Diễn đàn quản trị
Doanh nghiệp trẻ bước vào 'bình thường mới'
Chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội (Hanoiba) Trần Đăng Nam nhìn nhận, trong bức tranh với những mảng màu trầm sau bốn đợt dịch vẫn luôn xuất hiện những điểm sáng.

Bàn về điểm sáng trong bức tranh tối
Đại dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế - xã hội của Việt Nam nói riêng và toàn cầu nói chung.
Tuy nhiên, theo Phó tổng giám đốc đầu tư Dragon Capital Lê Anh Tuấn, điểm sáng là khả năng tiêm có thể lên tới 1,5 triệu liều/ngày nếu có vaccine và quyết tâm thực hiện. Chiến lược tiêm vaccine được đánh giá cao khi Việt Nam sớm tập trung cho các địa phương lớn chiếm tỷ trọng lớn trong tăng trưởng kinh tế cả nước, nơi có nhiều doanh nghiệp và tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân.
Các tỉnh thành có diễn biến dịch nặng nề nhất đã đạt được độ phủ vaccine để dần nới lỏng giãn cách. Ông Tuấn cho biết, triển vọng nguồn cung vaccine khá dồi dào. Dự kiến, khoảng 65 – 70% dân số sẽ được tiêm chủng hai liều vào quý I/2022. Theo đại diện Dragon Capital, đến tháng 3/2022, Việt Nam có thể mở cửa, hội nhập hoàn toàn.
Hướng tới mở cửa tương lai, Việt Nam cũng đã thay đổi chiến lược từ “không có Covid” sang “sống chung với Covid”.
Sự ảnh hưởng của đại dịch đến nền kinh tế là quá lớn, không ai có thể phủ nhận. Số doanh nghiệp mới thành lập giảm sút, số doanh nghiệp ngừng hoạt động tăng cao, nổi bật là ngành dịch vụ, tỷ lệ thất nghiệp ở mức kỷ lục trong 25 năm qua. Dù giai đoạn đỉnh điểm nhất của đại dịch đã qua đi nhưng những khó khăn trước mắt vẫn đang hiện hữu rất rõ ràng.
Theo ông Tuấn, các gói hỗ trợ cho đến nay vẫn chưa đủ tầm trong khi nợ công còn rất thấp so với trần 60%. Ông hy vọng phiên họp Quốc hội ngày 20/10 tới sẽ có các gói hỗ trợ quyết liệt hơn để giúp hồi phục nền kinh tế.
Đáng chú ý, ông Tuấn nhấn mạnh, dù có nhiều vấn đề về mặt sản xuất và dịch vụ cũng như sự tăng mạnh của giá dầu thì lạm phát vẫn được kiểm soát tốt, không phải là điều đáng lo ngại ở thời điểm hiện tại.
Dù có nhiều tin đồn cho rằng doanh nghiệp FDI lớn rút khỏi Việt Nam nhưng số liệu cho thấy, FDI tám tháng đầu năm vẫn khá tốt, xuất khẩu tăng và cao hơn nhiều nước trên khu vực mặc dù gặp nhiều khó khăn do đại dịch. Mặc dù có thâm hụt tài khoản vãng lai nhưng dự trữ ngoại hối vẫn cao nên tiền đồng vẫn ổn định, thậm chí tăng giá. Rủi ro quốc gia về nợ và các chỉ số ổn định vĩ mô và chỉ số tín nhiệm vẫn ở mức tốt.
Ông Trần Anh Vương, Chủ tịch Tập đoàn Bắc Việt băn khoăn, mặc dù kinh tế vĩ mô đảm bảo nhưng điều tiêu cực là với các doanh nghiệp nhỏ, lạm phát không tăng đôi khi không phải do kinh tế vĩ mô mà do không có cầu, không kích thích được thị trường nên lạm phát không có lý do để tăng. Hơn nữa, việc tăng giá đồng Việt so với đồng đô la Mỹ có thể ảnh hưởng đến độ mở của nền kinh tế vốn đang rất lớn.
