Quốc tế
Boeing ‘ngồi trên đống lửa’ sau hai vụ tai nạn máy bay
Hai vụ rơi máy bay liên tiếp trong thời gian ngắn không chỉ làm giảm danh tiếng mà còn khiến Boeing thiệt hại về kinh doanh.

Nguồn thạo tin từ Wall Street Journal cho biết, Bộ Giao thông Mỹ đang tiến hành điều tra Cục Hàng không Liên bang (FAA) liên quan đến chứng nhận lưu hành dòng máy bay 737 MAX của Boeing.
Cuộc điều tra này đã được khởi động sau khi chiếc Boeing 737 MAX 8 vận hành bởi hãng hàng không Lion Air gặp tai nạn hồi tháng 10 năm ngoái khiến 189 thiệt mạng. Chưa đầy nửa năm sau, chiếc Boeing 737 MAX 8 thứ hai gặp tai nạn không lâu sau khi cất cánh, khiến toàn bộ 157 người trên chuyến bay thiệt mạng.
Bộ trưởng Giao thông Ethiopia Dagmawit Moges mới đây nhận định rằng, hai vụ tai nạn của Boeing cho thấy sự tương đồng rõ ràng và dự kiến Chính phủ nước này sẽ công bố chi tiết các phát hiện trong một tháng tới, AP đưa tin.
FAA trước đó cũng cho biết dữ liệu từ vệ tinh cho thấy sự chuyển động rất giống nhau giữa chuyến bay 302 của Ethiopian Airlines và chuyến bay 610 của Lion Air trước khi bị rơi.
Theo đó, cả hai máy bay này sụt độ cao nhanh chóng, cho thấy sự mất điều khiển của phi công chỉ vài phút sau khi rời khỏi đường băng, cả hai đều tìm cách quay đầu lại nhưng không kịp.
Chỉ trong thời gian ngắn, hai chiếc máy bay thuộc dòng bán chạy nhất của Boeing gặp nạn đặt ra câu hỏi lớn về thương hiệu của nhà sản xuất này cũng như dẫn tới nghi ngờ lỗi cảm ứng và phần mềm đã góp phần vào nguyên nhân gây tai nạn.
Tính đến nay, đã có khoảng 50 quốc gia và vùng lãnh thổ tạm dừng vận hành Boeing 737 MAX, cho thấy phản ứng mạnh mẽ đối với nhà sản xuất phi cơ này, bao gồm những thị trường chủ đạo như Trung Quốc, châu Âu.
Không chỉ vậy, Boeing còn đối mặt với việc bị đòi bồi thường từ hãng hàng không giá rẻ của Na Uy Norwegian Air.
CNN cho biết, Norwegian Air sẽ gửi yêu cầu tới nhà sản xuất phi cơ của Mỹ nhằm đòi bồi thường do phải ngừng vận hành toàn bộ máy bay Boeing 737 MAX. Hãng hàng không này hiện đang sở hữu 18 máy bay 737 Max 8, chủ yếu khai thác các đường bay xuyên Đại Tây Dương, giữa châu Âu và Bờ Đông nước Mỹ và đã đặt hơn 100 chiếc thuộc dòng này.
Rất nhiều hãng hàng không khác đã tuyên bố sẽ không vận hành 737 MAX cho đến khi có kết luận rõ ràng cũng như xem xét lại việc đặt hàng dòng máy bay bán chạy nhất của Boeing.
Theo CNBC, hãng hàng không Garuda (Indonesia) dự kiến giảm đơn đặt hàng 737 Max, từ mức 49 chiếc chỉ còn 20 chiếc sau vụ tai nạn rơi máy bay của Lion Air. Sau vụ tai nạn thứ hai, hãng này cho biết sẽ còn giảm hơn nữa số lượng định mua.
Kenya Airways cho biết đang xem xét lại việc mua 737 Max và có khả năng chuyển sang mua dòng A320 của Airbus. Hãng Utair Aviation (Nga) tìm kiếm sự đảm bảo trước khi nhận 30 chiếc 737 Max đầu tiên từ Boeing trong khi Lion Air xem xét hủy đơn hàng.
