Leader talk

Nền kinh tế số Việt Nam đang đi thụt lùi?

Đặng Hoa Thứ tư, 25/10/2017 - 07:00

Nền kinh tế số hóa đang đặt ra cho Việt Nam nhiều thách thức, đặc biệt liên quan đến vấn đề việc làm và sự tồn vong của các doanh nghiệp nhỏ.

Kinh tế thế giới đang chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Nền kinh tế số hóa gắn liền với tự động hóa sẽ giúp các hoạt động trở nên minh bạch, tạo môi trường lành mạnh để các doanh nghiệp vươn mình. 

Tại Việt Nam, công nghệ đã đi sâu vào đời sống của mỗi người dân cũng như hỗ trợ tích cực cho sự phát triển của nền kinh tế, mọi thứ đã trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết chỉ với một cú nhấp chuột. Tuy nhiên, nền kinh tế số hóa cũng đặt ra cho Việt Nam nhiều thách thức, đặc biệt liên quan đến vấn đề việc làm cũng như sự tồn vong của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 

So với các nền kinh tế trên thế giới, ông Thân Trọng Phúc, Giám đốc điều hành Đầu tư công nghệ - Quỹ VinaCapital cho rằng, Việt Nam đang có nguy cơ đi thụt lùi.

Ông Thân Trọng Phúc, Giám đốc điều hành Đầu tư công nghệ - Quỹ VinaCapital

Thưa ông, kinh tế số hiện đang là xu hướng, tuy nhiên nền kinh tế số Việt Nam đang phát triển rất chậm so với các quốc gia khác, Việt Nam cần phải làm gì?

Ông Thân Trọng Phúc: “Vạn sự khởi đầu nan”, Việt Nam phải tiến từ từ, thà chậm còn hơn không, nhưng nếu muốn phát triển thì kinh tế số hóa là điều bắt buộc.

Bên cạnh đó Chính phủ cần phải tạo ra các chính sách để thúc đẩy nền kinh tế số. Hiện nay, các doanh nghiệp đang gặp phải một trở ngại là phải đóng quá nhiều lần thuế. Vì vậy, cần phải có một chính sách để có thể tự động hóa mọi việc, giúp giảm bớt các thủ tục rườm rà cho doanh nghiệp và để doanh nghiệp không phải đóng thuế 2 lần (đóng thuế cho cả trung ương và địa phương). 

Việc tự động hóa sẽ giúp mọi việc trở nên minh bạch, các doanh nghiệp sẽ sẵn sàng đóng thuế, lúc đó Chính phủ cũng sẽ thu được nhiều thuế hơn, tránh việc trốn thuế của các doanh nghiệp.

Nền kinh tế số hóa có tác động như thế nào đến các lĩnh vực sử dụng chân tay nhiều như nông nghiệp, thưa ông?

Ông Thân Trọng Phúc: Về lĩnh vực nông nghiệp, nếu nhìn ra bên ngoài có thể thấy hiệu suất nông nghiệp của Thái Lan vượt xa hiệu suất nông nghiệp của Việt Nam do các hoạt động sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam còn mang tính truyền thống và thủ công. 

Do đó, chúng ta cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để giúp nền nông nghiệp Việt Nam tăng hiệu suất để có thể bắt kịp với các quốc gia như Thái Lan.

Bên cạnh đó, hiện nay Việt Nam chủ yếu nhập phụ kiện, linh kiện điện thoại di động, ô tô để sản xuất, lắp ráp. Vì vậy, chúng ta cần hỗ trợ để tạo ra một nền công nghiệp phụ trợ trong nước. Vừa qua VinGroup đã đầu tư vào ngành ô tô để sản xuất ô tô VINFAST mang thương hiệu Việt Nam đầu tiên, hy vọng đây sẽ là 1 cú huých để tạo ra chuỗi cung ứng sản xuất các phụ tùng.

Hiện nay, các ngành công nghiệp Việt Nam chỉ chiếm 15% tỷ lệ nội địa hóa trong khi tại các nước khác là 30 - 60%. Việc ứng dụng công nghệ chắc chắn sẽ giúp rút ngắn được khoảng cách này, tạo ra được nhiều công ăn việc làm cho người lao động.

Đây có phải là một phần của nền kinh tế số hóa?

