CEO Amanaki Bùi Trung Đức vén màn sự thật về phát triển bền vững ngành khách sạn
Ông Bùi Trung Đức, nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc Khách sạn Amanaki, chia sẻ đầy tâm huyết về bản báo cáo phát triển bền vững đặc biệt.
Đối với bà Đặng Thanh Vân, CEO Savvycom, nếu cuộc suy kinh tế thế giới năm 2008 là cơ hội Savvycom sinh ra, thì đại dịch Covid-19 lần này là những cơ hội to lớn để hiện thực hóa tầm nhìn "đưa thương hiệu Việt Nam lên bản đồ công nghệ thông tin thế giới".
Đại dịch Covid-19 phủ một bóng đen u ám lên nền kinh tế, đẩy cộng đồng doanh nghiệp vào tình trạng điêu đứng. Nhiều doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động hoặc cố gắng cầm cự từng ngày.
Trong bối cảnh rất nhiều doanh nghiệp đang “ngủ đông”, có một công ty công nghệ lại đang làm việc cật lực, tranh thủ cơ hội để hiện thực hóa tầm nhìn “top 10 Đông Nam Á về phần mềm”.
Trong câu chuyện đầu năm với TheLEADER, bà Đặng Thanh Vân, Nhà sáng lập kiêm CEO Savvycom đã chia sẻ hành trình bền bỉ của công ty khởi nghiệp về công nghệ, với đội ngũ ban đầu chỉ có 4 người, sau 5 năm đã xuất sắc lọt vào top 30 doanh nghiệp công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm.
Tại sao chị lại lựa chọn khởi nghiệp, thay vì đi làm công ty nước ngoài với mức lương cao, chế độ tốt?
Bà Đặng Thanh Vân: Tôi học công nghệ thông tin ở Úc. Sau khi tốt nghiệp tôi về nước làm một số công việc nghiên cứu. Lúc đó cũng nghĩ là sẽ làm cho công ty đa quốc gia giống như bạn bè, vì có rất nhiều ưu điểm như quy trình chuyên nghiệp, mức lương hấp dẫn, nhiều đồng nghiệp tài giỏi…
Tuy nhiên, tôi chợt nghĩ, làm ở công ty nước ngoài rồi "sau đó như thế nào"? "Sẽ làm gì tiếp"? Tôi không trả lời được câu hỏi này.
Thực tế lúc đó công nghệ thông tin chưa bùng nổ mạnh mẽ như bây giờ nhưng nhu cầu về công nghệ vẫn tương đối lớn. Nhìn thấy cơ hội này, tôi quyết định ra mở công ty riêng.
Ngoài ra, việc thành lập Savvycom còn vì một mục đích là mong muốn được làm cầu nối cho những nhân sự công nghệ thông tin ở Việt Nam, đặc biệt là lớp trẻ.
Thời điểm khi đó, tôi mới tốt nghiệp, còn bạn bè trong nước đã có vài năm ra trường và lập nghiệp. Tôi biết rằng họ rất giỏi về chuyên môn nhưng vẫn không có nhiều cơ hội nghề nghiệp tốt. Một phần là thiếu sót về ngoại ngữ, phần là vì tư duy của họ tương đối “đóng”, chưa tự tin vào khả năng, luôn luôn đáp “không khả thi” cho mỗi ý tưởng mới.
Người Việt giỏi làm ra những mảnh ghép nhỏ mà thiếu những người đi đầu để ghép các mảnh ghép nhỏ ấy thành bức tranh lớn.
Bà Đặng Thanh Vân
Nhà sáng lập kiêm CEO Savvycom
Tôi nhận thấy, nguồn lực trẻ về công nghệ thông tin của Việt Nam lớn, với tư duy tốt, chuyên môn giỏi nhưng họ thiếu đi kinh nghiệm, kỹ năng, thiếu đi góc nhìn mới. Đặc biệt, người Việt nói chung giỏi làm ra những mảnh ghép nhỏ mà thiếu những người đi đầu để ghép các mảnh ghép nhỏ ấy thành bức tranh lớn.
Đó chính là điều tôi trăn trở khi thành lập Savvycom, với sứ mệnh “nâng tầm nguồn lực nhân sự công nghệ thông tin của Việt Nam”.
Giai đoạn đầu khởi nghiệp, Savvycom gặp phải những khó khăn gì? Bà có xem đây là quyết định liều lĩnh khi khởi nghiệp công nghệ thông tin trong thời điểm công nghệ thông tin còn là khái niệm gì đó khá mơ hồ ở Việt Nam?
