Quốc tế

Việt Nam hưởng lợi gần 8% GDP nhờ chiến tranh thương mại

Mạnh Linh Thứ tư, 05/06/2019 - 20:14

Việt Nam là nền kinh tế đứng đầu nhóm hưởng lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.

Linh kiện điện thoại là một trong những mặt hàng được hưởng lợi do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung.

Theo nghiên cứu của chuyên gia kinh tế Rob Subbaraman, Sonal Varma và Michael Loo thuộc Nomura Holdings dẫn bởi Bloomberg, Việt Nam là nền kinh tế hưởng lợi nhiều nhất từ chiến tranh thương mại kéo dài gần 1 năm qua.

Tác động tích cực này đến từ việc thay đổi chuỗi cung ứng khi các nhà nhập khẩu trên thế giới tìm cách tránh thuế quan đã bị gia tăng trước đó.

Tính đến nay, các đơn đặt hàng của Mỹ với Trung Quốc liên quan đến hơn một nửa trong tổng số 1.981 loại hàng hóa bị gia tăng thuế trong căng thẳng thương mại đã được chuyển hướng, tạo ra khu vực hưởng lợi và khu vực bị thiệt hại.

Báo cáo này cho biết trong vòng 1 năm tính đến hết quý I/2019, chuyển hướng thương mại đã mang lại lợi ích cho Việt Nam tương đương 7,9% GDP, bỏ xa các nền kinh tế khác trong nhóm hưởng lợi như Đài Loan, Chile, Malaysia.

Phần lớn lợi ích mà Việt Nam nhận được đến từ việc Washington gia tăng thuế quan đối với hàng hóa của Bắc Kinh.

CNBC dẫn báo cáo cho biết một số sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu nhiều hơn trước nhờ chiến tranh thương mại bao gồm linh kiện điện thoại, đồ nội thất, máy xử lý dữ liệu tự động.

Việc hàng hóa Trung Quốc bị gia tăng thuế quan sang Mỹ tạo ra làn sóng nhập khẩu thay thế đối với các sản phẩm điện tử, nội thất và hàng hóa sử dụng trong du lịch.

Khi Trung Quốc trả đũa bằng việc gia tăng thuế quan với hàng hóa từ Mỹ, các quốc gia như Chile hay Argentina sẽ hưởng lợi trong các sản phẩm đậu tương, máy bay, ngũ cốc, bông.

“Gia tăng thuế quan theo cách “ăn miếng trả miếng” giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng, khiến gia nhập khẩu hàng hóa từ nước nhau cũng gia tăng”, báo cáo chỉ rõ.

Một số nhà sản xuất tại Mỹ và Trung Quốc có thể sẵn sàng chịu phần chi phí gia tăng và một số công ty đa quốc gia có thể chuyển sản xuất để tránh thuế nhưng quy luật thương mại cho thấy, cách phản ứng được sử dụng nhiều nhất có thể là dịch chuyển thương mại.

Phát biểu tại buổi công bố Báo cáo kinh tế thường niên 2019, PGS.TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) cũng nhận định cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung là cơ hội lớn cho các nước.

Ông lấy ví dụ về sự thịnh vượng của Đông Nam Á trong thập niên 80 – 90 của thế kỷ trước đến từ xung đột thương mại Mỹ - Nhật.

Cuộc xung đột thương mại đó khiến Nhật gần như lụi bại, đồng Yên tăng giá gấp đôi đã đẩy doanh nghiệp sản xuất chạy sang vùng Đông Nam Á và tạo nên làn sóng thịnh vượng cho khu vực này.

“Điều diễn ra với Trung Quốc cũng tương tự như vậy. Nhưng làn sóng thịnh vượng này đến từ đâu và Việt Nam – cây cầu nối trực tiếp Trung Quốc với Đông Nam Á có được vị trí đó của mình hay không. Nhưng tôi e rằng không lạc quan lắm”, ông Thành đánh giá.

Ông cho rằng việc chớp được cơ hội từ làn sóng thịnh vượng dịch chuyển khỏi Trung Quốc chỉ đến từ môi trường kinh doanh, môi trường thể chế, chất lượng con người của Việt Nam.

