Doanh nghiệp bất động sản cần thay đổi chiến lược

Phương Linh Thứ bảy, 23/10/2021 - 14:39

Ngay cả khi TP. HCM, Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác đã dần mở cửa sống chung với đại dịch Covid-19, khó khăn của các doanh nghiệp bất động sản vẫn chưa kết thúc, đòi hỏi các doanh nghiệp cần nỗ lực thích ứng để phát triển sau dịch.

Hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đều đang rất khó khăn do dịch bệnh

Bối cảnh thị trường đã thay đổi

Trải qua gần 4 tháng dịch bệnh và giãn cách liên tục, các doanh nghiệp bất động sản cũng như toàn thị trường đã và đang phải trải qua những ngày tháng vô cùng khốn khó.

Trong suốt hơn ba tháng giãn cách xã hội, các hoạt động phát triển, kinh doanh dự án gần như bị đình trệ. Doanh nghiệp không có nguồn thu nhưng vẫn phải chi trả các khoản chi phí rất lớn để vận hành.

Theo ông Nguyễn Quốc Bảo, Chủ tịch CLB Bất động sản TP.HCM (HREC), dịch bệnh đã khiến toàn nền kinh tế bị "thương tổn" nặng nề. Bối cảnh khó khăn chung này sẽ tác động lớn tới thị trường bất động sản trong và sau dịch.

Bốn thay đổi lớn trong bức tranh kinh tế hiện nay sẽ ảnh hưởng đến thị trường bất động sản được ông Bảo chỉ ra. Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế đang ở mức rất thấp. GDP quý III/2021 đạt âm 6,17%. Trong cả năm 2021, theo dự báo của nhiều tổ chức nghiên cứu thế giới, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ dưới 3%, giảm hơn một nửa so với mức GDP trước dịch.

Không khí bi quan bao trùm thị trường bất động sản

Bên cạnh đó, nguy cơ lạm phát trong nền kinh tế cũng đang dần hiện hữu, giá sắt thép xi măng tăng cao, đầu tư công sắp thời sẽ bị ảnh hưởng và thị trường bất động sản chắc chắn không phải một ngoại lệ.

Thứ hai, theo ông Bảo, cơ cấu sản phẩm trên thị trường cũng cần được doanh nghiệp nghiên cứu kỹ lưỡng. Sau thời gian dịch bệnh, nhiều xu hướng bất động sản sẽ có sự thay đổi. Thay vì tập trung ở nội đô, trong các tòa chung cư với mật độ đông đúc, người dân hiện nay đang có xu hướng muốn sở hữu các ngôi nhà phố, liền kề tại ven đô, cách xa trung tâm như một ngôi nhà thứ hai để nghỉ dưỡng trong dịch bệnh.

Thứ ba, mặc dù, các doanh nghiệp đã nỗ lực chuyển đổi số trong hoạt động giới thiệu, mở bán dự án để tiếp cận khách hàng, song thói quen mua bất động sản của người dân vẫn chưa có sự thay đổi lớn. Hoạt động mở bán trực tuyến chưa đạt được những hiệu quả như phương thức mở bán truyền thống.

Bên cạnh đó, hiện hành lang pháp lý cũng chưa có các hướng dẫn cụ thể đối với việc mua bán bất động sản trực tuyến. Các giao dịch chỉ diễn ra dạng online, hoàn toàn không thể đi công chứng, đăng ký ở Bộ Tài Nguyên và môi trường. Điều này đã khiến việc mua bán bị đình trệ.

Yếu tố thứ tư tác động đến thị trường bất động sản sau dịch là những biến động về nhân sự, thị trường lao động. Thời gian vừa qua, một lượng lớn người lao động đã di chuyển về quê.

Vì vậy, bài toán về nguồn lao động cần được doanh nghiệp tính toán lại. Liệu họ có đảm bảo được nguồn lao động cho việc phục hồi hoạt động? Nếu thiếu lao động thì cần rút gọn lại cơ cấu doanh nghiệp như thế nào và có chính sách đảm bảo mức lương, bảo hiểm y tế như thế nào để người lao động yên tâm đảm bảo cuộc sống, ông Bảo đặt câu hỏi.

Đồng quan điểm, bà Trần Thị Cẩm Tú, Tổng giám đốc Công ty CP Dịch vụ Bất động sản Eximrs cũng cho rằng, hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đều đang rất khó khăn do dịch bệnh. Thậm chí, ngay cả trong thời điểm hiện tại khi TP. HCM đã mở cửa, các doanh nghiệp được phép hoạt động trở lại vẫn chưa hết khó khăn.

Nguyên nhân là do một bộ phận lớn nhân viên môi giới bất động sản đang rời thành phố trở về quê nhà. Điều này khiến cho nguồn nhân sự của doanh nghiệp bị thiếu hụt phục vụ quá trình tái khởi động và phục hồi trở lại.