Ông Thân Trọng Phúc: Đây đúng là một phần của nền kinh tế số hóa. Vì kinh tế số hóa liên quan đến các giao dịch qua mạng; nhưng nếu sản phẩm mà không chất lượng thì giao dịch cũng như không. 

Do đó, cần phải ứng dụng công nghệ để tạo ra chất lượng của sản phẩm, qua đó thúc đẩy giao dịch.

Liệu công nghiệp số hóa có gây ra những hệ lụy, ví dụ như nạn thất nghiệp khi có tới khoảng trên 50% số lượng nhân công lao động sẽ bị cắt giảm, thưa ông?

Trong nền kinh tế số hóa, chúng ta sẽ có các nhà máy để tạo ra các sản phẩm phụ tùng, hỗ trợ sản phẩm đầu cuối. Trước mắt, ít nhất trong 5 năm tới Việt Nam chưa bị ảnh hưởng. Nhưng chúng ta cũng cần phải chuẩn bị thật kỹ càng.

Khi chuyển sang nền kinh tế số hóa, nguồn lao động hiện nay có đáp ứng đủ tiêu chuẩn?

Ông Thân Trọng Phúc: Cần phải đào tạo và đào tạo lại từ đầu. Trước hết cần phải đào tạo để con người hiểu rõ tự động hóa là gì nhằm cung cấp nguồn nhân lực cho quá trình chuyển tiếp sang nền kinh tế số hóa.

Trung Quốc cũng bắt đầu từ sản xuất các thiết bị phụ trợ cho các công ty nước ngoài. Đến một lúc nào đó khi các phụ tùng trong nước đều đã có sẵn thì các doanh nghiệp trong nước sẽ nghĩ xa hơn tới việc sản xuất điện thoại, TV, ô tô vì lúc đấy chúng ta không cần phải nhập các thiết bị phụ kiện từ nước ngoài nữa.

Quá trình này sẽ mất tới khoảng vài chục năm, đấy là khoảng thời gian mà bất kỳ nền kinh tế nào, chẳng hạn như Trung Quốc, khi chuyển sang số hóa vẫn phải trải qua.

Việt Nam hiện đang có lợi thế về phần mềm trong khi nhu cầu về lập trình đang gia tăng mạnh mẽ, đặc biệt là cho các công ty startup, các công ty nước ngoài đang gia công phần mềm tại Việt Nam và các doanh nghiệp trong nước như FPT, Viettel... Việt Nam nên tận dụng thế mạnh của mình để phát triển và giải quyết vấn đề việc làm.

Liệu Việt Nam có đủ mạnh để đi lên sản xuất các sản phẩm phần mềm thay vì chỉ sản xuất gia công trong khi Việt Nam xuất phát từ rất sớm nhưng mang lại kết quả không cao?

Ông Thân Trọng Phúc: Kết quả của Việt Nam trong lĩnh vực phần mềm không hề thấp. Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á và đứng thứ ba thế giới sau Trung Quốc và Ấn Độ về phần mềm.

Tuy nhiên trở ngại lớn nhất mà chúng ta đang gặp phải là không đủ người. Chúng ta cần tới hàng chục ngàn kỹ sư trong khi Việt Nam chỉ có trên dưới 10 trường đại học có thể đào tạo được kỹ sư phần mềm. 

Số lượng đại học có thể đào tạo ra kỹ sư tại Việt Nam rất ít, theo tôi, một phần là do những khó khăn trong việc xin giấy phép; nền giáo dục nên mở rộng cho các đào tạo tư nhân nếu đào tạo chính quy không đáp ứng đủ. Hiện nay, các công ty gia công phần mềm đang kéo người của nhau rất khốc liệt.

Ông có dự báo rằng trong 4 năm tới tại Việt Nam, số người sử dụng internet tăng 10%, số người sử dụng mạng xã hội tăng 25%, số người dùng smartphone tăng 5% và số người sử dụng internet trên smartphone tăng 21%. Theo ông đây liệu có phải là một thế mạnh?

Ông Thân Trọng Phúc: Việc gia tăng về số lượng người sử dụng smartphone và internet sẽ hỗ trợ rất nhiều cho nền kinh tế số hóa của Việt Nam. Nhưng chúng ta cần tạo ra nền kinh tế tự động hóa vì đây chỉ là các chỉ số về sự sẵn sàng của Việt Nam trong việc ứng dụng và phát triển công nghệ. 

