Doanh nghiệp
Cổ phần hóa công ty phát điện EVN Genco3 với định giá 2,3 tỷ USD
Cùng với các công ty BSR, PV Oil, PV Power, EVN Genco3 sẽ tạo nguồn cung lớn trong các đợt đấu giá cổ phần công ty nhà nước trong thời gian tới.

Theo Báo điện tử Chính phủ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ vừa ký Quyết định 2100/QĐ-TTg phê duyệt phương án cổ phần hóa Tổng công ty Phát điện 3 (EVN Genco3).
Hình thức cổ phần hóa được phê duyệt là giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
Vốn điều lệ của EVN Genco3 là 20.809 tỷ đồng, trong đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nắm giữ 51% vốn điều lệ.
Từ năm 2020, trong trường hợp Tập đoàn và EVN Genco3 tái cấu trúc được các khoản nợ và đàm phán được với các tổ chức tín dụng cho vay, EVN sẽ xem xét thoái vốn góp tại EVN Genco3 xuống dưới mức chi phối.
Tổng công ty sẽ bán đấu giá công khai là 267 triệu cổ phần, chiếm 12,8355% vốn điều lệ với giá khởi điểm là 24.600 đồng/cổ phần. Ở mức giá này, số cổ phần mang ra đấu giá có quy mô gần 6.600 tỷ đồng, còn cả công ty sẽ có giá trị gần 52.000 tỷ đồng (khoảng 2,3 tỷ USD).
Số cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược được phê duyệt là 749,1 triệu cổ phần, chiếm 36% vốn điều lệ. Về tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược, ngoài yêu cầu về năng lực tài chính, các nhà đầu tư có năng lực quản lý, vận hành nhà máy điện; hoặc liên danh với một nhà đầu tư khác có uy tín trên thế giới về năng lực quản lý, vận hành nhà máy điện cũng là một lợi thế lớn.
Ngoài ra, nhà đầu tư cũng cần có cam kết bằng văn bản trong việc gắn bó lợi ích lâu dài và hỗ trợ EVN Genco3 sau cổ phần hóa trong các mặt nâng cao năng lực quản lý, vận hành nhà máy điện; năng lực tài chính; quản trị doanh nghiệp; chuyển giao công nghệ mới; đào tạo nguồn nhân lực; cung ứng nhiên liệu.
EVN Genco3 là một trong 3 công ty phát điện trực thuộc EVN. Công ty chiếm khoảng 16% công suất điện lắp đặt toàn ngành với 6.304 MW
Theo báo cáo cuối năm 2015, công ty đạt doanh thu 28.515 tỷ đồng và lợi nhuận 246 tỷ đồng. Trong các năm trước đó công ty đạt lợi nhuận lần lượt 603 tỷ đồng (2014) và 382 tỷ đồng (2013).
Công ty đang vận hành các nhà máy nhiệt điện khí Phú Mỹ 1, Phú Mỹ 2.1 và 2.1MR, Phú Mỹ 4 (2.540 MW); các nhà máy nhiệt điện than Vĩnh Tân 2 (1.244 MW) và Mông Dương 1 (1.080 MW) và các nhà máy thủy điện Tua Srah, Kuop, Srepok 3.
Ngoài ra, công ty còn nắm giữ cổ phần tại nhà máy nhiệt điện Bà Rịa, Ninh Bình, Thủ Đức, thủy điện Thác Bà, Vĩnh Sơn Sông Hinh...
Cùng với 3 công ty lớn thuộc PetroVietnam cổ phần hóa trong quý I/2018 là BSR, PV Oil, PV Power, đợt cổ phần hóa EVN Genco3 sẽ tạo ra nguồn cung lớn cho thị trường chứng khoán.
BSR sẽ đấu giá gần 242 triệu cổ phiếu ở giá khởi điểm 14.600 đồng/cổ phần. PV Power đấu giá 468 triệu cổ phần và giá bán khởi điểm là 14.400 đồng/cổ phần.