Doanh nghiệp cần có chiến lược mới sau đại dịch

Bàn về kế hoạch thích ứng sau dịch, bà Tú cho rằng, chuyển đổi số sẽ là cuộc chơi sống còn của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần đẩy mạnh hơn nữa việc chuyển đổi số không chỉ trong hoạt động kinh doanh, bán hàng mà còn để phục vụ cho công tác vận hành trong bối cảnh mới.

Trong thời gian tới, phương thức kinh doanh và hoạt động của các doanh nghiệp sẽ thay đổi hoàn toàn nhằm nâng cao giá trị sản phẩm và thay đổi trải nghiệm khách hàng. Qua đó, khách hàng sẽ dần dần thay đổi thói quen mua bất động sản trực tiếp sang online.

"Doanh nghiệp nào chậm trễ trong việc thay đổi này sẽ không thể tồn tại trong bối cảnh hiện nay. Đối với Eximrs, quá trình chuyển đổi số đã được công ty thực hiện từ cách đây 3 năm mới có được những thành công bước đầu, nếu bây giờ mới làm thì sẽ không kịp", bà Tú chia sẻ.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Quốc Bảo, hiện nay hành lang pháp lý chưa thực sự rõ ràng để tạo điều kiện cho các giao dịch bất động sản online được thực hiện. Do đó, Chính phủ cần sớm xây dựng quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản online để doanh nghiệp có thể yên tâm chuyển sang kinh doanh trực tuyến, đảm bảo sự phát triển.

Về chiến lược nhân sự, theo lãnh đạo một doanh nghiệp địa ốc tại TP. HCM, đối với các doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải cắt giảm nhân sự hoặc bị thiếu hụt nhân sự trong và sau dịch bệnh, doanh nghiệp có thể nghiên cứu giải pháp sử dụng nhân sự chủ chốt cho các hoạt động lõi của công ty. Các hoạt động khác, doanh nghiệp có thể thuê bên ngoài để đảm bảo hiệu quả.

Mặt khác, về chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp trong bối cảnh mới, doanh nghiệp cần thận trọng hơn trong việc phát triển sản phẩm, lựa chọn các sản phẩm bất động sản và mức giá phù hợp với thị trường và nhu cầu của người mua nhà.

Đa dạng các kênh để có nguồn vốn đầu tư dự án

Về phía các chủ đầu tư, đơn vị phát triển dự án, ông Phạm Thanh Hưng, Phó chủ tịch Tập đoàn Cen Group cho rằng, trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp khó khăn, thiếu nguồn vốn để triển khai dự án trong khi hoạt động mở bán trên thị trường bị đình trệ, các doanh nghiệp có thể tính toán đến các giải pháp hợp tác, liên kết với doanh nghiệp khác để có nguồn vốn.

Vốn FDI vào Việt Nam tăng trở lại

Theo ông Hưng, vấn đề chính mà các doanh nghiệp bất động sản hiện nay đang gặp phải là "thời gian" và dòng tiền. "Thông thường, doanh nghiệp sẽ có tối thiểu 10% vốn trên tổng giá trị dự án, sau đó đi vay ngân hàng để đầu tư. Tuy nhiên, với lãi suất khoảng 10%/năm, chỉ cần 1 năm không ra được hàng, không bán được sản phẩm, tiền lãi ngân hàng đã "ăn" luôn tiền gốc rồi, chưa nói đến các chi phí khác như đầu tư hạ tầng".

Như vậy, doanh nghiệp phải có ít nhất 20% vốn trên tổng giá trị dự án, họ dùng số tiền này để nộp tiền đất, chạy thủ tục dự án, đầu tư hạ tầng và bán hàng. Song, ngay cả trường hợp này, nhiều khi doanh nghiệp vẫn bị kẹt do chưa bán được hàng, không thu được tiền về, trong khi đó, số tiền bỏ ra đầu tư ban đầu là rất lớn và khó vay ngân hàng khi chưa đủ điều kiện. 

Đại dịch Covid-19 thời gian vừa qua là một ví dụ rõ nhất cho thấy hoạt động kinh doanh của dự án bị "đóng băng" gây khó khăn rất lớn cho doanh nghiệp.

Trong trường hợp này, theo ông Hưng, với các doanh nghiệp đã lên sàn, họ có thể huy động vốn từ các cổ đông, vay vốn trên sàn chứng khoán và thế chấp bằng chính vốn chủ, cổ phần của mình.