Ông Tuấn nhìn nhận, xét về vi mô, “có người đau và người vui”. Thực tế cho thấy, có những doanh nghiệp tìm được cơ hội trong thời gian qua, được thể hiện rõ nhất qua lợi nhuận trước thuế của nhiều doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán. Đó là một bức tranh trái màu với những đơn vị phải nỗ lực cắt giảm chi phí để tồn tại, thậm chí giải thể.
Ông Lê Trí Thông, CEO Công ty CP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) cho rằng, vấn đề lạm phát chủ yếu liên quan đến chính sách tiền tệ. Câu chuyện lạm phát trong thời gian tới sẽ phụ thuộc vào các gói kích thích kinh tế được tung ra trong thời gian tới cũng như cách tiết chế và triển khai chính sách.
Mặc dù ảnh hưởng rất nặng do đợt dịch lần thứ tư nhưng ông Tuấn dự đoán ngành sản xuất sẽ tăng tốc mạnh trong quý I/2022 khi đã có chiến lược và có đủ vaccine cũng như nhu cầu rất lớn. Tuy nhiên, ngành dịch vụ sẽ mất nhiều thời gian hơn để có thể hồi phục một cách trọn vẹn từ cú chạm đáy sau 30 năm. Một điểm sáng được đại diện Dragon Capital chỉ ra là khi xử lý xong dịch, nhu cầu đi lại của người dân sẽ bùng nổ rất mạnh.
Nhìn về những thay đổi trong thời gian tới, ông Thông cho rằng, thị trường sẽ có những màu sắc mới khi tâm lý người tiêu dùng thay đổi theo những hướng khác nhau. Có người thấy cuộc sống vô thường nên đẩy mạnh chi tiêu trong khi có người thấy bấp bênh nên sẽ cân nhắc hơn khi quyết định mua hàng.
Bên cạnh đó, thị trường sẽ tiếp tục có thêm sự tham gia của các “tay chơi” quốc tế là các nhà đầu tư ngoại, bao gồm cả ngành dịch vụ, sau một thời gian khựng lại.
Câu chuyện thiếu hụt lao động ở các thành phố lớn do người dân đổ về quê là bài toán đau đầu hiện nay của các doanh nghiệp nhưng ông Thông gợi ý, các doanh nghiệp nên lựa có các chính sách thưởng cho nhân viên cũ và mới thay vì tăng lương ngay vì lực lượng lao động sẽ gia tăng trở lại sau dịp Tết.
Nói về những động lực cho sự tăng trưởng trong thời gian tới, ông Tuấn nhấn mạnh năm yếu tố gồm: tăng trưởng kinh tế ổn định, dịch chuyển chuỗi cung ứng, lãi suất thấp, đầu tư công và tăng trưởng tầng lớp trung lưu. Trong đó, lãi suất thấp và đầu tư công là hai động lực tăng trưởng mới.
Nhìn xuyên qua bóng đêm để thấy vận hội

Chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội (Hanoi BA) Trần Đăng Nam, Chủ tịch HĐQT Dolphin Sea Air Services Corp nhìn nhận, trong bức tranh với những mảng màu trầm sau bốn đợt dịch vẫn luôn xuất hiện những điểm sáng.
Đó là những doanh nghiệp thay đổi mô hình kịp thời trong sóng gió, ví như những doanh nghiệp áp dụng các phương pháp quản lý phù hợp để phát triển.
Đó là những tấm gương doanh nhân linh hoạt thích ứng – chủ động sáng tạo mang đến một loạt các sản phẩm – dịch vụ mới trong giai đoạn khủng hoảng…
Đặc biệt, chưa bao giờ, tinh thần cùng nhau vượt khó của các doanh nhân lại thể hiện rõ như giai đoạn vừa qua.
Trong sự kiện “Tết doanh nhân trực tuyến - vận hội mới – hành động mới" của Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội (HANOIBA) để kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt vào tối 12/10, các doanh nghiệp trẻ thống nhất, tiên phong, liên kết, tái tạo và tự cường là những từ khoá quan trọng cho sự bứt phá mới trong giai đoạn tới.
