'Miếng bánh' cổ phần chi phối trong các doanh nghiệp nhà nước

Thu Phương Thứ ba, 29/05/2018 - 09:01

Theo nhiều đại biểu Quốc hội, việc Nhà nước vẫn nắm giữ tỷ lệ cổ phần cao tại các doanh nghiệp sau cổ phần hoá để chi phối hoạt động chính là một trong những nguyên nhân khó hấp dẫn nhà đầu tư chiến lược.

Không muốn rời xa doanh nghiệp "sân sau"?

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước vẫn đang là một trong những chủ trương lớn của Chính phủ được thực hiện mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, bên cạnh những thương vụ cổ phần hoá thành công, vẫn còn không ít tình trạng chậm trễ, trì hoãn triển khai quy định quan trọng này. 

Ngay cả với đối với các doanh nghiệp đã cổ phần hóa, việc Nhà nước vẫn nắm cổ phần chi phối hay việc chậm lên sàn chứng khoán theo quy định đang khiến dư luận lo ngại về việc cổ phần hóa "nửa vời"!

Về vấn đề này, tại phiên thảo luật Quốc hội sáng 28/5 về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, Đại biểu Quốc hội Trần Văn Minh (Quảng Ninh) cho rằng, công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong thời gian vừa qua vẫn còn tình trạng chậm thực hiện tách chức năng đại diện chủ sở hữu Nhà nước của các bộ.

Theo ông Minh, một thực tế hiện nay là tỷ lệ vốn nhà nước nắm giữ ở các công ty cổ phần còn cao, sự tham gia của các nhà đầu tư chiến lược còn rất hạn chế. 

Cụ thể, tuy tỷ lệ số doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa đạt cao nhưng theo số liệu bán cổ phần lần đầu của 426 doanh nghiệp, trong tổng số vốn điều lệ nhà nước vẫn tiếp tục nắm giữ đến 81,1%, có đến 70% doanh nghiệp nhà nước nắm giữ trên 90%.

Nhà nước có cần thiết phải nắm cổ phần chi phối khi cổ phần hóa?
Đại biểu Quốc hội Trần Văn Minh. Ảnh:QH

Ông Minh cho rằng, kết quả đó chưa đạt với yêu cầu của việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Bởi, khi tỷ lệ sở hữu của cổ đông tăng họ mới có nhiều động cơ cải thiện kết quả hoạt động của doanh nghiệp và cũng chỉ khi đó họ mới có thực quyền trong việc tham gia cải cách và đổi mới mô hình quản trị doanh nghiệp. 

Trong số chưa đầy 20% vốn điều lệ sau bán cổ phần lần đầu do các thành phần kinh tế ngoài nhà nước nắm giữ, các nhà đầu tư chiến lược cũng chỉ chiếm 7,3%.

Mặt khác, theo vị đại biểu này, việc tăng tỷ trọng tham gia của các nhà đầu tư chiến lược là cực kỳ quan trọng, bởi họ không phải chỉ mang lại nguồn tài chính mà thực sự họ mới là người đem lại cho doanh nghiệp về công nghệ và kỹ năng quản trị hiện đại về thị trường mới và mạng lưới phân phối mạnh. Qua đó, mới đóng góp tích cực được cho ngân sách nhà nước. 

Trong khi đó, thực tế thời gian vừa qua cho thấy phần lớn tỷ lệ bán cho các nhà đầu tư chiến lược được phê duyệt thường nhỏ, làm giảm sự quan tâm của các nhà đầu tư chiến lược. Tỷ lệ chào bán cho bên ngoài dưới mức chi phối cũng làm giảm sự thu hút với các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư muốn dành quyền chi phối doanh nghiệp sau có cổ phần hóa.

Do vậy, cần tiếp tục rà soát, tách bạch giữa những lĩnh vực mà Nhà nước cần nắm quyền chi phối với những lĩnh vực cần phải huy động vốn từ xã hội. Duy trì tỷ lệ sở hữu Nhà nước tại doanh nghiệp ở mức hợp lý nhằm thu hút nhà đầu tư tích cực tham gia vào quá trình cổ phần hóa. Bản thân doanh nghiệp nhà nước còn kém hấp dẫn do nhiều khó khăn nội tại, ông Minh cho hay. 