Bà Đặng Thanh Vân: Tôi may mắn được tiếp cận với máy tính từ năm học lớp 7, cũng mày mò lập trình, làm ra được cái phần mềm mô phỏng đồng hồ. Khi đó, tôi nghĩ đơn giản là “ngoài đời có cái đồng hồ thì trong máy tính cũng có”, mơ hồ hiểu được “máy tính có sức mạnh đặc biệt, có thể thay đổi cả thế giới”.
Suy nghĩ ấy theo tôi đến tận sau này, khi lựa chọn ngành học. Tôi xác định mình sẽ học và sẽ làm về công nghệ thông tin.
Liều lĩnh thì thú thật lúc đó không nghĩ đến, chỉ thấy thích là làm. Trước đó tôi cũng làm một số vị trí khác ở các công ty về công nghệ và cảm thấy rằng bản thân có thể làm tốt hơn như thế.
May mắn của tôi là có bạn bè, những người sẵn sàng tin tưởng và làm cùng nhau, từ những cái nhỏ nhất. Đến giờ thì tôi thấy trở thành doanh nhân là cái “nghiệp” chứ không phải là nghề.
Nhìn lại quãng thời gian đã qua cũng thấy thật khó khăn. Trước khi khởi nghiệp, tôi cũng có làm quản lý dự án. Tuy nhiên, điều hành doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp đòi hỏi hơn quản lý dự án rất nhiều. Không chỉ điều phối nhân sự mà còn phải lo cho dòng tiền, phải có tính pháp lý, tính toán cho sự phát triển, rồi sau đó là cả trách nhiệm với cộng đồng, với xã hội.
Lúc đó cứ “vừa học vừa làm”, khó khăn đến đâu mình giải quyết đến đó. Trải qua nhiều khó khăn, nợ xấu, nhân sự nghỉ, tài chính nhiều lúc khó cân đối nhưng may mắn từ khi thành lập đến giờ chưa ngày nào chậm lương nhân viên.
Vượt qua được những khó khăn, giờ nhìn lại, tôi thấy tự hào khi chứng kiến đội ngũ nhân sự được học hỏi, ngày càng phát triển hơn, giải được những bài toán lớn hơn, chứng kiến công ty đi vào quy củ.
Đại dịch Covid-19 gây ra nhiều khó khăn cho nền kinh tế, tuy nhiên cũng mở ra những cơ hội lớn lao cho kinh tế số, đổi mới sáng tạo. Bà đánh giá thế nào về thời kỳ này?
Bà Đặng Thanh Vân: Savvycom được thành lập năm 2009, khi thế giới vừa bước ra từ cuộc khủng hoảng tài chính. Đến nay, Covid-19 là cuộc khủng hoảng thứ hai mà chúng tôi trải qua.
Qua hai “cơn bão”, có lẽ điều thấu hiểu rõ nhất là câu nói “trong nguy có cơ”. Câu nói này rất thực tế chứ không chỉ là lý thuyết.
Khi Savvycom thành lập, các doanh nghiệp công nghệ thông tin phải nói là “chết như rạ”, để lại một khoảng trống trong ngành công nghệ. Những doanh nghiệp còn trụ lại được như FPT, Misa… sau đó phát triển mạnh mẽ. Tôi cũng nhận thấy được đây là cơ hội để mình bứt khỏi những thứ “lờ nhờ”, vươn mình bứt phá.
Đến đại dịch Covid-19 thì mình thấy rõ rồi. Tháng 5/2020, Savvycom bị ảnh hưởng nặng nhất bởi dịch bệnh vì thị trường chủ yếu ở nước ngoài. Khách hàng không có khả năng thanh toán, giảm hợp đồng… Đỉnh điểm, có lúc tôi thấy như “không nhìn ra được tương lai”.
Trong giai đoạn khó khăn nhất, đội ngũ Savvycom họp với nhau để đi đến kết luận: "Đây chính là cơ hội"!
Bà Đặng Thanh Vân
Nhà sáng lập kiêm CEO Savvycom
Trong giai đoạn ấy, đội ngũ Savvycom họp lại với nhau để đi đến kết luận “đây chính là cơ hội”. Thị trường lắng xuống, Savvycom dồn lực để kiện toàn lại bộ máy, xây dựng lại quy trình làm việc. Nói cách khác, khi cộng đồng doanh nghiệp đang “ngủ đông” thì đội ngũ Savvycom làm việc ngày đêm.
Bước qua giai đoạn khó khăn, nhu cầu công nghệ thông tin bỗng bùng nổ. Thói quen mua sắm, kinh doanh, họp hành, học tập đều bị thay đổi bởi Covid-19. Ví dụ trước đây nhiều khách hàng đều muốn gặp mặt, trao đổi trực tiếp, đến giờ mới chấp nhận làm việc qua mạng internet.