Thứ hai, doanh nghiệp có thể hợp tác đầu tư với các sàn giao dịch, công ty thương mại từ giai đoạn đầu của dự án. Thông thường khi phân phối sản phẩm, các sàn chỉ được chiết khấu từ 2-3% giá trị bất động sản. Tuy nhiên, với hình thức hợp tác này, các sàn sẽ "đặt cọc bao tiêu", doanh nghiệp có thể chiết khấu cho họ từ 10-20% để có tiền triển khai dự án và cũng yên tâm về đầu ra sản phẩm.

Hình thức huy động vốn thứ ba là hợp tác với các nhà thầu, nhà cung cấp nguyên vật liệu và đổi lại sản phẩm bất động sản cho họ với mức chiết khấu cao hơn, từ 25 - 30%. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp này không thể tự bán sản phẩm như các sàn giao dịch, do đó, họ cần một mức chiết khấu hấp dẫn hơn để chuyển một phần chi phí cho đơn vị phân phối.

Trong trường hợp thứ 4, nếu vẫn còn khó khăn về dòng tiền, các doanh nghiệp có thể bán đi một phần dự án hoặc hợp tác với một bên khác để cùng triển khai. Đây cũng là giải pháp để giúp các doanh nghiệp cùng nhau vượt qua những thách thức hiện nay do đại dịch mang lại, ông Hưng chia sẻ.


'Giữ lửa' cho bất động sản nghỉ dưỡng

'Giữ lửa' cho bất động sản nghỉ dưỡng

Bất động sản -  3 năm
Theo bà Nguyễn Thị Thu Huyền, CEO NewstarLand, bối cảnh khó khăn chính là thời điểm thanh lọc thị trường bất động sản và cơ hội cho các doanh nghiệp sẵn sàng thích ứng để phát triển trong đại dịch.
'Giữ lửa' cho bất động sản nghỉ dưỡng

'Giữ lửa' cho bất động sản nghỉ dưỡng

Bất động sản -  3 năm
Theo bà Nguyễn Thị Thu Huyền, CEO NewstarLand, bối cảnh khó khăn chính là thời điểm thanh lọc thị trường bất động sản và cơ hội cho các doanh nghiệp sẵn sàng thích ứng để phát triển trong đại dịch.
Bức tranh trái ngược giữa hai thị trường bất động sản công nghiệp Bắc - Nam

Bức tranh trái ngược giữa hai thị trường bất động sản công nghiệp Bắc - Nam

Bất động sản -  3 năm

Trong khi thị trường bất động sản công nghiệp miền Bắc tiếp tục sôi động về cả nguồn cung và tỷ lệ lấp đầy thì tại miền Nam, những diễn biến phức tạp của dịch bệnh đã khiến thị trường chịu ảnh hưởng nặng nề.

'Bom nợ' trái phiếu bất động sản Việt Nam nguy hiểm hơn Evergrande

"Bom nợ" trái phiếu bất động sản Việt Nam nguy hiểm hơn Evergrande

Bất động sản -  3 năm

Nếu không được kiểm soát kịp thời, nhiều chuyên gia cho rằng, rủi ro từ trái phiếu bất động sản Việt Nam sẽ còn nguy hiểm hơn nhiều vụ việc Evergrande của Trung Quốc.

Sức khoẻ của doanh nghiệp bất động sản sẽ dần hồi phục trong quý IV/2021

Sức khoẻ của doanh nghiệp bất động sản sẽ dần hồi phục trong quý IV/2021

Bất động sản -  3 năm

Khoảng 50% các doanh nghiệp chủ đầu tư, nhà thầu và 30% sàn giao dịch bất động sản bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid 19 sẽ có thể hồi phục sức khỏe và trở lại trạng thái bình thường trong quý IV/2021.

Bài học rủi ro cho thị trường bất động sản Việt Nam nhìn từ vụ Evergrande

Bài học rủi ro cho thị trường bất động sản Việt Nam nhìn từ vụ Evergrande

Bất động sản -  3 năm

Theo nhiều chuyên gia, thị trường bất động sản trong nước không chịu nhiều tác động bởi cuộc khủng hoảng Evergrande. Tuy nhiên, Việt Nam cần tránh lặp lại sự cố này, bởi hệ luỵ của nó đối với nền kinh tế và thị trường bất động sản là rất lớn.

BIM Land khởi động tổ hợp căn hộ phong cách khách sạn SkyM

BIM Land khởi động tổ hợp căn hộ phong cách khách sạn SkyM

Bất động sản -  3 ngày

BIM Land – thành viên BIM Group, khởi động tổ hợp căn hộ cao cấp phong cách khách sạn SkyM tại khu đô thị vịnh biển Halong Marina (Quảng Ninh). Dự án được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho mô hình nghỉ dưỡng – lưu trú – đầu tư ngay tại trung tâm du lịch năng động bậc nhất miền Bắc.

