Tiêu điểm
Tăng trưởng kinh tế phải vui với túi tiền của chính mình
Từ trước đến nay, khi đề cập đến vấn đề tăng trưởng, Việt Nam vẫn thường vui mừng với túi tiền của người khác, hy vọng năm 2018 là năm bước ngoặt để bắt đầu có thể vui với túi tiền của chính mình.
Năm 2017, đạt và vượt toàn bộ 13 chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, nổi bật hơn cả là tăng trưởng GDPcòn vượt chỉ tiêu kế hoạch (6,81% so với 6,7% mục tiêu); là mức cao nhất trong 7 năm qua.
Nền kinh tế cũng chứng kiến hàng loạt con số kỷ lục trong nhiều lĩnh vực: Tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 21,2% trong khi tăng trưởng về kim ngạch nhập khẩu là 20,8%.
Từ đó dẫn đến thặng dư thương mại vượt mốc 400 tỷ USD; vốn FDI thực hiện 11 tháng đã đạt tới 16 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay; có trên 120.000 doanh nghiệp thành lập mới sau khi bị chững lại ở quý I (tăng 5,15%); từ quý II lấy lại đà tăng trưởng 6,3%; quý III tăng 7,5% và đại nhảy vọt ở quý IV tăng 7,7%.
Điều này cho thấy năm 2017 là một năm thuận lợi và phần nào Chính phủ kiến tạo đã phát huy tác dụng. Trong những tháng cuối năm 2017 vấn đề chống tham nhũng đã không chỉ còn là khẩu hiệu mà được Đảng và Nhà nước thực hiện quyết liệt.
Về phía cung năm 2017 ấn tượng nhất là sản xuất của ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng trưởng đến 14,5% theo giá so sánh, điều này có được thực ra do xuất khẩu của khu vực FDI khiến tăng trưởng về xuất khẩu danh nghĩa năm 2017 trên 21% .
Về phía cầu tiêu dùng cuối cùng đóng góp vào GDP trên 72%. Năm 2017, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,35% so với năm 2016, đóng góp 5,52 điểm phần trăm (trong đó tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình đóng góp 5,04 điểm phần trăm); tích lũy tài sản tăng 9,8%, đóng góp 3,30 điểm phần trăm.
Kinh tế Việt Nam đang có độ mở rất lớn và nếu tình hình thế giới trong năm 2018 ổn định, Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng trên 6,5% là bình thường.
Tuy nhiên vấn đề của nền kinh tế hiện nay và sắp tới là cần linh hoạt trong chính sách tiền tệ, không nên nới lỏng quá mức và dần thắt chặt cho vay tiêu dùng.
Hiện cho vay tiêu dùng chiếm gần 30% tín dụng, điều này có thể dẫn đến rủi ro về nợ xấu, lạm phát quay lại và làm nguồn lực của kinh tế trong nước giảm sút. Ngoài ra huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 14,5% (cùng kỳ năm 2016 tăng 16,88%); tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 17%.
Hiện tại sự chênh lệch giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng huy động vốn không làm thanh khoản của hệ thống ngân hàng mất ổn định, nhưng nếu tăng trưởng tín dụng quá mức như đề nghị của một số chuyên gia có thể dẫn đến nhiều tiềm ẩn rủi ro về vĩ mô.
Theo tính toán từ bảng cân đối liên ngành của Việt Nam cho thấy nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo khi tăng một đơn vị sử dụng cuối lan tỏa rất thấp đến thu nhập và lan tỏa mạnh đến nhập khẩu. Nhóm ngành này do được nhiều kỳ vọng nên tỷ lệ đầu tư của nhóm ngành này luôn rất cao và ngày càng tăng.
Năm 2005 tỷ lệ đầu tư của nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo trên tổng mức đầu tư vào khoảng 43%, đến năm 2016 tỷ lệ này lên gần 50%. Nhưng một điều trớ trêu là tỷ lệ giá trị tăng thêm so với giá trị sản xuất của nhóm ngành này lại giảm rất nhanh: tỷ lệ chi phí trung gian so với giá trị sản xuất của nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo theo cấu trúc của bảng I/O năm 2007 của Tổng cục Thống kê là 34,1%; đến những năm gần đây tỷ lệ này chỉ còn 21%.
