Trung Quốc mới đây đã tiến hành một cuộc điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm cao lương nhập khẩu từ Mỹ, gây gia tăng lo ngại về một cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Cao lương Mỹ chủ yếu được trồng tại khu vực Texas, Colorado và Oklahoma.
Bộ Thương mại Trung Quốc mới đây đã công bố một cuộc thăm dò độc lập, chỉ vài tuần sau khi chính quyền của Tổng thống Donald Trump đưa ra những điều kiện thuế mới áp dụng cho hàng hóa có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Mặc dù vậy, Bộ này hiện chưa đưa ra bất kì mức thuế nào đối với sản phẩm cao lương và kết quả của cuộc điều tra chống bán phá giá dự kiến sẽ chưa thể đưa ra cho đến tháng Hai năm sau.
Trung Quốc hiện là nước nhập khẩu lớn nhất của Mỹ đối với các sản phẩm như cao lương hay đậu nành. Việc đánh thuế vào mặt hàng này sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực tới không ít người nông dân Mỹ.
Theo dữ liệu từ hải quan Trung Quốc, Mỹ đã xuất khẩu sang nước này khoảng 4,8 triệu tấn cao lương vào năm ngoái với trị giá gần 1 tỷ USD. Con số này chỉ là một phần rất nhỏ so với 14 tỷ USD nhập khẩu đậu nành từ Mỹ của Trung Quốc.
Một số nhà phân tích dự đoán rằng động thái liên quan đến thuế của Trung Quốc đang hướng tới chống lại sự áp đặt thuế của chính quyền Trump.
Theo ông Wang Hejun, Giám đốc phòng thương mại và điều tra thương mại thuộc Bộ Thương mại Trung Quốc, chính phủ Mỹ đang có dấu hiệu trợ cấp cho sản phẩm cao lương.
Ông chỉ ra rằng, kể từ năm 2013, cao lương xuất khẩu từ Mỹ đã tăng một cách đáng kể với mức giá giảm, gây tổn hại nghiêm trọng đến ngành cao lương của Trung Quốc.
Theo số liệu từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Mỹ đã xuất khẩu tới hơn 50% sản lượng cao lương vào Trung Quốc kể từ năm 2013.
Vụ điều tra bán phá giá này của Trung Quốc như một đòn đáp trả đối với chính quyền Donald Trump sau khi Mỹ tiến hành vụ kiện thương mại chống lại tấm nhôm nhập khẩu của Trung Quốc vào năm ngoái, tạo nên vụ kiện sản phẩm này đầu tiên tại Mỹ trong hơn một phần tư thế kỷ trở lại đây.
Thời gian gần đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tiến hành nhiều sự thay đổi về thuế, đặc biệt là thuế nhập khẩu, tạo nên một làn sóng phản ứng từ các nước đối tác.
Cuối tháng 1 vừa qua, ông Donald Trump đã quyết định thay đổi mức thuế đối với hai sản phẩm nhập khẩu là máy giặt và pin năng lượng mặt trời. Động thái này được xem là đang hướng chủ yếu đến các nhà sản xuất châu Á.
Cụ thể, trong trường hợp có hơn 1,2 triệu máy giặt gia dụng cỡ lớn được nhập khẩu vào Mỹ, mức thuế sẽ lên tới 50% đối với những sản phẩm vượt ngưỡng. Với những sản phẩm nằm trong số 1,2 triệu máy đầu tiên sẽ áp mức thuế 20%.
Đối với sản phẩm pin năng lượng mặt trời, mức thuế được áp dụng trong năm đầu tiên sẽ là 30% và sau đó giảm một nửa vào năm thứ tư.
Quyết định áp mức thuế cao đối với hai mặt hàng trên của tổng thống Donald Trump gặp phải sự phản đối mạnh mẽ từ nhiều quốc gia, đặc biệt là Hàn Quốc khi hai hãng của quốc gia này là Samsung và LG xuất khẩu một số lượng lớn sản phẩm sang thị trường Mỹ cũng như đang vận hành một số nhà máy tại đây.
Tổng giám đốc Tập đoàn Intimex cho rằng, có cảm giác Bộ Tài chính đang muốn tận thu khi đề xuất đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với cà phê trong khi nhà nước đang có chủ trương khuyến khích phát triển lĩnh vực nông sản này.
Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.
Giá dầu thô tiếp tục tăng sau vụ không kích của Mỹ tiêu diệt tướng Iran. Đà tăng có thể kéo dài hay không phụ thuộc vào diễn biến của căng thẳng trong tương lai.
Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) chính thức quyết định chấp thuận niêm yết đối với Công ty cổ phần Vinpearl (Mã CK: VPL). Theo đó, gần 1,8 tỷ cổ phiếu VPL sẽ chính thức giao dịch từ ngày 13/05/2025.
Các chuyên gia cho rằng, chỉ khi có sự đột phá về khoa học công nghệ và thể chế, Việt Nam mới có thể thoát khỏi cái bóng của mô hình tăng trưởng cũ và tạo dựng được động lực phát triển trong kỷ nguyên mới.
Theo bảng xếp hạng mức độ hài lòng đối với các ngân hàng tại Việt Nam năm 2025 của Decision Lab, SHB là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng mức độ hài lòng nhanh nhất trong 2 năm liên tiếp, đồng thời nằm trong TOP 10 - bên cạnh nhiều cái tên như Techcombank, Vietcombank, MB, VietinBank…
Hodeco đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế 424 tỷ đồng năm 2025, tăng 633% so với thực hiện năm ngoái. Cơ sở nào để doanh nghiệp địa ốc này đặt mục tiêu “khủng”?
Số doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức trong năm 2024 tăng mạnh so với kết khảo sát năm 2023 của Liên đoàn Công nghiệp và thương mại Việt Nam.
Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, gói tín dụng 500 nghìn tỷ đồng là “công cụ điều hành vĩ mô quan trọng” để hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào hạ tầng trọng điểm và công nghệ số.