Đất Xanh ký hợp tác chiến lược với gần 20 đối tác lớn trong và ngoài nước

Đất Xanh ký hợp tác chiến lược với gần 20 đối tác lớn trong và ngoài nước

Bất động sản -  6 ngày

Tập đoàn Đất Xanh vừa ký kết hợp tác chiến lược với gần 20 đối tác trong lĩnh vực tư vấn thiết kế, xây dựng và vận hành, nhà cung cấp thiết bị trọn gói đến từ nhiều thương hiệu lớn trên thế giới và Việt Nam.

Phát Đạt bất ngờ xuất hiện tại ‘thành phố dưỡng lành’ La Pura

Phát Đạt bất ngờ xuất hiện tại ‘thành phố dưỡng lành’ La Pura

Bất động sản -  6 ngày

Công ty CP Phát triển bất động sản Phát Đạt vừa bất ngờ thông báo tham gia phát triển dự án tổ hợp La Pura tại Bình Dương.

Nhỏ giọt nguồn cung, căn hộ hạng sang Hà Nội liệu có đắt khách?

Nhỏ giọt nguồn cung, căn hộ hạng sang Hà Nội liệu có đắt khách?

Bất động sản -  1 tuần

Cùng với đà tăng giá mạnh của phân khúc chung cư Hà Nội, thị trường cũng xuất hiện một vài dự án căn hộ hạng sang nhắm vào giới siêu giàu.

Hà Nội khan hiếm biệt thự dưới 20 tỷ đồng

Hà Nội khan hiếm biệt thự dưới 20 tỷ đồng

Bất động sản -  1 tuần

Thị trường biệt thự, nhà liền kề tại Hà Nội ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực sau thời gian dài trầm lắng.

Vinpearl lên sàn, kỷ nguyên mới của thương hiệu nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam

Vinpearl lên sàn, kỷ nguyên mới của thương hiệu nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam

Nhịp cầu kinh doanh -  16 giờ

Vinpearl - thương hiệu nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam chính thức niêm yết gần 1,8 tỷ cổ phiếu trên sàn HOSE, mở ra chương mới sau hơn 20 năm phát triển. Không chỉ sở hữu hệ sinh thái nghỉ dưỡng đồ sộ, khác biệt, Vinpearl còn cho thấy khát vọng vươn tầm khu vực nhờ chiến lược đón đầu xu thế mới và nền móng vững vàng từ hệ sinh thái Vingroup.

Coca-Cola tái khởi động chiến dịch mang tính biểu tượng 'Share a coke'

Coca-Cola tái khởi động chiến dịch mang tính biểu tượng 'Share a coke'

Nhịp cầu kinh doanh -  18 giờ

Coca-Cola chính thức tái khởi động chiến dịch mang tính biểu tượng “Share a coke" với thông điệp “từ cái tên, mình kết nối" tại thị trường Việt Nam, nhằm mang đến những trải nghiệm sáng tạo cho người tiêu dùng trẻ, ngày 6/5/2025.

Grab Việt Nam thay tướng sau khi nhận 'gáo nước lạnh' từ Xanh SM

Grab Việt Nam thay tướng sau khi nhận 'gáo nước lạnh' từ Xanh SM

Hồ sơ quản trị -  18 giờ

Tân CEO Grab Việt Nam được kỳ vọng mang đến làn gió mới, giúp Grab cạnh tranh hiệu quả hơn với Xanh SM và các đối thủ gọi xe khác.

Động lực mới cho phát triển kinh tế

Động lực mới cho phát triển kinh tế

Leader talk -  20 giờ

Trân trọng giới thiệu bài viết: "ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ" của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Thaco hợp lực OPC đưa Quảng Nam thành thủ phủ dược liệu

Thaco hợp lực OPC đưa Quảng Nam thành thủ phủ dược liệu

Phát triển bền vững -  20 giờ

Dược liệu gắn với công nghệ cao, tạo giá trị lan tỏa là hướng đi của nhiều doanh nghiệp đồng hành với Đề án phát triển Trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam.

Giá vàng hôm nay 12/5: Trong nước giảm thêm 1 triệu đồng

Giá vàng hôm nay 12/5: Trong nước giảm thêm 1 triệu đồng

Vàng -  20 giờ

Giá vàng hôm nay 12/5 giảm trở lại, còn 119 - 121 triệu đồng/lượng đối với vàng miếng SJC, thấp hơn 1 triệu đồng mỗi lượng so với cuối tuần qua.

Vì sao ít doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây nhà hát?

Vì sao ít doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây nhà hát?

Nhịp cầu kinh doanh -  21 giờ

Công nghiệp văn hóa đang trở thành bánh xe quan trọng trên “đường ray” phát triển của nhiều quốc gia. Để có các công trình văn hóa đẳng cấp bắt nhịp cùng thời đại như nhà hát Opera Hà Nội, không thể thiếu tâm huyết của những chủ đầu tư yêu nước.