Vị Viện trưởng VEPR nhận định thương mại chưa rõ có được lợi trực tiếp trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung hay không không nhưng về đầu tư là có.

Tuy nhiên, việc đầu tư phải hướng tới trung hạn và dài hạn, tạo dựng 1 nền sản xuất tốt đẹp hơn. 

‘Không nên khuếch đại quá mức ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung’

‘Không nên khuếch đại quá mức ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung’

Tiêu điểm -  5 năm

Các chuyên gia nhận định, nếu khoảng 5 đến 10 năm trước, Việt Nam nghiêm túc hơn trong cải thiện chất lượng hàng hoá theo tiêu chuẩn của các nước khó tính nhất thì những hàng rào kỹ thuật của Trung Quốc ngày hôm nay không thể làm khó các doanh nghiệp Việt. Bài học này vẫn có thể áp dụng được trong thời gian tới.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Việt Nam buộc phải thay đổi nếu muốn tận dụng cơ hội

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Việt Nam buộc phải thay đổi nếu muốn tận dụng cơ hội

Tiêu điểm -  5 năm

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang đặt Việt Nam trước cơ hội lớn, hiếm hoi của xu hướng rời bỏ Trung Quốc của chuỗi cung ứng sản xuất. Tuy nhiên, Việt Nam buộc phải cải cách mạnh mẽ môi trường kinh doanh, nếu không muốn đánh mất cơ hội.

Lotte Finance thâm nhập thị trường cho thuê xe dài hạn

Lotte Finance thâm nhập thị trường cho thuê xe dài hạn

Tài chính -  1 giờ

Lotte Finance đánh giá cho thuê xe dài hạn giàu tiềm năng sẽ sớm được thúc đẩy bởi sản phẩm tài chính linh hoạt và nhu cầu tiêu dùng ngày một tăng.

Zalopay tiến vào mảng trả góp

Zalopay tiến vào mảng trả góp

Doanh nghiệp -  1 giờ

Zalopay xác định phát triển theo hướng trở thành một nền tảng thanh toán toàn diện đã liên tục đưa ra các sản phẩm mới hướng tới trải nghiệm người dùng.

EximRS phân phối độc quyền dự án căn hộ Conic Boulevard

EximRS phân phối độc quyền dự án căn hộ Conic Boulevard

Bất động sản -  1 giờ

EximRS trở thành đơn vị phân phối độc quyền dự án căn hộ Conic Boulevard do Công ty CP Xây dựng đầu tư và phát triển Lĩnh Phong Conic phát triển.

MSB hoàn thành 72% kế hoạch năm

MSB hoàn thành 72% kế hoạch năm

Tài chính -  5 giờ

MSB công bố báo cáo tài chính quý III với tín dụng tăng 15,11% nhờ đa dạng hóa giải pháp, đặc biệt trên nền tảng số, và vốn điều lệ nâng lên 26.000 tỷ đồng.

Lợi nhuận ngân hàng phân hóa

Lợi nhuận ngân hàng phân hóa

Tài chính -  6 giờ

Trong khi hầu hết ngân hàng lớn vẫn duy trì được lợi nhuận tăng trưởng mạnh, các ngân hàng vừa và nhỏ đang gặp nhiều khó khăn hơn.

Bước chuyển mình của MoMo với trí tuệ nhân tạo

Bước chuyển mình của MoMo với trí tuệ nhân tạo

Doanh nghiệp -  7 giờ

MoMo từ một ví điện tử giờ đây định hướng sẽ trở thành "trợ thủ tài chính với AI" của người Việt thông qua công nghệ trí tuệ nhân tạo.

LG Innotek có thể vay 300 triệu USD từ IFC

LG Innotek có thể vay 300 triệu USD từ IFC

Tài chính -  23 giờ

Khoản vay nằm trong chương trình hướng tới các mục tiêu về phát triển bền vững, đã và đang trở thành lĩnh vực trọng tâm trong các cam kết của IFC tại Việt Nam.