Diễn đàn quản trị
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp: Từ sếp hay từ nhân viên?
Văn hoá doanh nghiệp là có thật và có tác dụng, chứ không phải để “trang trí đường riềm” như cách hiểu mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang mắc phải.

Kể từ lúc mới lập doanh nghiệp, còn chưa có hoạt động gì cụ thể ra tiền, còn lỗ triền miên, thì việc từ hai người trở lên tương tác nhau, đã có văn hoá hình thành giữa hai người đó.
Đó là loại văn hoá ngầm mặc định giữa hai người, là do hai người cùng hiểu nhưng không nhất thiết phải nói ra. Sau đó doanh nghiệp lớn dần lên và nó trở thành tổng hoà của nhiều sự tương tác giữa các phòng ban, bộ phận, cấp bậc trong từng phòng ban và các bộ phận liên thuộc. Vậy là mọi thứ trở nên phức tạp!
Vì lúc này văn hoá không chỉ còn để những người bên trong tự biết với nhau và ngầm định. Nó cần được vạch rõ ra, để bất kỳ ai vào công ty cũng biết để làm theo và không lỡ bước hay sai nhịp với các phòng ban khác và trong chính pohngf ban mình đnag làm việc.
Đó là còn chưa kể, với quy mô doanh nghiệp tăng trưởng, thì ngoài việc làm hình ảnh cho đẹp với công chúng, doanh nghiệp còn phải cạnh tranh không chỉ trên thị trường thương mại mà còn cả thị trường tuyển dụng đầu vào, làm truyền thông nội bộ để gia tăng tình cảm của nhân viên với công ty giúp họ phấn đấu mạnh hơn.
Văn hoá lúc này không còn đơn giản là một thứ có sẵn mà là một vũ khí cần được lau chùi và làm mạnh hơn nâng cấp tốt hơn cho các cuộc chiến khốc liệt tiếp theo hiển nhiên sẽ xảy ra!
Trên hết, luôn tồn tại một thứ trong chính nội bộ doanh ngiệp mà những người làm quản trị cần biết, đó là do đặc thù cá biệt của sản phẩm, thị trường và trình độ nhân viên mà luôn có một công thức, mẫu số chung để thành công trong công ty.
Tức là những bạn mới vào công ty chỉ cần học cái đó, làm theo đúng như vậy, toàn tâm toàn ý với nó, vun đắp cho nó nảy nở phát triển tốt hơn thì hầu như chắc chắn sẽ thành công trong môi trường đó. Vấn đề là ai thống kê và làm rõ nó ra để người khác làm theo?
Ở những công ty nhỏ, dạng SME hoặc thậm chí doanh nghiệp kiểu hộ gia đình, ảnh hưởng lớn nhất trong tổ chức hiển nhiên đến từ người lãnh đạo. Họ thường là người làm đầu tiên cho doanh nghiệp, kinh nghiệm của họ là kiểu mẫu và rõ ràng nhất. Họ làm bằng cả con tim khối óc của mình, nên họ thành công và xuất sắc hơn.
Với mô hình quy mô nhỏ của doanh nghiệp dạng đó, chính ông chủ, sếp là người khơi nguồn cho văn hoá của công ty. Vậy là việc đầu tiên cần làm là nghiên cứu ông ấy để tạo ra mẫu số chung.
Tuy vậy, ông chủ chỉ có già đi, và cùng lúc doanh nghiệp mở rộng quy mô tổ chức và doanh nghiệp. Những “tinh binh, mãnh tướng” vào sau có thừa nhiệt huyết nhưng lại thiếu chỗ để thể hiện.
Ông chủ biết vậy và dù ông có muốn hay không thì cũng phải chấp nhận là văn hoá của ông 100% lúc trước chỉ ở khu vực một tỉnh là địa bàn kinh doanh của công ty giờ đã nở ra thành 3 phong cách lớn khác nhau ở 3 miền của đất nước.
Chưa kể tại một số khu vực của từng miền lại có các tỉnh và tại những tỉnh lớn thì quy mô doanh số, sự phát triển vượt bậc của công ty cho phép người quản lý, lãnh đạo của vùng đó tạo ra ảnh hưởng rất lớn, thậm chí tác động cả tới cốt lõi vận hành của doanh nghiệp.
Theo lẽ thường như thế, công ty phát triển thì văn hoá sẽ có một luồng ngược lại, là từ dưới lên. Khi nhân viên biết rằng họ có thể kết nối thành một khối và đòi hỏi chủ doanh nghiệp phải trả lời những yêu cầu thiết thực của họ trong việc tạo ra môi trường làm việc tốt hơn. Giống như chuyện thành lập công đoàn tại các doanh nghiệp của Mỹ ở những ngày sơ khai đầu tiên!
Như vậy là văn hoá doanh nghiệp là có thật và có tác dụng chứ không phải để “trang trí đường riềm” như cách hiểu mà tôi thấy khá nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang mắc phải!
