Đường đến tay chủ mới của lô đất 43ha đang bị thanh tra ở Bình Dương
Các công ty liên quan giải trình về nguồn gốc và quá trình chuyển nhượng khu đất 43ha của dự án Khu đô thị - Thương mại - Dịch vụ Tân Phú.
Nhận thấy có nhiều nội dung vượt quá thẩm quyền của thanh tra nên Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã có văn bản chuyển cơ quan điều tra làm rõ vụ chuyển nhượng lô đất 43ha của Khu đô thị - Thương mại - Dịch vụ Tân Phú.
Liên quan đến vụ chuyển nhượng 43ha đất tại thành phố mới Bình Dương trước đây do Tổng công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương (viết tắt TCT Bình Dương, doanh nghiệp thuộc sở hữu của Tỉnh uỷ Bình Dương) quản lý, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã có văn bản chuyển cơ quan điều tra làm rõ.
Đó là thông tin được Ban tuyên giáo tỉnh ủy Bình Dương đưa ra tại Hội nghị thông tin báo chí tổ chức sáng ngày 8/11/2019.
Ông Bùi Hữu Toàn, Phó trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Dương cho biết: "Do nội dung, dấu hiệu vi phạm vượt quá phạm vi, thẩm quyền của đoàn thanh tra nên đoàn thanh tra đã có báo cáo, kiến nghị và Chủ tịch UBND tỉnh quyết định chuyển hồ sơ vụ việc sang cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương tiếp tục điều tra, xử lý theo đúng quy định của pháp luật kể từ ngày 7/11/2019."
Nhiều cơ quan báo chí đặt câu hỏi cho ban tổ chức về vụ “góp vốn” 43ha đất tại dự án Khu đô thị - Thương mại - Dịch vụ Tân Phú nhưng ông Lê Hữu Phước, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Dương cho rằng, do đây là hội nghị cung cấp thông tin nên chỉ ghi nhận câu hỏi và trả lời cho báo chí theo hình thức thích hợp.
Trước đó, ngày 4/10/2019 khi có thông tin cho rằng khu 43ha là đất công và TCT Bình Dương đã chuyển nhượng đất công với giá rẻ, Tỉnh ủy Bình Dương đã thông tin về quá trình tham gia góp vốn của TCT Bình Dương.
Cụ thể, TCT Bình Dương có đề nghị xin chủ trương hợp tác liên doanh với Công ty Cổ phần Bất động sản Âu Lạc tại văn bản số 77 ngày 21/7/2010 để thành lập Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Tân Phú với mục đích đầu tư xây dựng và kinh doanh dự án tại khu đất có diện tích 43ha tọa lạc tại phường Hòa Phú, TP. Thủ Dầu Một.
Theo đó, TCT Bình Dương góp vốn điều lệ của công ty liên doanh là 60 tỷ đồng, tương đường 30%.
Sau khi xem xét, đánh giá, ngày 17/8/2010, Thường trực Tỉnh ủy có công văn đồng ý chủ trương cho TCT Bình Dương được hợp tác với Công ty Âu Lạc để triển khai dự án, trong đó TCT Bình Dương góp vốn chiếm 30% vốn điều lệ của liên doanh.
Đến năm 2017, TCT Bình Dương xin chủ trương cho chuyển nhượng lại 30% vốn góp tại Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Tân Phú cho Công ty Âu Lạc để tập trung nguồn vốn đầu tư vào các dự án khác.
Sau khi xem xét, Thường trực Tỉnh ủy Bình Dương đã đồng ý chủ trương cho chuyển nhượng phần vốn góp, đồng thời chỉ đạo TCT Bình Dương phải thuê đơn vị tư vấn độc lập để thẩm định giá trị tăng thêm của phần góp vốn ban đầu, làm cơ sở cho đàm phán và ký kết hợp đồng chuyển nhượng và chịu trách nhiệm về việc ký hợp đồng, thu tiền theo đúng quy định.
Đến ngày 10/10/2018, TCT Bình Dương có công văn gửi Thường trực Tỉnh ủy Bình Dương xin điều chỉnh phương án sử dụng đất, trong đó có thể hiện việc góp vốn với Công ty Âu Lạc để thành lập công ty liên doanh là quyền sử dụng đất, không phải góp vốn bằng tiền.
Cho rằng TCT Bình Dương chưa thực hiện nghiêm túc chủ trương của Thường trực Tỉnh ủy về việc cho góp 30% vốn bằng tiền, ngày 10/10/2018, Thường trực Tỉnh ủy Bình Dương có Thông báo số 512 thu hồi chủ trương đã cho chuyển nhượng 30% góp vốn tại Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Tân Phú, để kiểm tra làm rõ quá trình góp vốn.
