Doanh nghiệp
Vingroup rút khỏi dự án Công viên Sài Gòn Safari
Sau khi rút khỏi dự án Công viên Sài Gòn Safari ở huyện Củ Chi, TP.HCM, Tập đoàn Vingroup đang tiến hành những bước đi cụ thể để hợp tác với TP.HCM trong lĩnh vực vận tải hành khách công cộng (xe bus).
Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư TP.HCM ngày 8/5, Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết Tập đoàn Vingroup đã rút khỏi dự án Công viên Sài Gòn Safari để tập trung vào các dự án khác của tập đoàn.
Do đó, dự án Công viên Sài Gòn Safari đã được đưa vào danh sách kêu gọi đầu tư của TP.HCM, trong hạng mục dự án Du lịch – Giải trí. Đây là một trong 210 dự án trọng điểm thuộc các lĩnh vực hạ tầng, giao thông, du lịch, thương mại dịch vụ... có tổng mức đầu tư lên tới 53,8 tỷ USD mà TP.HCM kêu gọi đầu tư lần này.
Tài liệu giới thiệu dự án cho biết, tình trạng của dự án là đất sạch và quy hoạch 1/2000 đã được UBND TP.HCM phê duyệt, các nhà đầu tư có thể liên hệ với đầu mối là Sở Kế hoạch đầu tư TP.HCM để tìm hiểu chi tiết.

Công viên Sài Gòn Safari có quy mô 456,34 ha, được triển khai từ năm 2004 tại xã An Nhơn Tây và xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi. Dự án thuộc cụm du lịch văn hóa lịch sử Củ Chi, cách trung tâm thành phố khoảng 50 km.
Theo quy hoạch dự án có các khu chức năng: Khu thả thú bán hoang dã, dự kiến thả thú đặc trưng các khu vực trên thế giới; Khu trưng bày thú mở bao gồm hệ thống chuồng trại dạng mở và cảnh quan, trưng bày các loài thú đặc trưng của các châu lục trên thế giới, vườn thú đêm trưng bày các loài thú chuyên sinh hoạt vào ban đêm; Các công trình dịch vụ khác phục vụ du khách như biểu diễn thú ban ngày, ban đêm, khu dã ngoại, resort, khu vui chơi giải trí cho thiếu nhi...
Đặc thù chính của công viên Sài Gòn Safari là mô hình công viên giải trí du lịch sinh thái. Dự kiến sẽ tổ chức nuôi dưỡng, trưng bày nhân giống các loài động thực vật trong nước và các châu lục khác trên thế giới. Theo kế hoạch, nơi đây sẽ nuôi dưỡng khoảng 300 loài động vật với khoảng 10.000 con, 3.000 loài thực vật (bao gồm luôn cả cây cảnh, cây xanh, dây leo)…
Để thực hiện dự án, tháng 6/2004, UBND TP.HCM ra quyết định thu hồi đất đồng thời giao Chủ đầu tư là Công ty TNHH MTV Thảo Cầm Viên Sài Gòn (chủ đầu tư) và UBND huyện Củ Chi tiến hành bồi thường và tái định cư cho hơn 700 hộ dân thuộc địa bàn 2 xã của huyện Củ Chi.
Tuy nhiên trải qua hơn 10 năm, dự án này vẫn chưa được triển khai và đến năm 2016, Tập đoàn Vingroup được chấp thuận đầu tư dự án với vốn khoảng 500 triệu USD.
Cũng liên quan đến Tập đoàn Vingroup, ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải chia sẻ đã làm việc với Tập đoàn này để chuẩn bị chương trình thí điểm giao thông công cộng bằng xe buýt. Ngoài ra theo ông Lâm, TP.HCM cũng phối hợp với một Tập đoàn của Thụy Điển để triển khai chương trình này.
Trước mắt TP.HCM sẽ thí điểm trên tuyến đường Phạm Văn Đồng thuộc quận Thủ Đức, Bình Thạnh, Gò Vấp.
Theo giám đốc Sở Giao thông Vận tải thì TP.HCM cần đa dạng hóa loại hình phương tiện công cộng, nhất là xe buýt để phù hợp với cấu trúc đô thị như nhà phố, mặt đường nhỏ. Loại hình xe buýt nhỏ cũng đang được Viện Khoa học công nghệ nghiên cứu, sắp tới có đề xuất cụ thể cho phạm vi thí điểm.
Trong đề án phát triển phương tiện công cộng gửi Sở GTVT TP.HCM, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng đề xuất đầu tư một hệ thống xe mini bus để trung chuyển hành khách từ các khu vực đường hẻm, đường hẹp ra hệ thống xe buýt của thành phố. Xe này khoảng 12 - 16 chỗ, kích thước nhỏ gọn phù hợp cho từng khu vực và quy hoạch chung.
TP.HCM hiện có hơn 3.000 xe bus hoạt động trên 200 tuyến (110 tuyến có trợ giá) đáp ứng khoảng 10,7% nhu cầu đi lại. Mỗi năm ngân sách thành phố chi hơn 1.000 tỷ đồng để trợ giá cho loại vận tải công cộng này, riêng năm 2013 là khoảng 1.300 tỷ đồng.
Trước đó, Tập đoàn Vingroup vừa thành lập công ty VinBus vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, dự kiến cung cấp dịch vụ vận tải từ tháng 3/2020, bắt đầu tại 5 thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP.HCM và Cần Thơ. Để giảm thiểu khí thải và tiếng ồn, VinBus sẽ sử dụng 100% xe bus điện. Trước mắt, công ty sẽ đưa vào vận hành 3.000 xe bus điện do hãng xe VinFast sản xuất.
Vingroup lập ra VinBus dùng xe VinFast chở khách
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Ông chủ Hoa Sen và nước cờ cổ phiếu quỹ giữa sóng gió kinh doanh
Đề xuất mua cổ phiếu quỹ để bảo vệ lợi ích cổ đông nhưng duy trì tăng trưởng cho doanh nghiệp để cổ đông hưởng lợi lại là bài toán khó với Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen - ông Lê Phước Vũ.
Hòa Phát hưởng lợi lớn từ hàng rào thuế quan
Trong khi chính sách bảo hộ ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp xuất khẩu thép thì Hoà Phát lại đang hưởng lợi lớn.
Tham vọng lớn của Hóa chất Đức Giang sau khi ký với "khách sộp"
Với việc ký kết hợp đồng bao tiêu 40% sản lượng của nhà máy với PVChem, Hóa chất Đức Giang đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất xút có công suất lớn thứ hai toàn ngành tại Việt Nam.
Biến động nhân sự kéo lùi nhựa An Phát
Sau khi Chủ tịch Phạm Ánh Dương từ nhiệm vào năm ngoái, hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của An Phát bị ảnh hưởng đáng kể.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.