Yếu tố quyết định trong giải phóng mặt bằng

An Chi Thứ tư, 24/02/2021 - 19:48

TS. Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao, Savills Việt Nam cho rằng, sự đồng thuận của người dân là yếu tố quyết định trong việc giải phóng mặt bằng, thu hồi đất và tái định cư cho người dân.

TS. Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao, Savills Việt Nam

UBND TP.HCM đã phê duyệt đề án "Quản lý và phương hướng sử dụng đất đai hiệu quả”.

Trong đó, nội dung dành được nhiều sự chú ý là việc thu hồi diện tích đất liền kề công trình hạ tầng để tái định cư và bán đấu giá. 

Người có đất bị thu hồi trong dự án hạ tầng và phần đất thu hồi thêm sẽ được tái định cư tại chỗ với diện tích đất nhỏ hơn, tỉ lệ nghịch với giá đất tăng thêm do hạ tầng mang lại. 

Về vấn đề này, TS. Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam cho rằng, theo quy định trong Luật Đất đai 2013, trong trường hợp nhà ở, đất ở của các cá nhân tổ chức nằm trong khu vực giải tỏa mặt bằng để thực hiện mục đích công hoặc mục đích thương mại, nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện do nhà nước quy định, sẽ được bố trí các phương án tái định cư phù hợp. 

Người có đất thu hồi được bố trí tái định cư tại chỗ nếu tại khu vực thu hồi đất có dự án tái định cư hoặc có điều kiện bố trí tái định cư. 

Theo đề án được phê duyệt mới đây của UBND thành phố, người có đất bị thu hồi trong dự án hạ tầng và phần đất thu hồi thêm sẽ được tái định cư tại chỗ, và diện tích đất dôi dư sau khi tái định cư sẽ được quy hoạch lại và bán đấu giá để lấy kinh phí đầu tư cho chính dự án đó. 

Phương án thu hồi thêm đất và tái định cư sẽ được đưa ra lấy ý kiến của cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng. Nếu đa số người dân đồng ý (khoảng 2/3) thì phương án sẽ được phê duyệt. Đối với thiểu số người dân không đồng ý phải lựa chọn, hoặc chấp thuận phương án hoặc bị nhà nước thu hồi đất. 

TP.HCM sẽ thu hồi 300 khu đất công bán chỉ định không qua đấu thầu

Theo ông Khương, phương án đền bù hiệu quả nhất cho người dân, không nằm ở việc giá đất được đền bù là cao hay thấp. Nhìn chung, trong những trường hợp có liên quan đến đền bù đất đai trong khu vực cần giải tỏa mặt bằng, cốt cốt lõi của vấn đề là nằm ở sự đồng thuận của người dân, phương án được chọn phải quan tâm và cân nhắc đến sinh hoạt, tập quán, và công việc của những người bị ảnh hưởng. 

"Lấy ví dụ như nếu như quy hoạch tái định cư với các cư dân trong một tòa chung cư tại quận 1, thì đơn vị phụ trách việc giải tỏa cần cân nhắc đến việc những người dân này đã quen thuộc với nếp sinh hoạt và làm việc, cho nên việc tái định cư họ ở một chỗ khác là một bài toán liên quan sâu sắc đến đời sống thường ngày và mưu sinh của họ. 

Còn đối với những nơi tái định cư tại chỗ, thì sự đồng thuận của người dân tại khu vực này như thế nào cho thỏa đáng rất quan trọng. Trong trường hợp này thì nếu những dự án thuộc dự án công, nhận đầu tư của nhà nước như trường học, bệnh viện, công viên... thì thường sẽ một sự ủng hộ mạnh mẽ từ người dân. 

Còn nếu là những dự án mang tính chất thương mại và phục vụ lợi ích của một số nhà đầu tư nào đó như khu chung cư, công ty, cơ sở sản xuất, thì sự đồng thuận của người dân là yếu tố quyết định”, ông Khương nhấn mạnh.