Còn PVOil sẽ bán đấu giá công khai là gần 207 triệu cổ phần, chiếm 20% vốn điều lệ với giá khởi điểm là 13.400 đồng. Tổng giá trị 4 đợt đấu giá này gần 26.000 tỷ đồng.
Công suất sản xuất điện lắp đặt của EVN và các công ty thành viên, công ty ngoài EVN

Chốt phương án cổ phần hóa BSR, PVOil, PV Power
Gỗ An Cường ứng phó thuế quan Mỹ
Mặc dù chịu tác động từ chính sách thuế quan, chủ tịch Gỗ An Cường vẫn tự tin sẽ hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra trong năm nhờ chiến lược ứng phó linh hoạt.
MoMo lần đầu có lãi sau 15 năm, lên kế hoạch IPO
Việc MoMo có lãi nhiều khả năng sẽ mở đường cho một đợt IPO sắp tới, khi kỳ lân fintech của Việt Nam đang được định giá khoảng 3 tỷ USD.
Không 'đốt tiền', không siêu app, bí quyết nào giúp Vinasun tồn tại?
Trong khi các ứng dụng gọi xe chi hàng nghìn tỷ đồng, Vinasun không “đốt tiền”, không siêu app, bí quyết nào giúp hãng xe này tồn tại trong thị trường đầy cạnh tranh.
Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco
Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.
Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức
Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.
Tiki mất dấu trên bản đồ thị phần, cuộc chơi thương mại điện tử rơi vào khối ngoại?
Thị hiếu tiêu dùng thay đổi cùng năng lực công nghệ, khả năng xây dựng hệ sinh thái chưa đủ lớn đã đẩy các sàn thương mại điện tử nội địa bật ra khỏi cuộc chơi.
Thủ tướng lệnh xử lý ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức
Thủ tướng yêu cầu tiếp nhận, xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức.
Nghị quyết 68: Một tinh thần cải cách mới đang được khơi dậy mạnh mẽ
Mặc dù vẫn còn những băn khoăn, lo ngại từ cộng đồng doanh nghiệp, song giới chuyên gia cho rằng hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự đột phá của Nghị quyết 68, cũng như cách làm luật lần này của các cơ quan quản lý nhà nước.
ACV muốn chia cổ tức gần 65% sau 6 năm tạm ngưng
ACV đang lấy ý kiến về việc phân phối gần 21.200 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến 2023, bao gồm chia cổ tức bằng cổ phiếu gần 65%.
ACBS: HDBank có nhiều khả năng đi đầu trong việc nới room ngoại
Theo ACBS, nếu HDBank hướng đến việc tìm kiếm cổ đông chiến lược sở hữu 15–20%, thì việc mở room ngoại lên 49% sẽ là “chìa khóa” giúp ngân hàng hiện thực hóa chiến lược tăng vốn.
VinFast ra mắt dòng xe chở hàng cỡ nhỏ giá từ 285 triệu đồng
VinFast hôm nay ra mắt dòng xe điện chở hàng cỡ nhỏ EC Van, hướng đến cuộc cách mạng xanh trong vận tải hàng hóa. Với tải trọng trên 600 kg cùng kích cỡ gọn gàng, khả năng vận hành linh hoạt, VinFast EC Van là lựa chọn tối ưu cho nhu cầu vận chuyển hàng quãng ngắn của các đơn vị kinh doanh, đồng thời là phương tiện sinh kế phù hợp cho kinh tế hộ gia đình.
Doanh nghiệp kỳ vọng tăng tốc chuyển đổi xanh từ Nghị quyết 68
Doanh nghiệp kỳ vọng sớm có chương trình hành động cụ thể, lộ trình rõ ràng, nhiệm vụ cụ thể và cần cơ chế phản hồi chính sách hiệu quả từ cộng đồng doanh nghiệp.