Bên cạnh đó, theo ông Minh, cần quy định tiêu chí rõ ràng, minh bạch trong lựa chọn nhà đầu tư chiến lược, bao gồm cả đối với nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Cần phải đảm bảo sự bình đẳng giữa nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và trong nước. Cho phép nhà đầu tư nước ngoài sở hữu tỷ lệ cổ phần giống như nhà đầu tư trong nước, cho phép họ sở hữu chi phối một số ngành, lĩnh vực không thiết yếu. 

Đồng thời, cần có các quy định về chế tài khi các nhà đầu tư này không thực hiện đúng cam kết, gây thiệt hại cho nhà nước, doanh nghiệp và người lao động và doanh nghiệp được cổ phần hóa.

Nhà nước có cần thiết phải nắm cổ phần chi phối khi cổ phần hóa? 1
Đại biểu Quốc hội Leo Thị Lịch. Ảnh: QH

Đồng quan điểm, đại biểu Leo Thị Lịch (Bắc Giang) cũng cho rằng, để khắc phục những yếu kém thời của quá trình cổ phần hoá trong gian qua vừa qua cần phải công khai, minh bạch mọi việc mua bán tài sản nhà nước. Cơ chế định giá tài sản cổ phần hóa doanh nghiệp cần được chấn chỉnh thực hiện triệt để. 

Bà Lịch cho rằng, thực tế vừa qua, vẫn còn không ít những biểu hiện lừng chừng không dứt điểm trong việc thoái vốn nhà nước ở những lĩnh vực như nhà nước không nhất thiết phải giữ cổ phần để chi phối hoạt động của doanh nghiệp ở đó. Đây là biểu hiện của lợi ích nhóm khi một số cơ quan quản lý Nhà nước vừa "đá bóng, vừa thổi còi".

Thực tế, những doanh nghiệp cổ phần hóa mà nhà nước giữ chi phối thì phương thức quản lý, huy động dù có thay đổi nhưng hiệu quả tăng lên cũng chưa nhiều, bản chất quản lý chưa đầy đủ, nhân sự, bộ máy vẫn do ông chủ một số cơ quan nhà nước nào đó quyết định.

Trong khi đó, những doanh nghiệp mà nhà nước không còn giữ vốn chi phối thì phần vốn nhà nước còn lại trong doanh nghiệp này thường bị một vài cổ đông lợi dụng để duy trì quyền lực lãnh đạo trong doanh nghiệp mà không phải bỏ vốn của cá nhân mình chi phối. Đây là vấn đề thực tiễn cần tiếp tục nghiên cứu để xác định rõ hơn cách thức quản lý, quản trị sao cho hiệu quả.

Do đó, bà Lịch cho rằng, cần rà soát tổng thể để xem xét lĩnh vực nào vẫn còn có vốn nhà nước tham gia vào doanh nghiệp để điều tiết, duy trì các yếu tố vận hành hiệu quả của nền kinh tế và thực thi hiệu quả, chủ trương thoái vốn doanh nghiệp nhà nước tại nơi nhà nước không cần chi phối nhưng phải tiếp tục hoàn thiện các cơ chế quy định đối với quản lý, quản trị của doanh nghiệp nhà nước trong thời gian tới. Có như vậy chủ trương tái cơ cấu doanh nghiệp của nhà nước mới thực sự đạt được hiệu quả như mong muốn.

Sự phình to của bộ máy quan liêu

Giải trình các ý kiến của đại hiểu Quốc hội về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho rằng, sự phình to của bộ máy và quan liêu hóa của hệ thống doanh nghiệp nhà nước đã dẫn đến quản trị của doanh nghiệp không đáp ứng được yêu cầu thực tiễn tiến triển rất nhanh của thị trường thế giới trong các bối cảnh của toàn cầu hóa và cũng như phát triển ở trong các lĩnh vực kinh tế ngành.

Theo ông Trần Tuấn Anh, cần đẩy nhanh hơn nữa tiến độ hoàn thiện về mặt thể chế và khuôn khổ pháp lý cho Ủy ban Quản lý vốn nhà nước. Tuy nhiên trong hoạt động điều hành của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước cũng cần phải quán triệt rõ những nguyên tắc chỉ đạo của Đảng, Nhà nước trong kinh tế nhà nước để đảm bảo vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước đồng thời thực hiện theo đúng nguyên tắc của thị trường.

Trong chính sách về cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước cần phải làm rõ những nguyên tắc cơ bản để đảm bảo khai thác được và quản lý vốn nhà nước có hiệu quả. 