Trên thực tế trong nhiều năm vừa qua, nước ta đã chứng kiến nhiều vụ tranh chấp đất đai vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ từ người dân trong việc đền bù giải tỏa và tái định cư. 

Đa số trong những trường hợp này, các đơn vị quản lý thường tập trung cân nhắc đến giá trị đất, ví dụ như là tái định cư tại chỗ thì làm sao cho giá trị bằng mà diện tích nhỏ hơn, hay là tái định cư xa để có diện tích lớn hơn và bằng giá trị. 

Theo ông Khương, đó chỉ là điều kiện cần, nhưng chưa đủ. Yếu tố quan trọng để làm thỏa mãn nhu cầu của người dân liên quan đến mưu sinh và hành vi, tập quán sống của những người bị ảnh hưởng. 

"Để hiểu rõ hơn, hãy hình dung là nếu như một người xuất thân từ một xóm lao động giờ phải tái định cư ở một tòa chung cư, họ hoàn toàn khác biệt những người hàng xóm, thì họ sẽ như thế nào? 

Một hành vi đơn giản để hiểu là bình thường họ đã quen với việc mang rác trong nhà ra cho vào thùng rác phía trước, nhưng ở chung cư thì hoàn toàn khác và họ không làm như vậy được. 

Vì thế vấn đề đền bù tái định cư liên quan sâu sắc đến đô thị học và đồng thuận người dân, việc giải quyết chỉ bằng góc nhìn tài chính không chưa đủ", ông Khương lấy ví dụ.

Xét trên hai hình thức tái định cư, hướng giải quyết phù hợp còn tùy vào khả năng của chính quyền địa phương và theo quỹ đất đô thị. 

Vì vậy, việc giải quyết tái định cư tại chỗ cần giải quyết thêm một vấn đề nữa là người dân sẽ nhận được những lợi ích gì từ việc chỉnh trang đô thị hoặc nâng cấp cơ sở hạ tầng. 

Phải thấy rằng trong một số hoàn cảnh, đất nằm trong diện tái định cư của người dân là đất của tô tiên ông bà gia đình họ, vì thế phải giải quyết như thế nào để có sự đồng thuận và nhìn nhận tích cực của chính những người dân đó. 

Vấn đề không thể giải quyết đơn giản bằng việc cứ xây một chung cư thật to để bù lại diện tích với giá cả. 

Đây thật sự là một bài toán rất lớn không phải chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là những nước đang phát triên nơi mà bài toán chỉnh trang đô thị luôn vấp phải nhiều tranh chấp từ phía người dân.

Như vậy, nếu là một dự án công, mang lợi ích cho cộng đồng như là công viên, bệnh viện trường học thì thường có sự đồng thuận rất lớn từ người dân. Người dân sẽ sẵn sàng cho đi đất chôn nhau cắt rốn để xây bệnh viên, công viên hoặc những tiện ích khác cho cộng đồng. 

Tuy nhiên, khi là một chủ đầu tư vào tham gia dự án đó vì lợi ích riêng của nhà đầu tư, thì nhà đầu tư đó cần phải có câu trả lời thích đáng với người dân.

Đi sâu hơn vào đề án này, người có đất bị thu hồi trong dự án hạ tầng và phần đất thu hồi thêm sẽ được tái định cư tại chỗ với diện tích đất nhỏ hơn so với diện tích sở hữu ban đầu của họ. 

Điều này có thể sẽ tạo ra những ảnh hưởng nhất định về cảnh quan chung của đô thị, và là bài toán mà các nhà quản lý và nhà đầu tư phải trả lời.

Ông Khương nhận định: “Trên thế giới, những căn hộ 25-30m2 không phải là hiếm, nhưng tại sao tại nhiều nơi lại thành tổ uyên ương mà không phải là ổ chuột? Đây là do vấn đề về quản lý. Quan trọng nhất là giải quyết được nhu cầu, sinh hoạt và mưu sinh của dân, rồi giải quyết tiếp vấn đề còn lại là làm sao mà cuộc sống của họ được bình yên.