Cùng với chủ trương, chính sách phải nói là rất quyết tâm của Nhà nước, chúng tôi xác định 5 năm tới, ngành công nghệ thông tin sẽ bùng nổ mạnh mẽ. Đây là cơ hội lớn đối với ngành công nghệ thông tin.
Có thể nói, tăng trưởng hay không, lột xác hay không phụ thuộc vào 5 năm này. Chúng tôi đang chuẩn bị sẵn sàng để bước vào “cuộc chiến” mới, với tầm nhìn trở thành doanh nghiệp top 10 khu vực Đông Nam Á về xuất khẩu phần mềm.
Để làm được điều này, Savvycom đang chuẩn bị nguồn lực, từ quy tụ nhân sự, đầu tư nghiên cứu phát triển (R&D) và chuẩn bị về cả tài chính. Riêng về nhân sự, Savvycom xây dựng riêng trung tâm đào tạo thay vì tuyển ngang.
Hơn 10 năm nay, Savvycom làm việc với văn hóa doanh nghiệp là tư duy sáng tạo; làm với đam mê; nuôi dưỡng lòng tin và sự cam kết. Những giá trị đó sẽ tiếp tục được duy trì trên chặng đường sắp tới, chỉ có điều là sẽ làm việc quyết liệt hơn, quyết tâm làm đến cùng.
Tầm nhìn trở thành doanh nghiệp top 10 khu vực về xuất khẩu phần mềm được Savvycom đặt ra khi nào?
Bà Đặng Thanh Vân: Khi tôi thành lập Savvycom, ở Việt Nam mọi người mới chỉ làm phần mềm kế toán, làm trang web có sẵn. Tôi nhớ khi ấy có mỗi một ngân hàng lớn của Việt Nam là có ứng dụng trên điện thoại, tuy nhiên ứng dụng làm “cho có” chứ không sử dụng được.
Vì vậy, tôi xác định thị trường khởi nghiệp của Savvycom là ở nước ngoài, xác định phải xây dựng thương hiệu được nhận biết ở tầm quốc tế.
Tầm nhìn ấy rõ hơn qua từng bước phát triển. Đến khi đi hết 5 năm lần thứ nhất, tôi tự tin Savvycom có thể trở thành doanh nghiệp top 10 khu vực Đông Nam Á về xuất khẩu phần mềm.
Có một điều tôi vẫn luôn trăn trở là khi nói đến công nghệ thông tin, thế giới nhiều khi còn không nghĩ Việt Nam có năng lực làm về công nghệ thông tin. Việc này, Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam đang dần khẳng định mình. Savvycom cũng vậy, trải qua hành trình hơn 10 năm, đến nay khách hàng của Savvycom đến từ hơn 20 nước, trải khắp 4 châu lục. Chúng tôi cũng có những khách hàng tin tưởng, đồng hành từ những ngày đầu thành lập tới tận bây giờ.
Thành tựu của Savvycom chính là minh chứng cho thấy tiềm năng của ngành công nghệ thông tin của Việt Nam. Tôi mong muốn làm sao đưa thương hiệu Việt Nam lên bản đồ công nghệ thông tin thế giới.
Xin cảm ơn bà và chúc bà một năm mới thành công, hạnh phúc!
Ông Bùi Trung Đức, nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc Khách sạn Amanaki, chia sẻ đầy tâm huyết về bản báo cáo phát triển bền vững đặc biệt.
TS. Huỳnh Thế Du, giảng viên Trường Chính sách công và quản lý, Đại học Fulbright Việt Nam cho rằng, đổi mới sáng tạo chính là chìa khoá đưa Việt Nam bước vào nhóm các quốc gia thu nhập cao trong bối cảnh các động lực tăng trưởng cũ đã dần suy yếu.
Với Tyna Huỳnh, đồng sáng lập Drinkizz, hữu cơ (organic) không chỉ là một lựa chọn thực phẩm, mà là một triết lý sống kết nối con người với thiên nhiên và cộng đồng.
Xây dựng một môi trường làm việc tôn trọng là chìa khóa để kiến tạo tương lai thịnh vượng và công bằng cho các doanh nghiệp may mặc ở Việt Nam.
Deloitte Việt Nam khuyến nghị các doanh nghiệp nhanh chóng rà soát và đánh giá sự ảnh hưởng của các thay đổi của Nghị định 20 để áp dụng ngay trong kỳ quyết toán thuế sắp tới.
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.