Điều này cũng đúng với tinh thần "thích ứng - đổi mới - gắn kết - chia sẻ - cùng phát triển" mà Hanoiba đang cùng nhau đẩy mạnh tại nhiệm kỳ khóa VIII.
Chủ tịch Hanoiba cũng nhấn mạnh quyết tâm ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, chuyển đổi số triệt để các hoạt động để tiến tới kỷ nguyên 4.0, bước vào giai đoạn “bình thường mới”. Công nghệ cũng góp phần giúp cho sợi dây liên kết giữa các doanh nghiệp không thể mờ đi.
Bên cạnh đó, Hanoiba sẽ nâng tầm hoạt động, mở rộng giao lưu hợp tác, tích cực tham gia đóng góp cho xã hội.
Thách thức mới của tân chủ tịch Hanoiba Trần Đăng Nam
Nền kinh tế cần mở cửa mạnh mẽ để 'trợ thở' cho doanh nghiệp
Không phải "nửa đóng, nửa mở", nhiều chuyên gia cho rằng, nền kinh tế Việt Nam cần mở cửa một cách mạnh mẽ hơn nữa, nhằm tạo điều kiện phục hồi cho doanh nghiệp.
Đưa công nghệ vào quản trị doanh nghiệp
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong sản xuất và quản trị là tất yếu trong bối cảnh mới, tuy nhiên, yếu tố con người vẫn luôn được đề cao.
Nỗ lực tự thân của doanh nghiệp là không đủ để vượt qua đại dịch
Nhiều doanh nhân cho rằng những nỗ lực tự thân của doanh nghiệp là không đủ, rất cần Chính phủ có chính sách, giải pháp, tạo cơ chế, môi trường để họ vượt qua khó khăn trong và sau đại dịch.
Hai yếu tố đảm bảo doanh nghiệp an toàn
Trong kế hoạch kinh doanh liên tục được xem là trọng tâm của vòng tròn khép kín với ba yếu tố ứng phó, phục hồi và phát triển thì đảm bảo an toàn nguồn lực lao động và an toàn về tài chính là hai thứ cần song hành.
Truyền thông ngân hàng 'trôi tuột' giữa thời khách hàng nhớ ngắn, lướt nhanh
Không thiếu tiền, không thiếu công nghệ nhưng truyền thông ngân hàng lại thiếu khả năng chạm đến đúng người, vào đúng lúc, với đúng điều khách hàng cần.
Bản địa hóa AI để biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh
Bản địa hóa AI cho ngữ cảnh địa phương, giúp doanh nghiệp vượt qua rào cản ngôn ngữ và văn hóa, tối ưu công nghệ và biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh.
Thoát vai chạy việc, người làm đào tạo hoá chiến lược gia
Chỉ khi năng lực tốt, tinh thần chủ động cao và hiểu sâu sắc bối cảnh kinh doanh, người làm L&D mới thật sự chuyển mình thành đối tác chiến lược của tổ chức.
Luật chơi tuyển dụng nhân tài đang thay đổi?
Không đợi đến khi có bằng tốt nghiệp, nhiều sinh viên đã lọt vào tầm ngắm của các doanh nghiệp công nghệ, tài chính, bất động sản và khách sạn trong chiến lược tuyển dụng nhân tài.
Cơn bão 'kiệt sức' ăn mòn sự gắn bó của nhân tài với doanh nghiệp
Giữ chân người tài không phải là trò chơi của ngân sách mà là nghệ thuật lắng nghe và thấu hiểu người lao động, đặc biệt là khi họ đang dần kiệt sức.
Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025
Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.
Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.
'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng
Phần lớn ngân hàng đã ghi nhận số dư nợ xấu tăng trong quý I/2025, trong đó hơn một nửa số ngân hàng niêm yết chứng kiến mức tăng hai chữ số.
Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?
Các chuyên gia cho rằng, một thương hiệu ngân hàng tốt không chỉ nằm ở logo hay khẩu hiệu, mà là sự cam kết bền vững, được xây dựng từ niềm tin.
Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow
Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.
Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp
Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.
Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian
Warren Buffett không chỉ là một nhà đầu tư xuất sắc mà còn là một nhà tư tưởng tài chính với tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài lĩnh vực đầu tư.