Hiện tại, địa bàn TP. HCM và Hà Nội thì thứ nhất còn rất nhiều khu chung cư cũ đã xuống cấp, thứ hai là những khu tự phát không quy hoạch từ trước năm 1975, cho nên việc chỉnh trang đô thị là rất cần thiết. Vì thế, việc giải quyết được nhu cầu cuộc sống của người dân là rất quan trọng trong quá trình hiện đại hóa đô thị".

Vì sao TP. HCM thất bại trong kế hoạch tái định cư 12.000 hộ dân tại Thủ Thiêm?

Vì sao TP. HCM thất bại trong kế hoạch tái định cư 12.000 hộ dân tại Thủ Thiêm?

Leader talk -  6 năm
Có thể coi TP. HCM đã thất bại trong chủ trương tái định cư các hộ dân đươc đền bù giải toả tại Thủ Thiêm, cả doanh nghiệp và thành phố cũng đang vất vả thu hồi vốn đầu tư. Đây là bài học cần rút kinh nghiệm để điều chỉnh chính sách vĩ mô về tái định cư.
Vì sao TP. HCM thất bại trong kế hoạch tái định cư 12.000 hộ dân tại Thủ Thiêm?

Vì sao TP. HCM thất bại trong kế hoạch tái định cư 12.000 hộ dân tại Thủ Thiêm?

Leader talk -  6 năm
Có thể coi TP. HCM đã thất bại trong chủ trương tái định cư các hộ dân đươc đền bù giải toả tại Thủ Thiêm, cả doanh nghiệp và thành phố cũng đang vất vả thu hồi vốn đầu tư. Đây là bài học cần rút kinh nghiệm để điều chỉnh chính sách vĩ mô về tái định cư.
Hà Nội thu hồi hai dự án nhà ở

Hà Nội thu hồi hai dự án nhà ở

Bất động sản -  4 năm

Sở Kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội vừa ban hành quyết định chấm dứt hoạt động của dự án khu nhà ở để bán tại phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm và dự án ô đất D2-CT1 khu vực Bắc Cổ Nhuế - Chèm, quận Bắc Từ Liêm.

Đà Nẵng thu hồi giấy phép xây dựng 36 biệt thự triệu đô của Đất Xanh Miền Trung

Đà Nẵng thu hồi giấy phép xây dựng 36 biệt thự triệu đô của Đất Xanh Miền Trung

Bất động sản -  5 năm

Đất Xanh Miền Trung khẳng định việc bị thu hồi giấp phép xây dựng nằm trong quy trình hoàn thiện thủ tục để được công nhận là chủ đầu tư dự án của 36 căn biệt thự.

Khó thu hồi hơn 26.000 tỷ đồng ngân sách đã rót vào Thủ Thiêm

Khó thu hồi hơn 26.000 tỷ đồng ngân sách đã rót vào Thủ Thiêm

Tiêu điểm -  5 năm

Khoản tiền 26.000 tỷ đồng TP. HCM đã tạm ứng từ ngân sách cho khu đô thị Thủ Thiêm chủ yếu để chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng nên rất khó lấy lại.

Thu hồi sổ đỏ chung cư: Chính quyền, chủ đầu tư sai sao bắt người dân phải chịu?

Thu hồi sổ đỏ chung cư: Chính quyền, chủ đầu tư sai sao bắt người dân phải chịu?

Bất động sản -  5 năm

Trong trường hợp người mua nhà không biết dự án được xây dựng sai phép, pháp luật cần bảo vệ quyền lợi của họ thay vì bắt họ phải chịu những sai phạm của chủ đầu tư và các cơ quan quản lý nhà nước.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  6 giờ

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Nhịp cầu kinh doanh -  6 giờ

Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Nhịp cầu kinh doanh -  6 giờ

Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.

Kinh doanh 'đình trệ', Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Doanh nghiệp -  9 giờ

Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Tiêu điểm -  9 giờ

Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Diễn đàn quản trị -  10 giờ

Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?

Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?

Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?

Hồ sơ quản trị -  10 giờ

Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.