Định mức tái chế (Fs) được quy định cho một số loại bao bì, sản phẩm còn cao hơn mức trung bình ở 14 quốc gia Tây Âu là điều khiến cộng đồng doanh nghiệp cảm thấy bất cập.
Nhà máy chế biến thực phẩm công nghệ cao của Tập đoàn TH tại Bắc Ninh. Ảnh: Hoàng Anh
Theo văn bản gửi tới 9 bộ trưởng cùng Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam mới đây, 14 hiệp hội doanh nghiệp cho rằng, định mức chi phí tái chế (Fs) trong dự thảo trình Thủ tướng Chính phủ ngày 27/7 vừa qua, dù có điều chỉnh so với các dự thảo trước nhưng vẫn ở mức rất cao.
Trong đó, Fs là định mức chi phí để tái chế một khối lượng sản phẩm nhất định, bao gồm cả chi phí phân loại, thu gom, vận chuyển, tái chế. Fs được sử dụng để xác định mức phí đóng góp của doanh nghiệp vào Quỹ Bảo vệ môi trường theo quy định của công cụ trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR), dự kiến được áp dụng kể từ năm 2024.
Nhóm các hiệp hội đại diện cho các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều ngành nghề như chế biến lương thực - thực phẩm, chế biến và xuất khẩu thuỷ sản, sản xuất ô tô - xe máy ... cho biết, định mức tái chế một số sản phẩm, bao bì còn cao hơn cả trung bình chung của các nước Tây Âu, vốn là những quốc gia phát triển và có chi phí đắt đỏ.
Đơn cử, Fs cho bao bì nhôm cao gấp 1,26 lần so với Tây Âu, Fs của thủy tinh cao gấp hơn 2 lần.
Nguyên nhân được cộng đồng doanh nghiệp chỉ ra là do ban soạn thảo thông tư quy định về Fs “chưa áp dụng kinh tế tuần hoàn” do chưa trừ đi giá trị thu hồi được. Ví dụ, việc tái chế một số loại vật liệu như kim loại, bìa giấy carton… đang có lãi khá lớn nên không cần thiết phải tính toán chi phí tái chế nhằm hỗ trợ cho nhà tái chế.
Nếu áp dụng cách tính hiện tại, chỉ tính riêng 3 loại bao bì là giấy, nhựa và kim loại, tổng chi phí tái chế mà các doanh nghiệp phải đóng ước tính lên đến hơn 6 nghìn tỷ đồng mỗi năm.
Đây là khoản phí rất lớn, đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế đang rất khó khăn, nhiều doanh nghiệp phải sống lay lắt, hoạt động cầm chừng như hiện nay.
Vì vậy, 14 hiệp hội kiến nghị áp dụng cách tính toán Fs như phương pháp so sánh thị trường của Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam). Với cách tính này, tổng chi phí tái chế cho giấy, nhựa và kim loại chỉ bằng một nửa so với cách tính của ban soạn thảo.
EPR là một công cụ mới được đưa ra tại Luật Bảo vệ môi trường 2020 nhằm mục đích tăng cường trách nhiệm của doanh nghiệp, hướng đến kéo dài vòng đời sản phẩm, vật liệu, tăng vòng quay vật liệu và thiết lập mô hình kinh tế tuần hoàn cho Việt Nam.
Công cụ này phát huy rất hiệu quả ở nhiều quốc gia trên thế giới, tuy nhiên thường được áp dụng ở các nước phát triển, hầu như chưa có quốc gia đang phát triển nào triển khai. Do đó, công đoạn thiết lập cơ chế thực hiện hiệu quả EPR tốn rất nhiều thời gian và công sức.
Trước đó, cộng đồng doanh nghiệp cũng đã nhiều lần gửi đơn kiến nghị tới các cấp lãnh đạo về một số quy định liên quan tới thực thi EPR. Ông Phan Tuấn Hùng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và môi trường, cho biết cơ quan này sẵn sàng lắng nghe, tiếp thu ý kiến đóng góp của doanh nghiệp để xây dựng các quy định vận hành EPR một cách hiệu quả nhất.
Trách nhiệm quản lý chất thải dệt may đối với nhà sản xuất, nhà nhập khẩu EU có thể khiến kim ngạch xuất khẩu dệt may sang thị trường này suy giảm. Tuy nhiên, nhiều cơ hội mở ra, đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam chuẩn bị đủ năng lực để chớp lấy.
Các doanh nghiệp tái chế cần liên kết lại với nhau, nâng cao năng lực, đáp ứng tiêu chí về chất lượng cũng như tuân thủ pháp luật về môi trường để có thể nhận được dòng vốn từ cơ chế EPR.
Hội đồng EPR quốc gia được thành lập với nhiệm vụ tư vấn, giúp đỡ Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường thực hiện cơ chế trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất – EPR.
Theo đại diện Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam), những người đồng nát, ve chai, tái chế tự phát là “tài sản quý của Việt Nam”. Nhóm phi chính thức này nếu nhận được hỗ trợ từ chính sách sẽ tạo ra động lực thúc đẩy cho kinh tế tuần hoàn.
"Chiến binh xanh" là những người đồng nát, ve chai sẵn sàng chung tay cùng VietCycle xây dựng ngành công nghiệp tái chế đạt chuẩn, vì môi trường xanh sạch đẹp.
Với việc hai đơn vị sản xuất chủ lực vừa được cấp chứng nhận trung hòa carbon, Tập đoàn TH một lần nữa tái khẳng định phát triển bền vững là cam kết mà tập đoàn kiên tâm theo đuổi trong suốt hành trình, coi đó là con đường tất yếu để doanh nghiệp tồn tại, phát triển và cống hiến cho xã hội.
Nâng cấp cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa công nghệ và kết nối đường sắt tới các cảng biển, cửa khẩu, khu công nghiệp chính là câu trả lời cho doanh nghiệp đường sắt.
Khi ngay cả những doanh nghiệp lớn còn vấp váp trên hành trình xanh, con đường vào thị trường carbon với khối doanh nghiệp vừa và nhỏ lại càng thêm gập ghềnh.
Chuyển đổi số quản trị, hợp tác vận tải liên doanh và đầu tư trung tâm logistics vệ tinh kết nối nhanh đô thị chính là chìa khóa gỡ nút thắt hạ tầng logistics
Tài chính xanh được coi là “nguồn nước” nuôi dưỡng hành trình chuyển đổi, song một số nước đang phát triển như Việt Nam vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận dòng vốn này.
Công an tỉnh Phú Thọ vừa bắt giữ hai cán bộ, lãnh đạo thuộc Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn khu vực II tại TP.HCM vì cấp giấy hợp quy khống cho công trình, gây nguy hiểm đến tính mạng người dân.
Mùa hè 2025 tại Hà Nam hứa hẹn sẽ “nóng” hơn bao giờ hết với sự kiện mở cửa đón khách đúng vào dịp lễ 30/4 và khai trương chính thức vào ngày 10/5 của Công viên nước Sun World Hà Nam.