Cần sớm nâng mức giảm trừ gia cảnh

Nhật Hạ Thứ năm, 30/05/2024 - 11:04

Quốc hội cần xem xét, sửa đổi sớm mức giảm trừ gia cảnh mà không nên chờ đến 2026 mới thông qua như dự kiến, bởi mức 4,4 triệu đồng không còn phù hợp với mức sống thực tế, đại biểu quốc hội đề xuất.

Tại phiên thảo luận về kinh tế xã hội của Quốc hội ngày 29/5, đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Đoàn tỉnh Bắc Kạn), Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cho rằng, mức giảm trừ gia cảnh hiện nay chưa phản ánh đúng với thực tế cuộc sống.

Theo quy định hiện hành, mức giảm trừ gia cảnh đối với người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng và đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

Theo bà Thủy, mức giảm trừ này quá lạc hậu, nhất là với người phụ thuộc ở các thành phố lớn.

Mức này đã được duy trì từ năm 2020. Trong khi 5 năm qua, hàng hóa, dịch vụ thiết yếu đều tăng và nhiều loại đã tăng nhanh hơn thu nhập.

Đơn cử như giáo dục tăng 17%, lương thực tăng 27%, giá xăng tăng 105% so với 2020, theo số liệu của Tổng cục thống kê.

"Nhiều cử chi chia sẻ nếu như gia đình có con nhỏ phải thuê người trông, riêng khoản tiền này không dưới 5 triệu đồng một tháng, chưa kể các khoản chi phí cho trẻ. Gia đình có con đi học thì tiền học hiện nay cũng chiếm phần lớn chi tiêu gia đình; có cha mẹ già là người phụ thuộc thì không chỉ tiền ăn uống sinh hoạt, mà còn các chi phí y tế thuốc men…".

Do đó, mức giảm trừ gia cảnh hiện nay chưa phản ánh đúng mức chi tiêu cơ bản của gia đình và cá nhân, mức sống thực tế.

Bà Thủy đề xuất Quốc hội cần xem xét, sửa đổi sớm mà không nên chờ đến 2026 mới thông qua như dự kiến.

Bởi nếu phải chờ thêm hai năm sau mới sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân, dẫn tới tình trạng: rất nhiều người dân phải thắt lưng buộc bụng nhưng vẫn thuộc diện phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Đề xuất nâng sớm mức giảm trừ gia cảnh do mức sống tăng nhanh, không chờ đến 2026
Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Đoàn tỉnh Bắc Kạn), Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp. Ảnh: Trang tin Quốc hội

Bà Thủy cũng phân tích về sự bất hợp lý trong rổ hàng hóa CPI. Theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân, khi Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động trên 20%, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh.

Tại buổi họp báo thường kỳ, Bộ Tài chính cho biết, chưa điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh, bởi biến động CPI chưa đến 20%.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia và cử tri cho rằng, Luật Thuế thu nhập cá nhân và các quy định hiện hành lấy tiêu chí biến động CPI trên 20%, tức là phải dựa trên rổ hàng hóa gồm 752 mặt hàng là bất hợp lý.

Trong khi đó, các mặt hàng thiết yếu ảnh hưởng trực tiếp đến chi tiêu của người dân chỉ có khoảng trên 20 mặt hàng, trong khi phải chờ tính mức trung bình của 752 mặt hàng sẽ rất lâu, thậm chí 6 đến 7 năm.

Như vậy sẽ không phản ánh kịp thời những biến động trong chi tiêu của người dân và các hộ gia đình.

Theo Bà Thủy, quy định mức giảm trừ gia cảnh hiện nay cũng chưa phù hợp với điều kiện của một quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp như ở nước ta. Phần lớn thu nhập của người dân sẽ dành cho hàng hóa dịch vụ thiết yếu (70%).

Theo khảo sát của các chuyên gia của trường Đại học Kinh tế quốc dân cho thấy, đối với những quốc gia người dân có thu nhập cao, chi cho hàng hóa dịch vụ thiết yếu chỉ chiếm 30-40%.

Do đó, quy định về mức giảm trừ gia cảnh hiện nay sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân.

Hơn nữa, lương tăng nhưng mức giảm trừ gia cảnh không được điều chỉnh kịp thời, dự kiến từ ngày 1/7/2024 sẽ thực hiện chính sách cải cách tiền lương, sẽ gây âu lo cho người lao động, bởi lương tăng, thu nhập tính thuế sẽ tăng.

Vì vậy, việc không điều chỉnh kịp thời sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến ý nghĩa của chính sách cải cách tiền lương.

Từ những vấn đề nêu trên, Bà Thủy kiến nghị Chính phủ sớm trình sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân vào cuối tháng 10/2024 và trình Quốc hội thông qua vào tháng 5/2025, đúng như chỉ đạo của Chính phủ với phương châm “năm quyết tâm, năm đẩy mạnh và năm bảo đảm”.

