Logistics và nghịch lý chất lượng thấp, chi phí quá cao
Ngành logistics của Việt Nam có nhiều tiềm năng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn nhưng hơn 40 năm phát triển vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém và vướng mắc.
Sáng kiến Một vành đai một con đường được dự báo sẽ tạo ra dòng xoáy mới cho lĩnh vực vận tải và logistics.
Khu vực châu Á đang trải qua khoảng thời gian có hàng loạt vụ mua bán và sáp nhập (M&A) chưa từng thấy và các doanh nghiệp Trung Quốc đang nắm phần lớn trong các thỏa thuận đó.
Theo số liệu của Mergermarket, tổng giá trị M&A tại châu Á đạt 89,1 tỷ USD vào năm ngoái, mức cao nhất kể từ khi công ty nghiên cứu của London này bắt đầu thu thập dữ liệu năm 2001.
Số lượng giao dịch có giá trị từ 5 triệu USD trở lên đạt 431, tăng 54% so với năm 2016.
Những người tham gia đến từ Trung Quốc đang có xu hướng tiến tới khu vực Đông Nam Á nhờ vào kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng trong dự án Một vành đai, một con đường.
Tổng giá trị các thương vụ có sự tham gia của nhà đầu tư Trung Quốc chỉ sau một năm đã tăng gấp 4 lần, đạt 33,8 tỷ USD vào năm 2017, chiếm khoảng 60% của Đông Nam Á. Trong đó, gần 70% khoản đầu tư của Trung Quốc được rót vào lĩnh vực vận tải và logistics.
Tháng 7 năm ngoái, tập đoàn sở hữu 5 công ty của Trung Quốc, bao gồm cả đơn vị đầu tư của Ngân hàng Trung Quốc, đã thắng vụ thâu tóm công ty kho bãi tại Singapre. Với trị giá 11,9 tỷ USD, đây là một trong những thương vụ mua lại lớn nhất của Trung Quốc vào năm ngoái.
Tháng 10/2017, tập đoàn HNA Trung Quốc tiến hành mua hơn 90% cổ phần của nhà khai thác logistics CWT tại Singapore.
Các nhà đầu tư Trung Quốc đang hướng tới việc nắm giữ nền tảng logistics tại Đông Nam Á, khu vực sở hữu người dùng được dự báo sẽ chuyển sang mua sắm trực tuyến một cách nhanh chóng.
Phía chính phủ Trung Quốc nhắm tới mục tiêu ngăn chặn dòng vốn chảy ra nhưng hiện chưa có dấu hiệu cho thấy sự đổ xô đầu tư vào Đông Nam Á sẽ giảm đi.
Mặc dù vậy, dự án Một vành đai, một con đường của Trung Quốc cũng mang lại những rủi ro tiềm ẩn cho các nước tham gia, theo lời cảnh báo của bà Christine Lagarde, Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Trong bài phát biểu của mình tại Bắc Kinh hồi giữa tháng 4, bà Christine Lagarde đánh giá rằng sáng kiến của Trung Quốc có thể mang lại nguồn tài chính cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng tại các nước đi qua nhưng không thể coi đây là một “bữa trưa miễn phí”.
Theo bà, các dự án nằm trong khuôn khổ sáng kiến có khả năng làm gia tăng nợ công đáng kế và hạn chế khả năng chi tiêu của các nước đối tác. Hậu quả là tạo ra thêm thách thức cho cán cân thanh toán, theo Reuters.
Ngành logistics của Việt Nam có nhiều tiềm năng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn nhưng hơn 40 năm phát triển vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém và vướng mắc.
Hợp tác giữa Samsung và MP Logistics gần đây đang làm nóng thị trường logistics Việt Nam.
2020 bắt đầu không mấy suôn sẻ với nhà sản xuất máy bay Boeing khi thêm một vụ tai nạn máy bay nữa diễn ra.
Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.
Giá dầu thô tiếp tục tăng sau vụ không kích của Mỹ tiêu diệt tướng Iran. Đà tăng có thể kéo dài hay không phụ thuộc vào diễn biến của căng thẳng trong tương lai.
Căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran khiến giá dầu, giá vàng và các đồng tiền 'rung lắc'.
Giá vàng 2019 đã có mức tăng trưởng năm cao nhất trong khoảng một thập kỷ qua và xu hướng tăng được dự báo sẽ tiếp tục trong năm tới.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.