Mỗi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp lại đòi hỏi một cách chỉnh sửa văn hoá cốt lõi thoe một cách hoàn toàn khác. Điều duy nhất phải lưu ý trong lúc chỉnh sửa văn hoá là dù cho tới từ Sếp hay nhân viên, nó phải làm tổ chức lớn lên và có lãi chứ không phải là mặc thêm áo quần để cử động ngày càng khó khăn hơn!
(*) Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả: Đỗ Xuân Tùng, Giám đốc Công ty Tư vấn và đào tạo Nhân Việt
Sếp giỏi sẽ không đưa tư thù vào việc chung dù có ghét nhân viên tới đâu
Sếp giỏi sẽ không đưa tư thù vào việc chung dù có ghét nhân viên tới đâu
Dung hòa những tính cách trái với mình là điều mà rất nhiều lãnh đạo, cũng như HĐQT các công ty tại Việt Nam dù biết, nhưng vẫn chưa làm được.
Nhân viên nghỉ việc không phải vì rời bỏ công ty mà họ muốn bỏ sếp của mình
Đại diện Tổ chức lao động quốc tế cho rằng cần thay đổi tư duy của người lãnh đạo theo hướng coi nhân viên là trung tâm tạo ra giá trị gia tăng cho doanh nghiệp thì mới có thể giữ được nguồn lao động chất lượng cao.
Hơn 3/4 số nhân viên xin nghỉ không phải vì chán việc, họ chán sếp của mình!
Một cuộc thăm dò của Gallup với hơn 1 triệu nhân viên ở Mỹ cho thấy rằng, hơn 75% người lao động đã tự nguyện từ bỏ công việc mà họ đang làm chỉ vì họ không hài lòng về người quản lý của mình, mặc dù công việc họ rất tốt.
Sếp công ty ở Việt Nam thu nhập vượt trội so với nhiều nước Châu Á
Những nhà lãnh đạo doanh nghiệp ở các nền kinh tế như Việt Nam, Trung Quốc được trả lương cao hơn các nước phát triển như Đức hay Nhật Bản. Đây là một xu hướng ở các nền kinh tế mới nổi tại Châu Á.
Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ
Sự việc của C.P. Việt Nam là hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp về hệ thống quản trị minh bạch và hiệu quả.
Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?
Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.
Cú nhảy ESG: Khởi động hành trình bền vững cho SMEs
ESG không còn là cuộc chơi riêng của các tập đoàn lớn. Cú nhảy ESG chính là sự kiện giúp SMEs Việt chủ động tiếp cận ESG một cách linh hoạt.
Chất lượng quản trị doanh nghiệp trong cuộc đua hút vốn
Nâng cao chất lượng quản trị là yếu tố then chốt, quyết định việc doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn dài hạn trên thị trường chứng khoán.
Hóa giải khủng hoảng truyền thông với doanh nghiệp thực phẩm
Khủng hoảng truyền thông với các doanh nghiệp thực phẩm đang ngày càng dữ dội và khó kiểm soát trong thời đại mạng xã hội lên ngôi.
Giá cổ phiếu Viglacera ở mức cao, cổ đông lớn Gelex không có ý định mua thêm
Thay vào đó, Gelex chọn đồng hành cùng Viglacera theo lộ trình thoái vốn Nhà nước, tái cấu trúc doanh nghiệp.
Mcredit có tân tổng giám đốc
Ông Đinh Quang Huy vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ thành viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) kể từ ngày 11/6.
Việt Nam lần đầu công nhận tài sản số, đã có luật riêng quản lý
Từ nay, tài sản số tại Việt Nam sẽ được quản lý việc tạo lập, phát hành, lưu ký, kèm theo quy định điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ tài sản mã hoá.
Chung cư Hà Nội tràn nguồn cung giá cao, áp lực bán hàng ngày càng lớn
Thị trường chung cư Hà Nội đón làn sóng nguồn cung mới với giá bán cao, khiến nhiều chủ đầu tư đối mặt áp lực lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Thông qua Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp mới, bỏ ưu đãi với công ty con, liên kết
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua với nhiều điểm mới như bỏ ưu đãi thuế với các công ty con, doanh nghiệp liên kết.
100 chuyện nghề: Lưu giữ ký ức và tiếp lửa nghề báo
“100 chuyện nghề” không chỉ là một tuyển tập kỷ niệm 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925–21/6/2025), mà còn là nơi lưu giữ ký ức và tiếp nối ngọn lửa nghề báo.
Ưu đãi cực hời chờ “Gai con” tại Ocean City
Diễn ra trong 2 ngày 14 và 15/6 tại Ocean City - “thành phố lễ hội” phía Đông Hà Nội, concert “Anh trai vượt ngàn chông gai” không chỉ là sự trở lại hoành tráng của dàn nghệ sĩ hot hit với đại tiệc âm nhạc mãn nhãn - mãn nhĩ mà còn là cơ hội vàng để săn loạt ưu đãi cực hời đến từ hệ sinh thái Vingroup. Từ di chuyển, ăn uống, vui chơi cho đến mua sắm hay thậm chí... mua xe, tất cả đều đang “trải thảm” ưu đãi dành riêng cho hội “Gai con”.