Điều này có nghĩa khu vực này hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng kém hiệu quả, hoặc ngày càng mang nặng tính gia công, kéo theo lượng đầu tư ngày càng phải tăng lên để bù đắp vào sự kém hiệu quả đó.
Ngoài ra nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo không những lan tỏa đến giá trị gia tăng thấp, lan tỏa mạnh đến nhập khẩu mà còn phát thải lượng khí nhà kính ra môi trường ở mức độ cao nhất. Ngành phát thải ra hiệu ứng nhà kính cao nhất là nhóm ngành sản xuất các sản phẩm khoáng phi kim loại cao hơn mức bình quân chung 3,3 lần.
Một điều chú ý rằng hầu như ai cũng nghĩ ngành vận tải thải ra hiệu ứng nhà kính lớn nhưng thực chất lại không phải như vậy. Người ta thường vui mừng với thành tích xuất khẩu nhưng tính toán từ bảng cân đối liên ngành cho thấy chính sản xuất hàng xuất khẩu lan tỏa đến hiệu ứng nhà kính cao nhất (51%) trong tổng lượng khí nhà kính nền kinh tế tạo ra.
Trong báo cáo của Bộ Tài nguyên và môi trường ước tính đến năm 2010 lượng phát thải GHG là khoảng 247 triệu tấn; nhưng tính toán của nhóm nghiên cứu cho thấy lượng GHG đến năm 2012 là 300 triệu tấn và đến năm 2016 là 423 triệu tấn.
áo cáo của Bộ Tài nguyên và môi trường dự báo đến năm 2020 lượng khí nhà kính là 466 triệu tấn, nhưng năm 2016 lượng khí thải nhà kính đã là 423 triệu tấn. Tăng trưởng về khí nhà kính bình quân từ năm 2010 – 2016 khoảng 8%, tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong giai đoạn này (khoảng 6,1%).
Điều này trái ngược với chính sách ưu tiên xuất khẩu hàng hóa cả về chính sách thuế và chính sách tín dụng. Dường như nguồn lực về vốn và nguồn lực về chính sách một lần nữa cho thấy đã đổ nhầm chỗ.
Một điều cần lưu ý nữa là Việt Nam cần xử lý hài hòa giữa tăng trưởng trong ngắn hạn (GDP) và nguồn lực trong dài hạn (saving) thông qua đẩy mạnh quá trình tái cấu trúc thể chế.
Việc cân bằng được các nhân tố của thu nhập, giữa thu nhập của người lao động và thặng dư thông qua năng suất lao động là niềm hy vọng trong năm 2018, điều này thậm chí còn quan trọng hơn tăng trưởng GDP. Giải quyết vấn đề này là giải quyết không chỉ về mặt kinh tế mà còn là vấn đề của xã hội, sự mâu thuẫn lợi ích giữa người lao động và cộng đồng doanh nghiệp.
Từ trước đến nay, đề cập đến vấn đề tăng trưởng, Việt Nam vẫn thường vui mừng với túi tiền của người khác (FDI), hy vọng năm 2018 là năm bước ngoặt để bắt đầu có thể vui với túi tiền của chính mình!
TS. Trần Đình Thiên lý giải "những bất thường" về tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2018: Chờ điều kỳ diệu
Kinh tế Việt Nam sắp khép lại một năm 2017 với nhiều kỷ lục được ghi nhận. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia kinh tế, tăng trưởng kinh tế trong năm 2018 vẫn là một bài toán không dễ.
Động lực tăng trưởng kinh tế: Dầu thô thất thế, du lịch lên ngôi
Trong bối cảnh sản xuất dầu thô sụt giảm, ngành du lịch đang nổi lên như một động lực tăng trưởng mới của kinh tế Việt Nam thời gian gần đây.
Tăng trưởng kinh tế toàn cầu được thể hiện qua nhu cầu kim loại như thế nào?
Tăng trưởng toàn cầu khởi sắc chỉ có thể có lợi cho giá kim loại.
Chậm giải ngân vốn đầu tư công đang làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế
Chậm giải ngân vốn đầu tư công được xem như một điểm nghẽn đối với tăng trưởng kinh tế năm 2017 nếu không có giải pháp kịp thời.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?
Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?
Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.