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Lạc quan nhưng vẫn cần cẩn trọng

Trong một số dự án, cơ sở kinh tế và xã hội, khi thoái vốn chúng ta lưu ý đến việc làm sao để hiệu quả nhà nước được đảm bảo cao nhất trong phần thoái vốn này, và nhiều khi giữ lại phần vốn nếu quá cao cũng không đảm bảo được mục tiêu của thoái vốn nhà nước trong các doanh nghiệp đó, hướng tới, gắn với việc phát triển bền vững của doanh nghiệp và những lợi ích toàn diện của các doanh nghiệp đóng góp cho nền kinh tế và cho xã hội.

Mặt khác, nếu chúng ta tiếp tục duy trì vốn nhà nước ở mức tối thiểu thì hoàn toàn không có ý nghĩa và giá trị gì để đảm bảo lợi ích của nhà nước khi không còn giữ được vai trò chi phối và nhà đầu tư nước ngoài hoặc các nhà đầu tư mới nắm được cổ phần chi phối, lúc đó chúng ta với cổ tức là hiệu quả từ đó không đảm bảo và không hiệu quả. 

Trong thời gian tới, ngành công thương sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ để thực hiện những chỉ đạo của nhà nước đặc biệt là cả về mặt thể chế và pháp lý để chúng ta hoàn thiện cơ chế quản lý trong đó vai trò phân định rạch ròi, rõ ràng giữa quản lý của nhà nước với quản trị và chủ quản của các doanh nghiệp.

Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện các khuôn khổ thể chế và pháp lý để đảm bảo trong điều kiện mới, các chiến lược phát triển kinh tế của chúng ta vẫn đảm bảo được những yêu cầu của chủ trương phát triển toàn diện và bền vững của kinh tế trong nước, nhất là với vai trò của các doanh nghiệp nhà nước, Bộ trưởng Bộ Công thương nhấn mạnh.

Quản lý kiểu 'vừa đá bóng, vừa thổi còi' làm lãng phí vốn nhà nước

Quản lý kiểu 'vừa đá bóng, vừa thổi còi' làm lãng phí vốn nhà nước

Tiêu điểm -  6 năm
Quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước hiện nay đang tồn tại nhiều lỗ hổng gây thất thoát tài sản Nhà nước.
Quản lý kiểu 'vừa đá bóng, vừa thổi còi' làm lãng phí vốn nhà nước

Quản lý kiểu 'vừa đá bóng, vừa thổi còi' làm lãng phí vốn nhà nước

Tiêu điểm -  6 năm
Quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước hiện nay đang tồn tại nhiều lỗ hổng gây thất thoát tài sản Nhà nước.
Quỹ ngoại chịu lỗ sau khi mua cổ phần doanh nghiệp nhà nước

Quỹ ngoại chịu lỗ sau khi mua cổ phần doanh nghiệp nhà nước

Tài chính -  6 năm

Cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp nhà nước được đưa vào giao dịch trên thị trường chứng khoán đã giảm mạnh sau khi IPO thành công.

Sau đại án, PVN xin giữ lại 32% lãi dầu khí và 50% tiền từ cổ phần hóa

Sau đại án, PVN xin giữ lại 32% lãi dầu khí và 50% tiền từ cổ phần hóa

Tiêu điểm -  6 năm

Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam vừa có đề án tài cơ cấu toàn diện và xin Chính phủ nhiều cơ chế đặc thù.

Itochu chi 47 triệu USD mua 10% cổ phần Vinatex

Itochu chi 47 triệu USD mua 10% cổ phần Vinatex

Doanh nghiệp -  6 năm

Tập đoàn Nhật Bản hiện là cổ đông lớn thứ 2 tại Vinatex sau Bộ Công thương.

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Lạc quan nhưng vẫn cần cẩn trọng

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Lạc quan nhưng vẫn cần cẩn trọng

Tài chính -  6 năm

Chính phủ Việt Nam dường như đang quyết tâm hơn bao giờ hết trong thúc đẩy quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, nhằm cải cách hệ thống tài chính và nâng cao triển vọng đầu tư.

Aqua City của Novaland được gỡ vướng

Aqua City của Novaland được gỡ vướng

Bất động sản -  10 giờ

Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.

Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35

Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35

Diễn đàn quản trị -  12 giờ

Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.

Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam

Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?

Leader talk -  13 giờ

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.

VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ

VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.

WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi

WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.

Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập

Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập

Leader talk -  15 giờ

Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.