Phản ứng mạnh mẽ và đồng loạt đang kéo sải cánh của Boeing nặng hơn, khiến hãng này buộc phải tạm dừng giao hàng.
CNN dẫn ước tính của hai công ty nghiên cứu của phố Wall cho biết việc 737 MAX bị tạm dừng bay có thể khiến Boeing thiệt hại 1 – 5 tỷ USD, dựa trên thời gian đình bay 3 tháng.
Cú vấp của Boeing có thể xem là cơ hội cho các đối thủ khác như Airbus hay Tập đoàn Máy bay thương mại Trung Quốc (COMAC).
CNBC cho biết Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong chuyến thăm sắp tới đến Bắc Kinh sẽ cùng trao đổi với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về một đơn hàng lớn mua máy bay Airbus.
Bên cạnh đó, ông Macron và Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed cũng đang bàn bạc về hợp đồng mới cung cấp máy bay Airbus cho Ethiopian Airlines.
Việc Trung Quốc trở thành quốc gia đầu tiên cấm bay với dòng Boeing chỉ một ngày sau tai nạn rơi máy bay không chỉ gửi đi thông điệp với FAA mà còn cho thấy nỗ lực thúc đẩy công nghiệp hàng không nội địa.
COMAC đang phát triển mẫu máy bay thân hẹp C919 với sức chứa khoảng 170 hành khách, định vị mẫu này là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Boeing 737 Max 8 và Airbus A320 neo.
COMAC bắt đầu các chuyến bay thử nghiệm C919 khoảng hai năm trước và doanh nghiệp Trung Quốc cho biết, đã nhận 815 đơn đặt hàng từ 28 hãng bay, trong đó có cả GE Capital Aviation Services.
Tuy vậy, tham vọng của Trung Quốc chưa dừng lại khi COMAC hợp tác cùng United Aircraft nhằm phát triển mẫu máy bay thân rộng CR929 có khả năng bay các chặng dài.
COMAC cũng xây dựng trung tâm đào tạo nhân viên, trong đó có kỹ sư, tiếp viên để phục vụ cho C919 và CR929.
Boeing bị quay lưng đồng loạt sau tai nạn rơi máy bay
Airbus có khả năng 'cất cánh' khỏi Anh hậu Brexit
Gã khổng lồ hàng không Airbus đưa ra cảnh báo về khả năng rút khỏi Anh hậu Brexit nếu quốc gia này ra đi với 'tay trắng'.
Boeing vs Airbus: Cuộc chiến của những kẻ làm chủ bầu trời
Cuộc chiến giữa hai nhà sản xuất máy bay lớn nhất thế giới đang nóng hơn bao giờ hết với các giao dịch giá trị 77 tỷ USD.
Vận hạn của Boeing kéo dài sau vụ rơi máy bay tại Iran
2020 bắt đầu không mấy suôn sẻ với nhà sản xuất máy bay Boeing khi thêm một vụ tai nạn máy bay nữa diễn ra.
Năm ‘vỡ mộng’ của những ‘kỳ lân’ khởi nghiệp
Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.
Giá dầu tiếp tục tăng, chờ diễn biến mới từ căng thẳng Mỹ - Iran
Giá dầu thô tiếp tục tăng sau vụ không kích của Mỹ tiêu diệt tướng Iran. Đà tăng có thể kéo dài hay không phụ thuộc vào diễn biến của căng thẳng trong tương lai.
Giá dầu, giá vàng tăng mạnh sau vụ Mỹ tiêu diệt tướng Iran
Căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran khiến giá dầu, giá vàng và các đồng tiền 'rung lắc'.
Giá vàng liệu có tiếp tục tăng trong năm 2020?
Giá vàng 2019 đã có mức tăng trưởng năm cao nhất trong khoảng một thập kỷ qua và xu hướng tăng được dự báo sẽ tiếp tục trong năm tới.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.