Tuy nhiên, theo giải trình của TCT Bình Dương gửi Thường trực Tỉnh ủy Bình Dương, lô đất 43ha là một hợp phần trong khu đất 567ha được Ban Quản lý Khu Liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị Bình Dương bàn giao cho Công ty Sản xuất và Xuất nhập khẩu Bình Dương (nay là Tổng công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương) theo biên bản bàn giao ngày 1/6/2016.
Để được giao khu đất 567ha, Công ty Sản xuất và Xuất nhập khẩu Bình Dương đã ký hợp đồng đền bù giải phóng mặt bằng đất đai cho Ban quản lý Khu liên hợp với tổng số tiền đã chi trả là 414 tỷ đồng.
Theo giải trình của TCT Bình Dương, trong tổng chi phí đền bù, vốn vay và huy động là chiếm gần 90% và vốn tự có là hơn 42,76 tỷ đồng. TCT Bình Dương cho rằng, số tiền thực hiện đền bù là bằng nguồn vốn vay và vốn hợp tác kinh doanh, không có vốn từ ngân sách nhà nước.
Cụ thể, Công ty đã ký hợp đồng vay vốn với Ngân hàng Công thương Việt Nam, Sở giao dịch II vào ngày 28/6/2005 với tổng giá trị vay 125 tỷ đồng; Hợp đồng hợp tác kinh doanh góp vốn với Công ty TNHH Phát triển ngày 18/5/2005 với tổng giá trị góp vốn hơn 126 tỷ đồng; và Hợp đồng hợp tác kinh doanh góp vốn ký với Công ty Cổ phần Hưng Vượng với tổng giá trị góp vốn 120 tỷ đồng.
Ngày 2/12/2010, đơn vị đã hoàn thành việc chi trả tổng số khoảng 414 tỷ đồng tiền đền bù theo hợp đồng đã ký kết với Ban quản lý Khu liên hợp và đã được UBND tỉnh Bình Dương ban hành các quyết định giao đất với tổng diện tích thực tế được giao là 5.409.692m2.
Các công ty liên quan giải trình về nguồn gốc và quá trình chuyển nhượng khu đất 43ha của dự án Khu đô thị - Thương mại - Dịch vụ Tân Phú.
Tổng giám đốc Kim Oanh Group nói đang bị thiệt hại trong thương vụ liên quan đến khu đất 43ha thuộc Khu đô thị - thương mại - dịch vụ Tân Phú ở Bình Dương vì đã đầu tư nhiều tiền của và công sức nhưng dự án đang bị dừng để thanh tra.
Lãnh đạo TCT Bình Dương cho biết, khu đất 43ha thuộc Khu đô thị - Thương mại - Dịch vụ Tân Phú là đất thương mại dịch vụ và chưa được chuyển đổi thành đất ở.
Đại diện Tỉnh uỷ Bình Dương cho biết đang tranh tra làm rõ dấu hiệu sai phạm và sẽ không bao che việc chuyển nhượng khu đất 43ha tại dự án Khu đô thị - Thương mại - Dịch vụ Tân Phú.
Bất chấp giá bất động sản Hà Nội đang tăng quá cao, có dấu hiệu tăng nóng, giới nhà giàu vẫn "xuống tiền" đầu tư.
Thông tin sáp nhập một số tỉnh thành đang khiến giá đất nền tăng vọt, nhưng nhà đầu tư cần tỉnh táo để tránh rủi ro.
Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.
Thị trường bất động sản dậy sóng với loạt dự án khởi công rầm rộ, nhiều "ông lớn" tái xuất. Nhưng phía sau sự sôi động ấy, không ít doanh nghiệp vẫn mắc kẹt trong khó khăn, chật vật tìm lối thoát.
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị cơ quan soạn thảo sớm hoàn thiện hai nghị định quy định chi tiết thi hành hai nghị quyết quan trọng của Quốc hội về đất đai, bất động sản.
Vinhomes Green City là khu đô thị phức hợp đầu tiên trong hệ sinh thái Vingroup tại Long An, mở ra cơ hội đầu tư tiềm năng, góp phần phát triển cho cả khu vực.
Việt Nam và Singapore tăng cường hợp tác toàn diện, mở rộng đầu tư, kinh tế số, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Quan hệ Việt Nam – Singapore bước sang trang mới, giúp đầu tư và thương mại giữa hai nước đang có những tín hiệu rất tích cực.
Bất chấp giá bất động sản Hà Nội đang tăng quá cao, có dấu hiệu tăng nóng, giới nhà giàu vẫn "xuống tiền" đầu tư.
Khoản vay sẽ giúp CTCP Hạ tầng Gelex tiếp cận nguồn vốn dài hạn bằng ngoại tệ, thúc đẩy đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi.
Chuyên gia của Standard Chartered cho rằng NHNN có thể tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong quý II/2025 để ứng phó lạm phát gia tăng.
Ngoài cung cấp gói lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà, Stride còn đưa ra giải pháp trả chậm giảm áp lực tài chính cho người dân và doanh nghiệp.