi tại các đô thị lớn, đặc biệt là Hà Nội và TP.HCM, đang có tỉ lệ lấp đầy cao, nhiều nơi đạt gần 100%.
Nhất Tín Logistics lợi nhuận lệch nhịp với doanh thu
Điểm yếu của doanh nghiệp logistics Việt Nam
Trong điều kiện thị trường cung cấp dịch vụ của Việt Nam cạnh tranh gay gắt, điểm yếu của các doanh nghiệp logistics nội là chi phí dịch vụ còn cao, trong khi chất lượng cung cấp chưa cao.
Dòng vốn lớn vẫn đổ vào logistics và bất động sản công nghiệp
Bất chấp nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu và lạm phát tại nhiều nền kinh tế, các nhà đầu tư bất động sản vẫn rót vốn mạnh vào các dự án bất động sản công nghiệp và logistics.
3 xu hướng định hình thị trường khởi nghiệp logistics năm 2023
Ngành logistics đã phục hồi mạnh mẽ sau thời kỳ khó khăn của đại dịch Covid-19 và dần hoạt động trở lại bình thường. Nhìn chung, các doanh nghiệp logistics trên thị trường đang quay lại đà phát triển, với tốc độ tăng trưởng dao động từ 12-15%, tùy ngành nghề kinh doanh.
Giải mã tăng trưởng ngành logistics qua các chỉ số kinh tế
10 tháng đầu năm 2022, tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam vượt 600 tỷ USD. Với tốc độ tăng trưởng GDP ước đạt 8%, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Sự tăng trưởng trở lại của các chỉ số kinh tế và sự hỗ trợ của Chính phủ đã tạo động lực cho toàn ngành vận tải, trong đó có thị trường logistics phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?