Giá xăng dầu giảm mạnh giữ lạm phát tháng 5 ở mức thấp

Giá xăng dầu giảm mạnh giữ lạm phát tháng 5 ở mức thấp

Tiêu điểm -  3 tháng
Giá xăng giảm hơn 2.000 đồng mỗi lít trong tháng đã giúp CPI tháng 5 chỉ tăng nhẹ 0,05% khi giá thịt lợn và giá điện sinh hoạt tăng cao.
Giá xăng dầu giảm mạnh giữ lạm phát tháng 5 ở mức thấp

Giá xăng dầu giảm mạnh giữ lạm phát tháng 5 ở mức thấp

Tiêu điểm -  3 tháng
Giá xăng giảm hơn 2.000 đồng mỗi lít trong tháng đã giúp CPI tháng 5 chỉ tăng nhẹ 0,05% khi giá thịt lợn và giá điện sinh hoạt tăng cao.
Giá xăng dầu giảm mạnh giữ lạm phát tháng 5 ở mức thấp

Giá xăng dầu giảm mạnh giữ lạm phát tháng 5 ở mức thấp

Tiêu điểm -  3 tháng

Giá xăng giảm hơn 2.000 đồng mỗi lít trong tháng đã giúp CPI tháng 5 chỉ tăng nhẹ 0,05% khi giá thịt lợn và giá điện sinh hoạt tăng cao.

Giá xăng tăng trở lại từ chiều ngày 23/5

Giá xăng tăng trở lại từ chiều ngày 23/5

Tiêu điểm -  3 tháng

Sau khi giảm bốn kỳ liên tiếp, giá xăng chiều nay tăng nhẹ trở lại gần 200 đồng mỗi lít.

Kiến nghị bỏ quỹ bình ổn giá xăng dầu

Kiến nghị bỏ quỹ bình ổn giá xăng dầu

Tiêu điểm -  3 tháng

Nhiều ý kiến đề xuất cần xóa bỏ quỹ bình ổn giá xăng dầu để thị trường trong nước vận hành theo cơ chế thị trường và tiệm cận dần với giá xăng dầu thế giới.

Giá xăng giảm tiếp 500 đồng/lít

Giá xăng giảm tiếp 500 đồng/lít

Tiêu điểm -  3 tháng

Giá xăng đã hạ từ hơn 25.200 đồng vào giữa tháng 4 xuống còn hơn 23.100 đồng mỗi lít.

Đề xuất tăng giảm trừ gia cảnh lên mức 11 triệu đồng/ tháng

Đề xuất tăng giảm trừ gia cảnh lên mức 11 triệu đồng/ tháng

Tiêu điểm -  4 năm

Giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế thu nhập cá nhân được đề xuất tăng từ 9 triệu đồng/tháng lên 11 triệu đồng/tháng; người phụ thuộc từ 3,6 triệu đồng/tháng lên 4,4 triệu đồng/tháng.

Tín dụng cả năm có thể đạt mục tiêu 15%

Tín dụng cả năm có thể đạt mục tiêu 15%

Tài chính -  8 giờ

Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, tốc độ tăng trưởng tín dụng trên tất cả các mặt rất tích cực, nhiều khả năng sẽ đạt được mục tiêu 15% cho cả năm.

Xe máy điện Dat Bike nhận khoản vay 4 triệu USD

Xe máy điện Dat Bike nhận khoản vay 4 triệu USD

Doanh nghiệp -  8 giờ

Dat Bike đã huy động được hơn 25 triệu USD với tham vọng dẫn đầu hành trình "xanh hóa" thị trường xe máy điện có giá trị 25 tỷ USD.

Lợi nhuận Vietjet tăng đột biến nửa đầu năm 2024

Lợi nhuận Vietjet tăng đột biến nửa đầu năm 2024

Doanh nghiệp -  8 giờ

Vietjet công bố báo cáo kiểm toán sáu tháng đầu năm 2024 với doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm 2023.

Ông Phạm Ánh Dương kết thúc hành trình tại An Phát Holdings

Ông Phạm Ánh Dương kết thúc hành trình tại An Phát Holdings

Hồ sơ quản trị -  8 giờ

Từ một công ty mới thành lập chỉ với số vốn 15 tỷ đồng, An Phát Holdings đã “lớn nhanh như thổi” và trở thành doanh nghiệp hàng đầu ngành nhựa với mức vốn hóa lớn nhất sàn chứng khoán sau khi niêm yết.

Kinh tế lấy lại đà tăng trưởng như trước dịch Covid-19

Kinh tế lấy lại đà tăng trưởng như trước dịch Covid-19

Tiêu điểm -  8 giờ

Nền kinh tế đã phục hồi tích cực, lấy lại được đà tăng trưởng như giai đoạn trước dịch, với nhiều điểm sáng, nhất là xuất khẩu và thu hút FDI.

'Trùm' xe sang lãi lớn nhờ xe bình dân

'Trùm' xe sang lãi lớn nhờ xe bình dân

Doanh nghiệp -  8 giờ

Chủ tịch HĐQT của Haxaco từng nhấn mạnh về việc "đi bằng 2 chân" khi chia sẻ về việc mở rộng sang phân khúc mới từ vị thế vững chắc trên phân khúc xe sang.

Quảng Ninh ứng phó với bão số 3

Quảng Ninh ứng phó với bão số 3

Tiêu điểm -  14 giờ

Bão số 3 đã đi vào đất liền Quảng Ninh và gây nhiều thiệt hại. Hiện toàn tỉnh đang nỗ lực cao nhất ứng phó với cơn bão lớn này.