Trên thực tế giao dịch sẽ dựa vào độ tự động hóa của xã hội, có nghĩa là các doanh nghiệp có thể giao dịch với nhau qua mạng, hiện mức độ tự động hóa ở Việt Nam đang rất thấp.

Vậy theo ông, Chính phủ có thể hoặc cần phải hỗ trợ gì để phát triển nền kinh tế số hóa?

Ông Thân Trọng Phúc: Ở nước ngoài, nhiều Chính phủ cũng đã tự động hóa, làm việc và giao dịch qua mạng với người dân nhưng Việt Nam thì chưa thể đạt đến mức đó.

Tôi cho rằng đến một lúc nào đó, cần có một chữ ký số chung cho các cấp chính quyền để đơn giản hóa quá trình xin giấy phép, giúp tạo điều kiện và cắt bớt thời gian xin giấy phép cho doanh nghiệp. Khẩn cấp giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ kết nối ứng dụng công nghệ.

Bên cạnh đó, Chính phủ cần có các chính sách để giúp các công ty trong nước chiếm lĩnh thị trường trong nước và vươn ra thị trường bên ngoài.

Xin cảm ơn ông!

Bất động sản Phú Quốc trở lại đường đua khi du lịch phục hồi

Bất động sản Phú Quốc trở lại đường đua khi du lịch phục hồi

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Với lượng khách năm 2024 dự kiến vượt mốc trước đại dịch Covid-19, du lịch Phú Quốc bứt phá ngoạn mục, tín hiệu cho thấy bất động sản Phú Quốc nóng trở lại.

Chủ tịch SSI: Chưa thấy ai ly hôn mà chia tài sản là Bitcoin

Chủ tịch SSI: Chưa thấy ai ly hôn mà chia tài sản là Bitcoin

Leader talk -  6 giờ

Nếu Việt Nam bỏ lỡ làn sóng tài sản số lần này, không biết tới bao giờ mới có được cơ hội thứ hai, theo Chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng.

Menas đưa nông sản Đà Lạt vào siêu thị Mena Gourmet Market

Menas đưa nông sản Đà Lạt vào siêu thị Mena Gourmet Market

Nhịp cầu kinh doanh -  7 giờ

Menas vừa ký kết hợp tác chiến lược với Ngọc Duy Group và Da Dream Farm nhằm đưa các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao từ Đà Lạt vào hệ thống phân phối của Mena Gourmet Market.

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành sân bay Long Thành trong năm 2025

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành sân bay Long Thành trong năm 2025

Tiêu điểm -  9 giờ

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu hoàn thành sân bay Long Thành vào cuối năm 2025 trong chuyến kiểm tra hiện trường lần thứ năm tại dự án trọng điểm quốc gia này.

Elcom chen chân vào Tây Hồ Tây giữa làn sóng nguồn cung tăng mạnh

Elcom chen chân vào Tây Hồ Tây giữa làn sóng nguồn cung tăng mạnh

Bất động sản -  9 giờ

Những năm tới sẽ cho thấy liệu thị trường có thể hấp thụ được nguồn cung mới hay không và Tây Hồ Tây có thực sự trở thành trung tâm kinh doanh hàng đầu như kỳ vọng.

Rủi ro tăng trưởng kinh tế 2025 từ nhiệm kỳ 'Trump 2.0'

Rủi ro tăng trưởng kinh tế 2025 từ nhiệm kỳ 'Trump 2.0'

Tiêu điểm -  9 giờ

Tăng trưởng kinh tế 2025 của Việt Nam được dự báo sẽ đối mặt với căng thẳng thương mại toàn cầu khi ông Donald Trump bắt đầu nhiệm kỳ chính thức.

Khai trương Trung tâm ngoại ngữ quốc tế Sao Mai tại TP.HCM

Khai trương Trung tâm ngoại ngữ quốc tế Sao Mai tại TP.HCM

Nhịp cầu kinh doanh -  9 giờ

Việc khai trương Trung tâm ngoại ngữ quốc tế Sao Mai tại TP.HCM đánh dấu sự mở rộng hoạt động mảng đào tạo, xuất khẩu lao động của Sao Mai Group.